nhưng có tới 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 hiện nay. Những thay đổi của môi trường kinh doanh thẻ trên, không chỉ đem lại nhiều cơ hội mà còn không ít những thách thức đối với phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.
* Những cơ hội
- Hệ thống văn bản pháp lý đối với thị trường thẻ Lào đang từng bước hoàn thiện. Đặc biệt là sự ra đời của Luật về công nghệ điện tử số 20/QH, ngày 07/12/2012.
- Mở cửa và hội nhập kinh tế của Lào đã đem lại nhiều cơ hội đối với kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào như: Mở rộng quan hệ hợp tác, tăng khả năng liên doanh, liên kết thẻ; học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài... Hội nhập kinh tế là động lực quan trọng để Ngân hàng Nông nghiệp Lào phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh thẻ.
- Sự bùng nổ của CMCN 4.0 là điều kiện giúp Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời đối với xu thế công nghệ mới. Đồng thời định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị, thanh toán điện tử, hướng tới việc xây dựng Ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, với GDP tăng bình quân 7,0 %; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700USD giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên năm 2016 với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,9%. Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc biệt khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện sáu chiến lược thương mại lớn nhờ sự thúc đẩy của xu hướng tăng từ lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, điện và khai thác mỏ. Nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư; Ngành du lịch có nhiều đổi mới,
tạo thuận lợi phát triển thanh toán thẻ.
- Dân số trẻ đang trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng tới 60%, dân số thành thị chiếm 42%, số lượng người dân sử dụng điện thoại, đặc biệt điện thoại thông minh gia tăng. Đây là cơ hội đối với phát triển dịch vụ thẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Thị Phần Thẻ Của Ngân Hàng Apb Giai Đoạn 2014-2017
- Các Biến Quan Sát Trong Từng Thành Phần Của Chất Lượng Dịch Vụ Thẻ
- Định Hướng Phát Triển Thị Trường Thẻ Ngân Hàng Lào
- Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thu, Chi Đảm Bảo Kinh Doanh Thẻ Có Lợi Nhuận
- Cần Đào Tạo Kỹ Năng Chăm Sóc Khách Hàng Cho Đội Ngũ Nhân Viên Kinh Doanh Thẻ:
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền, Quảng Cáo Dịch Vụ Thẻ Trong Dân Cư
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
* Những thách thức
- Sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 đã dẫn tới những thách thức lớn nhất đối với triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào không chỉ đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn mà còn là vấn đề bảo mật thông tin, phòng chống các loại tội phạm công nghệ cao vô cùng khó khăn, phức tạp, cũng như thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của Ngân hàng.
- Sự gia tăng số lượng Ngân hàng nước ngoài trên thị trường thẻ Lào, trong 42 NHTM nhưng chỉ có 11 NHTM trong nước, có tới 31 NHTM nước ngoài, 9 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong đó nhiều Ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ, trình độ quản lý thẻ cao như ANZ, Thái Lan, Vietinbank, HSBC..... Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường thẻ Ngân hàng Lào.
- Môi trường pháp lý của thị trường thẻ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, nhất quán, mới có Luật về công nghệ điện tử, 4 thông tư về thanh toán thẻ, 3 công văn, và một số thông báo hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ. Chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của thị trường trong nước và hội nhập thị trường thẻ quốc tế Lào.
- Dân số nước Lào ít khoảng 7 triệu dân, phân bố dân cư không đồng đều, thói quen tiêu dùng tiền mặt phổ biến, số lượng người dân tiếp cận với dịch vụ thẻ còn thấp, sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để rút tiền mặt sau khi nhận tiền lương là chủ yếu. Số lượng thẻ Ngân hàng tính trên đầu người tại Lào so với các nước trong khu vực còn khá thấp xấp xỉ 0,24 thẻ/người, trong khi
Thái Lan 1,3 thẻ/người, Việt Nam là 1,15 thẻ/người và Campuchia là 0,48 thẻ/người.
- Hệ thống công nghệ thẻ thấp, không ổn định, chưa đồng bộ, khả năng liên kết chưa chặt chẽ.
