Định Hướng Phát Triển Thị Trường Thẻ Ngân Hàng Lào


quả kinh doanh thẻ lỗ, chênh lệch thu chi của dịch vụ thẻ đều âm qua các năm nhất là năm 2014 lỗ tới 870 triệu Kip, năm 2016 lỗ 304 triệu Kip .

Thứ ba, danh mục thẻ cung ứng chưa đa dạng, tính năng tác dụng thẻ còn đơn điệu, thẻ chủ yếu sử dụng để rút tiền mặt tại các máy ATM tới trên 80% đối với thẻ ghi nợ, trong khi đó đối với thẻ quốc tế chủ yếu là khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ. Mức độ đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng sử dụng thẻ thấp, tỷ lệ khách hàng không hài lòng và rất không hài lòng tới 10%.

Thứ tư, Rủi ro trong kinh doanh thẻ có xu hướng tăng. Giao dịch thẻ thường phát sinh một số rủi ro, tổn thất và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Các cảnh báo rủi ro thẻ chỉ xuất hiện sau khi các giao dịch được tiến hành vì vậy không thể ngăn chặn trước các giao dịch gian lận, giả mạo.

Thứ năm, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng giao dịch thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp Lào chưa cao. Mức độ rất hài lòng chỉ có 60/ 400 người chiếm tỷ lệ nhỏ 15%, mức độ hài lòng là 78 người chỉ chiếm tỷ lệ 19%, vẫn còn 10% khách hàng không hài lòng, 5% khách hàng rất không hài lòng, trong đó khách hàng chưa hài lòng về danh mục sản phẩm thẻ tới 67%, và 49% khách hàng không hài lòng về thủ tục phức tạp.

Thứ sáu, vấn đề rủi ro trong kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào chưa được quan tâm đúng mực. Số lượng thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào bị giả mạo chiếm 8,2% thị trường thẻ Lào. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong công tác quản lý kinh doanh thẻ của Ngân hàng.

2.4.2.2 Nguyên nhân


Những hạn chế trong phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào chưa toàn diện. Mới tập trung phát triển về số lượng mà chưa chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ thẻ. Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Cơ sở hạ tầng kinh doanh thẻ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh doanh thẻ. Việc đầu tư cho công nghệ thẻ chưa đồng bộ, thiếu hợp lý, còn dàn trải, trình độ công nghệ thẻ lạc hậu, chưa có hệ thống dây đường dây CAP riêng nên hệ thống truy xuất chậm, hay trục trặc kỹ thuật, bảo mật chưa đảm bảo, chủ yếu loại thẻ từ….

- Chưa có bộ phận quản lý kinh doanh thẻ độc lập trong mô hình tổ chức để thực hiện đúng chức năng của nó. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh thẻ chuyên nghiệp .

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 16

- Công tác Marketing dịch vụ thẻ chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả thấp

+Việc xây dựng hình ảnh dịch vụ thẻ còn sơ khai và chưa được kết quả như mong muốn, mới chỉ dừng lại ở các chương trình tổ chức sự kiện, triển khai quảng bá mang tính chất thời điểm mà chưa có tính chiến lược lâu dài nên hiệu quả còn hạn chế. Nhiều chương trình quảng bá còn được thực hiện độc lập, tự phát tại từng địa bàn cụ thể của các chi nhánh, các chương trình tổng thể trên toàn hệ thống còn ít và mới chỉ là những chương trình miễn giảm phí phát hành thẻ.

+ Công tác quảng bá, tuyên truyền về thẻ của APB còn đơn điệu, chương trình khuyến mại nghèo nàn kém hiệu quả. Các chương trình quảng


cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện với tần suất thấp, không gây được sự chú ý.

+ Hoạt động nghiên cứu thị trường, chưa được quan tâm, kém hiệu quả.

+ Kênh phân phối đơn điệu: Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp Lào có mạng lưới phân phối rộng khắp các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, tuy nhiên Ngân hàng Nông nghiệp Lào chưa triển khai các kênh phân phối hiện đại, đa dạng như: qua Internet, qua đại lý, v.v… Đây là các kênh phân phối thẻ rất tiềm năng, đặc biệt là khi công nghệ thông tin phổ cập trong dân chúng.

