Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 14


3.2.5. Giải pháp về các chính sách hỗ trợ vốn và chuyển giao công nghệ cho phát triển kinh tế trang trại

Thực hiện tốt công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xem đây là yếu tố có tính then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và phù hợp với phương thức sản xuất của trang trại. Đẩy mạnh công tác chuyển giao các ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thay thế những giống cũ, giống kém chất lượng, năng suất thấp, hỗ trợ sử dụng giống, cải tạo và nâng cao chất lượng giống phù hợp với năng lực sản xuất của từng trang trại

UBND huyện tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các chủ trang trại mạnh dạn đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng năng suất và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác phục vụ sản xuất, phục vụ các trang trại như: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y... để thực hiện việc hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, phục vụ tưới tiêu. Nhà nước đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng mối liên kết, hợp đồng giữa các trang trại với các cơ sở chế tạo máy móc thiết bị, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho chủ trang trại và người lao động làm việc trong các trang trại, nhờ đó làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm do các trang trại của huyện làm ra, tránh các vấn đề hạn chế đang hiện hữu về chế biến và sau thu hoạch ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm.

Xây dựng mối liên kết hợp đồng giữa các trang trại với nhà khoa học. Nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị, nghiên cứu lai tạo giống cây trồng vật nuôi và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác làm tăng năng suất, tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của các trang trại. Các trang trại tạo môi trường cho nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm. Mối liên kết này được thực hiện qua hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.


Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng chiến lược riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi ong lấy mật... từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trang trại được vay vốn theo lãi suất ưu đãi, trong đó có vay vốn không đảm bảo bằng tài sản. Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng chiến lược riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất

Các ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, ngoài thế chấp bằng quyền sử dụng đất, cần cho phép thế chấp bằng các tài sản khác hiện có trên đất như giá trị vườn cây, đàn gia súc, gia cầm... Bên cạnh đó ngân hàng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các chủ trang trại sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.

Các ngân hàng thương mại cần tích cực, chủ động với chủ trang trại, linh hoạt về thời gian và lãi suất cho vay dựa trên phương án đầu tư của chủ trang trại và khả năng tài chính của ngân hàng thương mại để từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn cho phát triển trang trại. Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân mà thành viên có sự tham gia của các chủ trang trại.

Mức cho vay và thời hạn vay của ngân hàng đối với các trang trại cần phù hợp với chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi và tùy từng dự án đầu tư (vay trung hạn và dài hạn) để các trang trại có đủ thời gian thu hồi vốn và tiến hành trả vốn gốc, lãi và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, thời gian hoàn vốn dài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản....


Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 14

để giảm bớt áp lực về vốn. Trang trại sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra cần được ưu tiên hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ như giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất

Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án vay vốn ngân hàng theo chu kỳ sản xuất, tăng cường cho vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân có sự tham gia của các chủ trang trại. Huyện cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các trang trại mới thành lập, hỗ trợ về khoa học, kỷ thuật, tiêu thụ sản phẩm

3.2.6. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các trang trại trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản phải đổi mới tư duy và nhận thức đúng vai trò của kinh tế trang trại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tức là phải nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, từ đó mới nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Nhà nước hỗ trợ thành lập các liên kết sản xuất, thu mua và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của trang trại, tại cụm trang trại đầu mối. Tăng cường hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa, phát triển sản xuất theo các hợp đồng, theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tránh những tồn tại còn hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại

Dự báo thị trường, hỗ trợ cung cấp thông tin thương mại, kỹ thuật, các chương trình xúc tiến thương mại; được ưu tiên mời tham dự các hội thảo về thương mại, dự báo thị trường, dịch vụ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ tổng hợp trong nông nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đầu tư mở rộng kho bãi, tăng khả năng thu mua, dự trữ sản phẩm để bình ổn giá; đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến có công nghệ tiên tiến

Các chủ trang trại tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, thị hiếu của người tiêu dùng. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm của trang trại.


Hình thành các mối liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và doanh nghiệp cung ứng đầu vào và đầu ra của sản xuất để tăng cường sức mạnh kinh tế, bảo vệ quyền lợi và giảm bớt rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hình thành các mối liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau như hành lập các câu lạc bộ trang trại để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để cùng nhau phát triển. Cần quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các cơ sở giết mổ để giải quyết bài toán tiêu thụ nguyên liệu cho kinh tế trang trại, tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu gà sạch, lợn nạc, trứng vịt, thủy sản...

Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc kinh doanh các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các trang trại. Củng cố và đổi mới vai trò của Hợp tác xã trong việc liên kết với trang trại từ khâu cung ứng giống, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Nông Nghiệp và PTNT

- Chính phủ cần sớm ban hành Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại.

