Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Phải Theo Hướng Bền Vững


KKTVB phát triển nằm trong quy hoạch tổng thể chung của vùng, phù hợp với thực tiễn, thế mạnh và mang tính đột phá từng địa phương. Hay nói cách khác, phát triển KKTVB cần tập trung vào những ngành có lợi thế, mũi nhọn phải trên cơ sở, căn cứ vào đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, từng KKTVB mà xác định những ngành nghề, khu chức năng cần ưu tiên nguồn

lực để

đầu tư

phát triển trước. Vì vậy những KKTVB có tiềm năng thế

mạnh vượt trội, nằm ở những vị trí nhạy cảm về quốc phòng, an ninh thì tập trung đầu tư phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội trước. Những dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao thì ưu tiên thu hút vào KKTVB. Đối với các khu chức năng trong KKTVB cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ các KCN; khu phi thuế quan; cảng biển; du lịch để làm nòng cốt, làm cơ sở cho các khu chức năng khác từng bước phát triển theo như: khu đô thị; khu dân cư; khu thương mại. Có như vậy, KKTVB ở các tỉnh BTB mới phát triển nhanh, khai thác được tiềm năng thế mạnh của các địa phương.

4.1.2. Phát triển khu kinh tế ven biển phải theo hướng bền vững

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Đây là quan điểm quan trọng, góp phần định hướng phát triển các

KKTVB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

ở các tỉnh BTB, từng bước chuyển đổi cơ

cấu ngành nghề

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 20

theo

hướng hiện đại. Thực tế phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cho thấy, từ quá trình quy hoạch, triển khai xây dựng, tiếp nhận các dự án đầu tư còn thiếu sự lựa chọn, sàng lọc. Nhiều dự án sử dụng công nghệ trung bình và lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB có xu hướng ngày càng giảm, một số loại không còn khả năng tái tạo; môi trường nước biển, môi trường không khí bị ảnh hưởng gây nên những biến đổi về thời

tiết, khí hậu theo hướng ngày càng cực đoan hơn. Để hạn chế những tác


động

tiêu cực đó, việc định hướng phát triển

bền vững KKTVB

ở Việt

Nam nói chung và KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng đã và đang là một xu

hướng phát triển tất yếu của từng nước, khu vực

và cả

thế

giới.

Nghị

quyết số 36­NQ/TW nhấn mạnh: “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển” [17, tr. 92]. Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh: “Phát triển các mô hình kinh

tế xanh cho các vùng và khu kinh tế phù hợp với đặc trưng của vùng,

bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững” [19, tr. 120]. Mặt khác, hiện nay phát triển các KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng bền vững còn bao

hàm cả về mặt quốc phòng, an ninh. Do đó, quá trình phát triển các

KKTVB

ở các tỉnh BTB không thể

tách rời với yêu cầu củng cố

quốc

phòng, an ninh. Nghị quyết Đại hội XIII Đảng ta khẳng định: “Kết hợp

chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố, tăng cường

quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm” [18, tr. 104]. Như vậy, phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng bền vững là một quan điểm đúng, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và theo xu hướng phát triển chung của thế giới. Thực hiện quan điểm trên cần làm tốt các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ

nhất, thống nhất nhận thức phát triển khu kinh tế

ven biển ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ theo hướng bền vững đối với các cơ quan từ trung

ương, đến địa phương, các bộ, ban, ngành và các nhà đầu tư.

Để phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng bền vững được

thực hiện một cách có hiệu quả. Trước hết, cần làm tốt công tác quán triệt

quan điểm phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng bền vững của

Đảng đến các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các nhà đầu tư và nhân dân và ở các tỉnh BTB, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức trong quá


trình tổ chức triển khai. Trong đó, cần tập trung làm rõ những nội dung cơ

bản của nghị

quyết Số

36­NQ­TW về “Chiến lược phát triển bền vững

KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 647QĐ­TTg ngày 18 tháng 5 năm 2020 “Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030”. Từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức trong tổ chức triển khai xây dựng và phát triển KKTVB ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng, phát triển và mở rộng các dự án đầu tư trong KKTVB sao cho phát triển KKTVB gắn với phát triển KT­XH, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh BTB.