- Chất lượng công tác chăm sóc khách hàng thấp. Hoat động hỗ trợ khách hàng qua điện thoại (Call Center) của phòng Dịch vụ khách hàng chỉ có 3 số điện thoại cố định để trả lời khách hàng, cho nên chỉ đáp ứng đươc một phần nhu cầu cầu hỗ một trợ đối với trên 200.000 chủ thẻ toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Lào..

- Mối quan hệ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào với các Ngân hàng khác và doanh nghiệp chưa rộng, thiếu chặt chẽ trong liên kết thanh toán thẻ.

- Những rủi ro về thẻ xảy ra là do khách hàng chưa nhận diện đầy đủ những khả năng rủi ro cũng như ít quan tâm tuân thủ các hướng dẫn của Ngân hàng. Mặt khác đơn vị chấp nhận thẻ không tuân thủ quy trình hướng dẫn, thực hiện giao dịch giả mạo, cung cấp thông tin thẻ cho bên thứ ba để thực hiện hành vi giả mạo. Những việc này dẫn đến thông tin của chủ thẻ bị đánh cắp, tình trạng sử dụng thẻ giả bất hợp pháp gây tổn hại khôn lường về tài chính cũng như uy tín cho Ngân hàng, cho chủ thẻ và thị trường chung.


- Ngoài ra còn do thói quen và ý thức tiêu dùng tiền mặt trong các giao dịch của người dân rất khó thay đổi; trong khi đó nhà nước Lào lại chưa có chế tài hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Những kết quả được, những hạn chế cùng nguyên nhân trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Lào đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khái quát về hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Chương 2 của Luận án đã phân tích thực trạng kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo các nội dung. Nhìn chung các vấn đề được phân tích minh chứng cụ thể. Trên cơ sở đó Luận án đã đánh giá toàn diện mức độ phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo hệ thống chỉ tiêu cả về định lượng và định tính. Đánh giá tổng hợp về mức độ phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Luận án không những chỉ rõ những kết quả đạt được mà còn chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Luận án đề suất hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong chương 3.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP LÀO‌


3.1. Định hướng phát triển thị trường thẻ Ngân hàng Lào

Thị trường thẻ Ngân hàng Lào hướng tới sự phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng dịch vụ thẻ, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng của người dân và nền kinh tế. Cùng với việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho thanh toán thẻ, Chính phủ Lào tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời xác định đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thị trường thẻ Lào phát triển bền vững trong cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế Lào.

Chiến lược phát triển hệ thống tài chính - 10 năm (2016-2025) và tầm nhìn đến năm 2030 của Lào có ghi rõ:

- Tiếp tục duy trì ổn định tiền tệ quốc gia và góp phần phát triển kinh tế

- xã hội tiếp tục phát triển và bền vững;

- Phát triển thị trường tiền tệ với công cụ quản lý góp phần làm tăng tính thanh khoản của hệ thống tài chính - tiền bạc hiệu quả;

- Tiếp tục phát triển và duy trì một hệ thống ổn định của các tổ chức tài chính - tiền bằng cách nâng cao hiệu quả của quản lý thông qua đạo luật nghiêm ngặt với các công cụ và cơ chế quản lý phù hợp trong từng giai đoạn

- Phát triển hệ thống thanh toán quốc gia để cung cấp một trung tâm hỗ trợ toàn diện cho tất cả các giao dịch trong nước và tích hợp quốc tế với bảo đảm thời gian và số lượng

Chính phủ Lào có chương trình từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thẻ Lào phát triển là nhiệm vụ được xác định trong chiến lược phát triển thành toán không dùng tiền mặt của


Chính phủ Lào. Tại Nghị định chống rửa tiền số 55/QH, ngày 27/03/2006., Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho một số bộ ngành có liên quan:

- Kho bạc Quốc gia Lào thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt nhằm quản lý chi Ngân sách Nhà nước có hiệu quả đồng thời phấn đấu giảm dần thanh toán bằng tiền mặt. Khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân có tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước phải thanh toán bằng phương thức thanh toán thẻ trừ thanh toán nhỏ lẻ.

