Hái Quát Về Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Lào


Tính đến hết 31/12/2016 số lượng cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp Lào là 1040 người. Đứng đầu là tổng Giám đốc với 6 phó tổng Giám đốc giúp việc. Tổ chức của Ngân hàng gồm hội sở chính và 16 chi nhánh phụ thuộc. Tại hội sở chính gồm: 04 bộ phận quản lý, 01Trung tâm và 07 phòng chức năng (sơ đồ 2.1)

2.2.2. hái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Trong những năm gần đây, hoạt động Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung; ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước, tuy nhiên với sự phấn đấu và nỗ lực của Ngân hàng Nông nghiệp Lào nên về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Lào đều có sự tăng trưởng và phát triển, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.

2.2.2.1. Công tác huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động được Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp Lào rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản, và tạo cơ sở để tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Lào. Do đó, nhiều năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp và dân cư cũng như từ thị trường liên Ngân hàng đều được Ngân hàng Nông nghiệp Lào khai thác triệt để.

Tuy nhiên, việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Một số Ngân hàng lớn của Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới hoạt động sang Lào như: MB, Vietinbank, HSBC, Kasikon, ICBC… làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Kể từ năm 2014, hoạt động của ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn, do số lượng các Ngân hàng tại Lào ngày càng phát triển. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Nông nghiệp


Lào thực hiện huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua nhiều hình thức linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các tổ chức và dân cư.

Tình hình huy động vốn giai đoạn 2014- 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp Lào được thể hiện trong (Bảng 2.1). Qua số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp Lào tăng liên tục qua các năm. Riêng năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 399,482 triệu kíp, tăng 111.462 triệu kíp so với năm 2015, tỷ lệ tăng 38,70%. Đây là mức tăng trưởng cao so với thị trường. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp Lào đạt 426.254 triệu kip, tăng 6.7% so với năm 2016. Mặc dù thị trường Lào đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các Ngân hàng trong và ngoài nước tuy nhiên nhờ việc xây dựng chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển đúng đắn, cùng với các giải pháp chỉ đạo sâu sát, kịp thời, có hiệu quả của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Nông nghiệp Lào tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có của mình. Hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào đang đứng trong top 4 Ngân hàng về thị phần huy động vốn, cùng với Ngân hàng Ngoại thương Lào, Ngân hàng Phát triển Lào, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của APB giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: triệu kíp


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 Biểu đồ 2 4 Cơ cấu nguồn 1

Nguồn: Báo cáo thường niên của APB năm 2014-2017


Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của APB


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 Xét theo loại tiền gửi và 2

Nguồn: Báo cáo thường niên của APB năm 2014-2017

Xét theo loại tiền gửi và tiền tệ, vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 219,243 triệu kíp, trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm 66,28%, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 9,75%, còn lại là tiền gửi có kì hạn và tiền gửi khác. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 288,020 triệu kíp, tăng 68,777 triệu kíp so với năm 2014, tỷ lệ tăng 31,37%. Trong đó tiền gửi tiết kiệm là 199,374 triệu kíp, chiếm 67,84%, tiền gửi không kì hạn là 39,070 triệu kíp, chiếm 13,55% tổng nguồn vốn huy động của năm, còn lại là tiền gửi có kì hạn và loại khác. Năm 2016, tiền gửi tiết kiệm là 251,442 triệu kíp, chiếm 62,94%, tiền gửi không kì hạn là 41,302 triệu kíp, chiếm 10,34% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng là 273,520 triệu kip, chiếm 64,2%, tiền gửi không kỳ hạn là 39,543 triệu kip, chiếm 9,3% , tiền gửi có kỳ hạn là 107,542 triệu kip, chiếm 25,2% tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp Lào tăng liên tục qua các năm, điều đó thể hiện khả năng và uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trên thị trường Ngân hàng.

2.2.2.2. Công tác cho vay


Hoạt động cho vay là nghiệp vụ cơ bản, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Để khai thác một cách hiệu quả và an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, Ngân hàng Nông nghiệp Lào cung cấp một danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; vay tín chấp hoặc vay có tài sản đảm bảo, vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau: Kip, Bath, USD…

Ngoài ra Ngân hàng Nông nghiệp Lào luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông qua thâm nhập thị trường, lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án và cho vay đối với dự án kinh doanh đủ điều kiện, có hiệu quả. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công tác cho vay của Ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp Lào luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Năm 2014 tổng dư nợ tín dụng là 206,090 triệu kíp, năm 2015 là 250,705 triệu kíp tăng 44,660 triệu kíp so với năm 2015 tương ứng với 21,6%, năm 2016 là 308,810 triệu kíp, tăng 58.105 triệu kíp so với năm 2015 ứng với 23,2%. Tổng dư nợ năm 2017 là 357.520 triệu kip, tăng 48,710 triệu kip so với năm 2016, ứng với 15,8%.

Quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Lào được thể hiện qua Bảng 2.2:

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Ngân hàng APB giai đoạn

2014-2017

Đơn vị tính : Triệu kíp


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng 3

Nguồn: Báo cáo thường niên của APB năm 2014-2017


Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (biểu đồ 2.5). Do vậy, cùng với mở rộng quy mô Ngân hàng luôn chú ý điều chỉnh cơ cấu cho vay, tăng cường giám sát công tác sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ. Đặc biệt tập trung hoàn thiện quản trị cho vay của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ của APB


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 2 2 2 3 ết quả hoạt động 4


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 2 2 2 3 ết quả hoạt động 5

Nguồn: Báo cáo thường niên của APB năm 2014-2017

2.2.2.3 ết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Lào tăng trưởng đều đặn trong 3 năm trở lại đây với lợi nhuận năm 2017 là 15.747 triệu kip, tăng là 171 triệu kip so với năm 2016, ứng với tỷ lệ tăng 1,1%, năm 2016 lợi nhuận là 15.576 triệu kip, tăng 858 triệu so với năm 2015, ứng với tỷ lệ tăng


5,8%. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa nhiều Ngân hàng hiện nay trên thị trường.

Tổng doanh thu năm 2017 đạt 168.952 triệu kip, tăng 7.921 triệu so với năm 2016, ứng với tỷ lệ tăng 4,9%. Năm 2016 tổng doanh thu đạt 161.031 triệu kíp, tăng so với năm 2015 là 25.635 triệu kíp, tương ứng với 19%.

Tổng chi năm 2017 là 153.205 triệu kip, tăng 7.750 triệu so với năm 2016, ứng với tỷ lệ tăng là 5,3%. Tổng chi năm 2016 là 153.205 triệu kíp, tăng so với năm 2015 là 24.807 triệu kíp, ứng với 20,6%. (bảng 2.3)

Với kết quả kinh doanh đạt được trên là do Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã tập trung mở rộng công tác huy động vốn, cho vay, gia tăng dịch vụ cung khách hàng và tăng cường quản trị tín dụng.

Bảng 2.3: ết quả kinh doanh APB giai đoạn 2014 - 2017

Đơn vị tính: triệu kip


Nguồn Báo cáo thường niên của APB năm 2014 2017 Có thể thấy trong giai đoạn 6

Nguồn: Báo cáo thường niên của APB năm 2014-2017

Có thể thấy trong giai đoạn 2014-2017, Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản, đảm bảo ổn định, an toàn và hiệu quả. Sở dĩ đạt được kết quả kinh doanh trên là do Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã tập trung mở rộng công tác huy động vốn, cho vay, gia tăng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tạo được niềm tin của đông đảo khách hàng trong nước.


2.3 Thực trạng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Luận án phân tích thực trạng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo 2 nhóm tiêu chí số lượng và chất lượng

2.3.1 Nhóm tiêu chí số lượng:

2.3.1.1 Danh mục thẻ cung ứng ra thị trường

Năm 2014 trở về trước Ngân hàng Nông nghiệp Lào chỉ cung ứng ra thị trường một sản phẩm thẻ duy nhất là thẻ ATM với tính năng rút tiền, vấn tin tài khoản, chuyển khoản trong cùng hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Chính vì sản phẩm thẻ đơn điệu, mạng lưới máy ATM ít và hoạt động marketing quảng bá sản phẩm thẻ không được chú trọng, nên số lượng khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào rất ít.

Năm 2014 sau khi Ngân hàng Nông nghiệp Lào thực hiện chuyển đổi hệ thống SmartBank sang hệ thống Corebanking Flexcube thành công, Ngân hàng Nông nghiệp Lào cũng đã nâng cấp các hệ thống thẻ ATM và từng bước tham gia kết nối với nhiều tổ chức thanh toán Thẻ khác như: Laps. Đồng thời với việc tham gia kết nối với các tổ chức Thẻ khác, Ngân hàng Nông nghiệp Lào cũng đã phát triển và đưa ra nhiều loại sản phẩm thẻ nội địa hơn, cụ thể như:

- Thẻ ATM ghi nợ nội địa:

Là công cụ thanh toán do APB thiết kế và phát hành cho chủ thẻ để sử dụng rút tiền mặt và thực hiện các giao dịch khác trong phạm vi số tiền trên tài khoản của chủ thẻ mở tại APB trong hạn mức APB quy định từng thời kỳ.


Thẻ nộp thế thuế Smart Tax Thẻ Smart Tax được thiết kế để nộp thuế qua 7


- Thẻ nộp thế thuế - Smart Tax

Thẻ Smart Tax được thiết kế để nộp thuế qua hệ thống Ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp Lào nhằm thay thế tiền mặt. Các thẻ với công nghệ chip hiện đại sẽ đảm bảo an ninh trong khi làm thanh toán thuế của khách hàng. Tuy nhiên, thẻ không thể được sử dụng để rút tiền mặt hoặc các mục đích khác.

Lợi ích: Tiết kiệm thời gian và giảm bớt các giao dịch tiền mặt thanh toán thuế. Đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho việc thanh toán nghĩa vụ nhà nước của các cá nhân, công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu.

Thẻ quốc tế tại ATM APB APB chấp nhận thẻ quốc tế khác CUP cho phép chủ 8

- Thẻ quốc tế tại ATM APB

APB chấp nhận thẻ quốc tế khác CUP cho phép chủ thẻ để rút tiền mặt tại các máy ATM APB. Việc rút tiền mặt trở nên thuận tiện hơn và nhanh hơn, 24/7 tại bất kỳ máy ATM Ngân hàng Nông nghiệp Lào nằm trên cả nước.

- Sản phẩm thẻ Liên kết:

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí