Là loại thẻ ghi nợ nội địa mang thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp Lào và đơn vị liên kết như trường đại học, bệnh viên, các doanh nghiệp cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp Lào đang trong giai đoạn triển khai, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên ATM như: dịch vụ thanh toán hóa đơn trên máy ATM (chính thức triển khai trong tháng 10/2015) và triển khai chấp nhận thanh toán thẻ VISA trên máy ATM (triển khai đầu năm 2016).
2.3.1.2 Sự gia tăng của doanh số phát hành thẻ
Hoạt động phát hành thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào tuy chỉ mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các loại thẻ được Ngân hàng Nông nghiệp Lào phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ Smart Tax và thẻ đồng liên kết.(Bảng 2.4)
Bảng: 2.4 Số lượng các loại thẻ được APB phát hành giai đoạn 2014-2017
Đơn vị: Thẻ
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017
Có thể bạn quan tâm!
- Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Tổng Quan Về Thị Trường Thẻ Ngân Hàng Tại Lào
- Hái Quát Về Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Lào
- Tốc Độ Tăng Trưởng Thị Phần Thẻ Của Ngân Hàng Apb Giai Đoạn 2014-2017
- Các Biến Quan Sát Trong Từng Thành Phần Của Chất Lượng Dịch Vụ Thẻ
- Định Hướng Phát Triển Thị Trường Thẻ Ngân Hàng Lào
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Số lượng thẻ phát hành liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2015 số lượng thẻ phát hành là 18.290 thẻ, tăng 6.290 thẻ so với năm 2014, ứng với tỷ lệ tăng là 52,4%. Năm 2016 số lượng thẻ phát hành là 20.290, tăng 2.000 thẻ
so với năm 2015 ứng với tỷ lệ tăng 10,9%. Đến năm 2017 số lượng thẻ phát hành là 23.130 thẻ, tăng 2.840 thẻ so với năm 2016 ứng với tỷ lệ tăng 14%.
Như vậy, trong 4 năm từ năm 2014 đến 2017, Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã phát hành thêm ra thị trường 73.710 thẻ, kết quả tổng số thẻ phát hành lũy kế của Ngân hàng đến ngày 31/12/2017 của Ngân hàng đạt gần 100.000 thẻ. Đối với một thị trường còn sơ khai và ít dân thì đây quả là con số đáng khích lệ.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu loại thẻ của Ngân hàng APB giai đoạn 2014-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017
Trong cơ cấu các loại thẻ được Ngân hàng Nông nghiệp Lào phát hành thì thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2014 là 87%, năm 2015 là 73%, năm 2016 là 68% và năm 2017 là 67%. sau đó đến thẻ smart tax va thẻ
quốc tế. Số lượng thẻ quốc tế của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng chậm, do thẻ quốc tế không phải là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.
Hội sở chính có số lượng ATM đăng ký chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 57% toàn hệ thống, tiếp đó là chi nhánh Champsak 14%, còn lại là các chi nhánh và PGD khác. Nguyên nhân lượng ATM đăng ký không đồng đều là do hiện nay số lượng máy ATM của Ngân hàng Nông nghiệp Lào chủ yếu đặt tại các khu vực Viêng chăn, và Pakse nơi đông dân cư nhất tại Lào, chiếm 70% số máy ATM toàn hệ thống.
Bảng 2.5: Số lượng thẻ phát hành của toàn hệ thống APB
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng thẻ NH APB năm 2014-2017
Tỷ lệ thẻ hoạt động
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp tỷ lệ thẻ hoạt động của APB giai đoạn 2014-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017
+ Năm 2014 số lượng thẻ phát hành là 12.000 thẻ, số lượng thẻ hoạt động là 10.532 thẻ, chiếm 87,69%.
+ Năm 2015 số lượng thẻ phát hành là 15.492 thẻ, số lượng thẻ hoạt động là 13.258 thẻ, chiếm 85,58%.
+ Năm 2016 số lượng thẻ phát hành là 17.450 thẻ, số lượng thẻ hoạt động là 15.459 thẻ, chiếm 88,59%.
+ Năm 2017 số lượng thẻ phát hành là 20.175 thẻ, số lượng thẻ hoạt động là 18.016 thẻ, chiếm 89,3% thị phần.
Trong tổng số thẻ phát hành, tỷ lệ thẻ hoạt động 86%- 89%. Tỷ lệ này chưa cao là do Ngân hàng Nông nghiệp Lào thực hiện tính tỷ lệ thẻ hoạt động trên toàn bộ số thẻ phát hành trong khi đó số lượng thẻ đã ngừng hoạt động do hết hạn chiếm tỷ lệ lớn (thẻ Ngân hàng Nông nghiệp Lào có thời hạn tối đa 1 năm), trong đó các loại thẻ khác nhau thì tỷ lệ này cũng khác nhau, cao nhất là thẻ tín dụng quốc tế visa tăng bình quân hơn 90%, số lượng thẻ phát hành theo khu vực, vùng miền cũng khác nhau theo từng loại thẻ, điều này phản ánh nhu cầu sử dụng từng loại thẻ của đối tượng khách hàng cũng khác nhau.