- Ngân hàng Trung Ương Lào có nhiệm vụ kiểm tra mức độ tuân thủ các văn bản pháp luật về thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; hoàn thiện khung an toàn và bảo mật hệ thống thanh toán, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.

Trong chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Lào đã định hướng:

- Giảm thiểu giao dịch tiền mặt xuống dưới mức 20% tổng số giao dịch bằng tiền mặt trên thị trường vào năm 2020. Theo đó, ít nhất 70% các nhà cung cấp nước, điện tử và dịch vụ viễn thông sẽ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt từ các cá nhân và hộ gia đình. Ngoài ra, mục tiêu là ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng thanh toán điện tử trong giao dịch hàng ngày vào năm 2020.

Đến cuối năm 2020, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 2 triệu thẻ; 40% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị thanh toán bằng thẻ. hệ thống ATM trên cả nước Lào đạt 2.000 máy, với

3.500 điểm chấp nhận thẻ. Số lượng thẻ phát hành toàn thị trường là

3.000.000 thẻ ATM.

Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2025 đạt mức 2,5 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa


các doanh nghiệp thực hiện qua Ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2020 và đạt 95% vào năm 2025.

Phát triển sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế: American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay trong đó thẻ thanh toán quốc tế Visa sẽ chiếm 20% trong tổng số thẻ phát hành.

3.2. Định hướng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào 3.2.1.Căn cứ xây dựng định hướng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào‌

Định hướng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào được xác định dựa trên những căn cứ sau:

3.2.1.1.Những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

Trên cơ sở thực trạng kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào có thể tổng hợp được những điểm mạnh, những điểm yếu cơ bản sau:

* Những điểm mạnh

- Uy tín và thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp Lào trên thị trường trong nước ngày càng gia tăng: Thị phần kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào hiện nay đứng thứ 3 thị trường Lào. Doanh số phát hành và thanh toán thẻ gia tăng, mạng lưới ATM, POS lớn phủ sóng rộng khắp 17 tỉnh thành của Lào.

- Tốc độ gia tăng vốn điều lệ cao: Vốn điều lệ ban đầu khi thành lập năm 1993 là 1.000.000.000 Kip, đến cuối năm 2012 là 168.600.000.000 Kip, tăng gấp 168 lần.

- Am hiểu thị trường, khách hàng trong nước, có lượng khách hàng truyền thống lớn.

- Phí dịch vụ thẻ tương đối thấp so với các Ngân hàng nước ngoài: Phí dịch vụ của của Ngân hàng Nông nghiệp Lào bằng với Ngân hàng Ngoại


thương Lào, thấp hơn so với ANZ và một số Ngân hàng nước ngoài khác. Đây là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong thu hút thêm khách hàng.

* Những điểm yếu

- Nguồn lực công nghệ thông tin thẻ Ngân hàng Nông nghiệp Lào thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị. Trình độ công nghệ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào thấp, sử dụng chủ yếu loại thẻ từ, điều này gây khó khăn trong liên minh liên kết thẻ…

- Trình độ quản lý kinh doanh thẻ của đội ngũ cán bộ và nhân viên thiếu cả về kiến thức và kinh nghiệm.

- Danh mục sản phẩm thẻ quá đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Chất lượng dịch vụ thẻ chưa cao, chưa đồng đều ở các Chi nhánh trong hệ thống, tính năng của thẻ nghèo nàn nên chưa khai thác hết hiệu quả của hệ thống ATM.

- Kết quả kinh doanh thẻ quá thấp, lỗ liên tục qua các năm.

3.2.1.2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Thực tế môi trường kinh doanh thẻ Ngân hàng Lào có khá nhiều biến động trong những năm gần đây đó là kinh tế Lào phát triển khá cao và tương đối ổn định trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%, dân số trẻ. Uy tín, vị thế của quốc gia Lào ngày càng được nâng cao trong khu vực và quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức công nhận Lào trở thành thành viên thứ 158 vào ngày 26/10/2010.Với sự có mặt của nhiều loại hình Ngân hàng thương mại trên thị trường Lào. Nhất là sự tham gia của 17 Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước trên thị trường thẻ Ngân hàng Lào, trong đó chỉ có 8 NHTM Lào, 3 Ngân hàng liên doanh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022