- Cách mạng công nghệ 4.0 tác động đến mọi mặt hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng. Trong khi Chính phủ Lào chưa có kế hoạch tổng thể về ứng dụng CMCN 4.0 đối với nền kinh tế nói chung, hệ thống Ngân hàng nói riêng.
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên là cơ sở, giúp các nhà Quản lý, Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Lào xây dựng định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh thẻ nhằm khai thác những cơ hội phù hợp với điểm mạnh phát huy vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trên thị trường thẻ. Đồng thời thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ những thách thức của môi trường trường kinh doanh thẻ Ngân hàng Lào.
3.2.2. Định hướng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào
Năm 2017 được xác định là năm có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn năm 2030. Mục tiêu được APB đề ra là giữ vững vị trí là Ngân hàng Thương mại Lào hàng đầu, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Theo đó định hướng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo hướng phát triển số lượng thẻ trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, đảm bảo kinh doanh thẻ thực sự có hiệu quả và lấy dịch vụ thẻ làm nòng cốt để phát triển dịch các vụ Ngân hàng cá nhân. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã đặt ra những mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng đến năm 2020:
- Trở thành 1 trong 3 Ngân hàng thương mại hàng Lào dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ;
- Nằm trong tốp 3 Ngân hàng thương mại Lào đứng đầu trên thị trường thẻ Ngân hàng Lào về kênh chấp nhận thẻ bao gồm cả ATM và POS;
- Là Ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ và sản phẩm mới tại thị trường thẻ Lào.
- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch:
+ Đạt 25 % thị phần thị trường thẻ Ngân hàng Lào.
+ Số lượng thẻ phát hành đạt 200.000 thẻ, chiếm 15% thị phần phát hành thẻ thị trường Lào.
+ Số lượng ĐVCNT đạt 400 đơn vị, chiếm 15% thị phần.
+ Số lượng ATM đạt 200 máy, chiếm 20% thị phần.
+ Số lượng khách hàng sử dụng thẻ đạt: 180.000 khách hàng.
+ Cung ứng ra thị trường tối thiểu 3 sản phẩm thẻ mới: Thẻ Visa, thẻ Smartax, thẻ liên kết Ngân hàng.
+ Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV.
+ Ngân hàng Nông nghiệp Lào phấn đấu mục tiêu hòa vốn trong kinh doanh thẻ vào năm 2018 và bắt đầu có lãi từ năm 2019, đạt lợi nhuận 1,5 tỷ Kíp vào năm 2020.
3.3. Giải pháp nhằm phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào
Để thực hiện định hướng, các mục tiêu trên đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp Lào phải giải quyết nhiều vấn đề. Một những vấn đề quan trọng là xây dựng và thực hiện hệ thống giảỉ pháp phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng theo hướng:
3.3.1. Cần hoàn thiện mô hình quản lý kinh doanh thẻ của Ngân hàng
Hoàn thiện mô hình quản lý kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trước tiên cần lậpTrung tâm thẻ trong mô hình tổ chức của
Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ hoạt động, mức độ phát triển mà cả hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng.
Trung tâm thẻ là bộ phân độc lập trong mô hình tổ chức của Ngân hàng. Chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ trước mắt có thể cấu trúc gồm: 6 phòng chức năng (sơ đồ 3.1) số lượng cán bộ ban đầu khoảng từ 10 - 15 người trong đó phải có 2-3 chuyên gia về lĩnh vực khinh doanh thẻ, đứng đầu là Giám đốc và Phó giám đốc trực tiếp điều hành các phòng chức năng.
Phòng điều hành kinh doanh thẻ
Phòng thu thập & xử lý thông tin thẻ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Phòng quản lý hệ thống ATM
Phòng quản lý hệ thống ATM
Phòng phận quản lý phát hành & thanh toán thẻ
Phòng nghiên cứu &Phát triển sản phẩm
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và các phòng được quy định cụ thể:
Trung tâm thẻ:
Thực hiện chức năng quản lý, tổ chức, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh thẻ trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ theo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ngân sách đầu tư, hoạt động phục vụ kinh doanh thẻ; quyết định sử dụng các hạng mục cho phí đầu tư, chi phí hoạt động và chi phí kinh doanh trong ngân sách đã được phê duyệt với hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ khối Ngân hàng cá nhân xây dựng, cải tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.
- Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với Trung tâm tin học phát triển các ứng dụng liên quan đến công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các nghiệp vụ phát hành, thanh toán, kế toán, quản lý giao dịch và các dịch vụ liên quan đến thẻ.
- Phát triển các liên kết, đại lý, các kênh phát triển kinh doanh thẻ.
- Quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng (tiếp nhận, tư vấn, xử lý, giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng); tổ chức nghiên cứu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.
Phòng điều hành kinh doanh thẻ:
- Tiếp thị và bán thẻ
- Xây dựng và quản lý kênh phân phối
- Đề xuất các chương trình tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm thẻ theo ngân sách và chỉ tiêu được phân bổ.
- Thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mãi của bộ phận khác hoặc của chính bộ phận Marketing đưa ra và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phát triển mạng lưới các điểm ưu đãi dành cho chủ thẻ.
- Thực hiện bán chéo sản phẩm cho các bộ phận khác
- Phối hợp với các đối tác, liên minh trong quá trình phát triển, khai thác các chương trình hợp tác phát triển chủ thẻ, phát triển dịch vụ cộng thêm.
- Thực hiện các lớp đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thẻ cho CBNV toàn hàng.
Phòng quản lý hệ thống ATM:
- Quản lý mạng lưới ATM
- Theo dõi và khắc phục sự cố ATM/POS, đảm bảo giao dịch 24/24 phục vụ khách hang.
- Tổ chức và thực hiện công tác tiếp quỹ tại các khu vực
- Đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động cho máy/ phòng máy ATM.
- Sao lưu dữ liệu logfiles phục vụ công tác xử lý khiếu nại
- Xử lý các giao dịch bất thường, giao dịch lỗi trong hệ thống
- Cấu hình và cài đặt ứng dụng trước máy POS.
- Phối hợp với đối tác/ nhà cung cấp ATM test các dòng máy mới trước khi đưa vào sử dụng.
Phòng quản lý phát hành và thanh toán thẻ:
- Phát hành thẻ và Pin
- Phát hành các loại thư và thông báo giao dịch
- Quản lý công tác phát hành thẻ, thư và thông báo giao dịch.
- Quản lý rủi ro, kiểm soát các chỉ số an toàn trong hoạt động thẻ
- Thiết lập và kiểm soát tham số chuẩn chi
- Chuẩn chi giao dịch thẻ
- Tiếp nhận khiếu nại giao dịch thẻ
- Kiểm soát gian lận trong hoạt động thẻ
- Quản lý hoạt động chấp nhận thẻ
Phòng thu thập và quản lý thông tin thẻ:
- Thực hiện quản trị thông tin thẻ.
- Kiểm tra và nhập thông tin khách hàng theo hồ sơ đề nghị cấp thẻ.
- Thẩm định những hồ sơ đề nghị cấp thẻ để cấp phát thẻ tín dụng cho khách hàng.
- Quản lý và điều chỉnh thông tin tài khoản
- Thực hiện pháp lý chứng từ liên quan nghiệp vụ thẻ.
- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các đối tác như tổ chức thẻ quốc tế, các liên minh thẻ trong nước nhằm thu hút nguồn lực phục vụ cho kinh doanh thẻ.
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thẻ:
- Nghiên cứu phát triển, thiết kế các sản phẩm thẻ, sản phẩm dịch vụ mới và cải tiến sản phẩm thẻ, dịch vụ thẻ hiện tại.
- Thiết kế, in ấn mẫu thẻ và tất cả các mẫu biểu liên quan đến việc phát triển sản phẩm thẻ
3.3.2. Cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm thẻ cung ứng ra thị trường
Để thực hiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm thẻ, Ngân hàng Nông nghiệp Lào cần tập trung thực hiện những công việc sau:
- Hoàn thiện hệ thống thu thập và sử lý thông tin về thị trường thẻ Ngân hàng Lào. Trong đó cần tập trung: Xác định nhu cầu, mong muốn và xu hướng thay đổi nhu cầu của các nhóm khách hàng sử dụng thẻ; Chiến lược kinh doanh thẻ nhất là các kỹ thuật marketing thẻ của các đối thủ; Sự