2.3.1.3 Sự gia tăng của doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào
Hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào đạt trung bình 500 giao dịch/ngày với giá trị giao dịch trung bình đạt hơn 20 tỷ Kip/ngày.
Bảng 2.7: Doanh số thanh toán thẻ APB 2014-2017
Đơn vị: Tỷ Kip
Nguồn: Báo cáo thường niên, Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017 Qua bảng trên cho thấy, doanh số thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào tăng dần qua các năm. Năm 2015 doanh số thanh toán qua thẻ là 195,7 tỷ kip, tăng 22,5 tỷ so với năm 2014, ứng với tỷ lệ tăng là 13%. Năm 2016 doanh số thanh toán qua thẻ là 235,3 tỷ kip, tăng 39,6 tỷ so với năm 2015, ứng với tỷ lệ tăng là 20,2%. Năm 2017 doanh số thanh toán qua thẻ là
284,1 tỷ kip, tăng 48,8 tỷ so với năm 2016, ứng với tỷ lệ tăng là 20,7%.
Ngoài ra cũng thấy được doanh số thanh toán nội địa chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số thanh toán thẻ, chiếm trung bình 90%. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng doanh số thanh toán thẻ quốc tế lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn tăng trưởng trung bình 20%/năm.
So sánh doanh số phát hành và doanh số thanh toán thẻ của một số Ngân hàng (bảng 2.8)
Bảng 2.8: Doanh số phát hành và doanh số thanh toán thẻ một số
Ngân hàng tại Lào
Đơn vị tính: Thẻ, tỷ kip
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng LVB, BCEL, LDB, APB năm 2014-2017
Được thể hiện trong biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ của toàn thị trường và một số Ngân hàng tại Lào năm 2017.
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ của toàn thị trường và một số Ngân hàng tại Lào năm 2017
Nguồn: Hiệp hội thẻ Lào năm 2017
Qua biểu đồ trên cho thấy, BCEL dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng trong doanh số thanh toán thẻ là 8.72%. Trong lúc đó, tốc độ tăng
trưởng doanh số của toàn thị trường Lào là 6.8%, các Ngân hàng nước ngoài có chất lượng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế tốt như BFL của Pháp, LVB của Việt Nam và JDB của Nhật cũng đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của toàn thị trường lần lượt là 8.2%, 7.8% và 7.1%. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp Lào đứng cuối cùng chỉ đạt 5,79%. Nguyên nhân là do kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào khá đơn điệu, chưa có các tính năng vượt trội so với các Ngân hàng khác do vậy khách hàng chủ yếu sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp Lào để rút tiền và thanh toán lương. Nên tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ thấp.
2.3.1.4 Sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ
Đây là tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại. Số lượng khách hàng tăng phản ánh khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng và sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ tăng chứng tỏ dịch vụ thẻ của Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng vì nó mang lại cho họ nhiều tiện ích, lợi ích và cũng chứng tỏ khả năng cạnh tranh, uy tín của Ngân hàng trên thị trường thẻ.
Bảng 2.9: Sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của APB giai đoạn 2014-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017
Tương ứng với số lượng thẻ phát hành thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào ngày càng tăng.
Năm 2017 số lượng khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng đạt 60.425 người, tăng 39,1% so với năm 2016. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của mình.
2.3.1.5 Sự gia tăng của thị phần thẻ
* Số lượng ATM, EDC/POS
Đến 31/12/2017, số lượng ATM toàn thị trường là 1.350 máy, trong đó APB có 185 máy, chiếm 13,37% thị phần và là NHTM duy nhất triển khai ATM rộng khắp toàn quốc.
Khu vực thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Champasak lắp đặt 90 máy chiếm 48,6% tổng số máy; khu vực nông thôn lắp đặt 95, chiếm tỷ lệ 51,4%.
Biểu đồ 2.8: Số lượng ATM, EDC năm 2014-2017
Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng thẻ Ngân hàng APB năm 2014-2017
Tổng số EDC/POS toàn thị trường Lào đạt hơn 2.500 thiết bị, tăng 8% so với năm 2016, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp Lào lắp đặt 156 thiết bị, chiếm tỷ lệ 4,2% toàn thị trường. EDC/POS chủ yếu được triển khai tại một số loại hình như: trung tâm thương mại điện tử (26,5%),