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều chỉnh tiêu chí về diện tích tối thiểu để xác định kinh tế trang trại đối với loại hình trang trại thuỷ sản, trồng trọt (Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011), vì với tiêu chí này nhiều chủ hộ tuy hiệu quả sản xuất thậm chí cao hơn của trang trại tuy nhiên chỉ gần đạt quy mô trang trại không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận trang trại.

- Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kĩ thuật để giúp các hộ nông dân triển sản xuất nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng, trong đó chú trọng đến khuyến khích nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trang trại.

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo thông nông thôn, đầu tư kiên cố kênh mương, đường giao thông nội đồng, trạng trại yên tâm phát triển và mở rộng sản xuất.


3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch vùng phát triển kinh tế trang trại gắn với thị trường, tập trung vào những sản phẩm có lợi thế, tạo điều kiện giúp chủ trang trại tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Rà soát hiện trạng sử dụng đất phát triển kinh tế trang trại, làm rõ nguồn gốc sử dụng đất của các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn theo lãi suất ưu đãi, trong đó có cả các chủ trang trại không có tài sản để thế chấp

- Hỗ trợ, khuyến khích các chủ trang trại đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xử lý môi trường vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông sản hàng hóa, phát triển sản xuất theo các hợp đồng, theo chuỗi giá trị

- Hỗ trợ cho trang trại, đặc biệt là những trang trại có qui mô lớn được ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để giảm nhẹ lao động chân tay và tăng năng suất lao động dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi để các trang trại đầu tư mua sắm đưa vào sản xuất.

- Cùng với việc phát triển kinh tế trang trại cần tạo sự liên kết “4 nhà” và tạo điều kiện cho kinh tế HTX, doanh nghiệp nông nghiệp hình thành và phát triển để làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho kinh tế trang trại đi vào sản xuất chuyên sâu.

- Hỗ trợ trang trại thông qua các chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn cho chủ trang trại, cũng như lao động thường xuyên làm trong các trang trại.

- Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Hàng năm yêu cầu các địa phương phải tổ chức sơ kết đánh giá, báo cáo về phát triển kinh tế trang trại.


Kết luận chương 3


Thông qua nội dung chương 3 của luận văn đã chỉ rõ được định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng trên địa bàn huyện Yên Định trong thời gian tới, qua đó đã được ra một số giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô cụ thể cho sự phát triển kinh tế trang trại tại huyện. Chương 3 luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đến cơ quan quản lý nhà nước, các trang trại trên địa bàn huyện nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện ngày càng ổn định và bền vững hơn.


KẾT LUẬN


Phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định trong những năm qua đã có sự phát triển tốt, theo hướng chung của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội đối với các xã, thị trấn trong huyện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể kinh tế trang trại huyện Yên Định còn kém phát triển cả về quy mô lẫn hiệu quả và vị thế trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện tự nhiên khó khăn, thị trường nông sản chưa phát triển, sự hỗ trợ của nhà nước chưa thật sự hiệu quả, nguồn lực trong dân còn thấp, công nghiệp chế biến chưa phát triển và đặc biệt nội lực của các trang trại trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.

Phát triển kinh tế trang trại trong thời gian qua đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức mô hình kinh tế sản xuất kinh doanh theo hướng hàng hoá tập trung và bước đầu đã tạo được các sản phẩm hàng hoá đáng kể cho ngành nông nghiệp.

Kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; khai thác có hiệu quả đất đai, là hướng đi đúng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung hiện đại.

Việc định hướng phát triển và ban hành các chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển mạnh trong thời gian tới theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Trên cơ sở phân tích quá trình phát triển kinh tế trang trại đến nay, Luận văn đã cho thấy hướng đi của các trang trại và yêu cầu hoàn thiện trang trại trong thời gian tới là cần thiết để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển KTXH nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Từ đó khẳng định những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân của quá trình phát triển kinh tế trang trại.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và vận dụng những lý luận phù hợp, luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản để góp phần tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Yên Định.


Để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định trong thời gian tới luận văn đã giải quyết đồng bộ các vấn đề sau:

Nghiên cứu đánh giá, xác định nhu cầu thị trường, tiềm năng phát triển kinh tế trang trại của huyện Yên Định, kết hợp với định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện Yên Định đến năm 2020 để đưa ra hệ thống quan điểm mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định trong thời gian tới.

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Yên Định đến năm 2025. Các giải pháp tập trung giải quyết một số vấn đề về đẩy mạnh phát triển số lượng trang trại; nguồn lực các yếu tố sản xuất; đẩy mạnh liên kết sản xuất trong các trang trại; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Phát triển kinh tế trang trại đúng hướng, ổn định, bền vững sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp vừa giải phóng sức sản xuất, vừa phát huy nội lực của mỗi gia đình, địa phương thu hút được nhiều lao động góp phần xoá đói, giảm nghèo và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022