Thứ hai, lấy hiệu quả kinh tế­xã hội làm mục tiêu phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Phát triển bền vững KKTVB ở các tỉnh BTB thể hiện toàn diện trên các nội dung: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, quá trình phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB luôn gắn chặt với quá trình chuyển đổi cơ cấu KT­XH ở các địa phương, trong đó hiệu quả KT­XH là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới. Do vậy, cần ưu tiên phát triển ngành nghề tạo ra giá trị cao, ít tiêu tốn tài nguyên như du lịch, dịch vụ, thương mại hàng hoá và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ

cấu ngành trong KKTVB

ở các tỉnh BTB; không chạy theo số

lượng đơn

thuần ưu tiên những dự án đầu tư có hàm lượng tri thức và thân thiện với môi trường coi đây là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh trong KKTVB ở mỗi địa phương, doanh nghiệp và từng sản phẩm. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và coi trọng phát triển kinh tế tri thức, nhất là những thành tựu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển KKTVB ở

các tỉnh BTB, trọng tâm là các dự

án đầu tư

mang tính chất đột phá, mũi

nhọn. Thực tế cho thấy, những năm qua việc phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB còn nhiều những dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ


thuật xã hội còn có trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trung bình và lạc hậu, hiệu quả và giá trị sản xuất thấp. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (các khu chức năng) trong KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng hiện đại, phát triển theo chiều sâu, lấy lợi nhuận và việc bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường làm thước đo hiệu quả trong phát triển kinh tế. Đây sẽ là một quá trình chuyển đổi khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm của mọi chủ thể tham gia phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB.

Thứ ba, phát triển khu kinh tế ven biển phải tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế, đi đôi với giải quyết các vấn đề an sinh, xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân là mục tiêu xuyên suốt trong các Chiến lược phát triển KT­XH của đất nước nói chung và các ngành kinh tế, cũng như các địa phương nói riêng. Nghị quyết số 36­NQ­TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhấn mạnh “Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;

giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống

người dân” [17, tr. 92]. Phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã

hội là hai vấn đề

riêng biệt nhưng có mối quan hệ

biện chứng với nhau.

Trong đó, mục đích của phát triển kinh tế là tạo ra tiềm lực vật chất để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Ngược lại, chỉ khi các vấn đề an sinh xã hội

được giải quyết mới tạo ra sự

đồng thuận trong xã hội, từ

đó tạo ra các

nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế. Do vậy, khi hiệu quả kinh tế từ các KKTVB mang lại ngày càng lớn, cùng với đó phải xây dựng, phát triển nâng

cao chất lượng và cải thiện đời sống cho cán bộ và người lao động trong

KKTVB cũng như người dân nơi có KKTVB hoạt động; tập trung hoàn thiện hệ thống giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng cơ sở chăm sóc sức khoẻ; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ và người lao động cùng nhân dân ở


các tỉnh BTB ngày càng được nâng lên. Như vậy, chỉ khi giải quyết tốt hai nội

dung trên mới tạo ra được sự phát triển bền vững cho chung và KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng.

KTB Việt Nam

nói

Thứ tư, phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải gắn với bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển KTB nói chung và KKTVB nói riêng nếu quy hoạch và quản lý không tốt sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu, một số nguồn tài nguyên suy giảm, có những loại không còn khả năng phục hồi; tác động ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí và tạo ra những biến đổi tiêu cực về thời tiết, khí hậu. Hậu quả đó sẽ ảnh hưởng ngược lại và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế. Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh “Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn rừng phòng hộ ven biển nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển” [18, tr. 257­258]. Phát triển bền vững KKTVB ở các tỉnh BTB chỉ đạt được mục tiêu đề ra khi gắn chặt mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Do vậy, khi hoàn thiện, mở rộng quy hoạch cần chú trọng ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng khoa học cao, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp xanh, công nghiệp sinh thái; chú trọng nâng

cao chất lượng công nghệ

của các dự

án xử

lý chất thải, nước thải công

nghiệp; rà soát lại và nâng cao tiêu chí về chất lượng khoa học công nghệ đối với các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kiên quyết rút giấy phép hoặc có biện pháp hành chính đủ mạnh đối với các dự án

không đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái trong KKTVB ở các tỉnh

BTB; nâng cao ý thức tham gia giám sát, bảo vệ môi trường sinh thái của cư dân ven biển, cư dân sinh sống quanh KKTVB ở các địa phương. Như vậy,

để thực hiện

thành công mục tiêu

phát triển

KKTVB ở

các tỉnh BTB

theo


hướng bền vững thì cần gắn chặt giữa phát triển kinh tế với bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển.

Thứ năm, phát triển

khu kinh tế ven biển

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

phải coi trọng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh

Phát triển KKTVB đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT­XH và trên từng địa bàn. Nghị quyết số 36­ NQ/TW nhấn mạnh: “Bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vùng biển, đảo” [17, tr. 104]. Để quá trình phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải chú trọng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trước hết cần nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp và nhân dân về phát triển KKTVB gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh BTB. Trước hết, các tỉnh BTB cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân nói chung và các chủ thể tham giá phát triển KKTVB, từ đó tạo ra sự chuyển biến sâu rộng trong

nhận thức của cán bộ, nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh

nghiệp, nhà đầu tư trong KKTVB. Cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của KTB và KKTVB đối với quá trình phát triển KT­XH và bảo vệ Tổ quốc nói chung và đối với các tỉnh BTB nói riêng. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trong thực thi pháp luật, triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Chính phủ là liên quan tới phát triển KTB nói chung và KKTVB nói riêng.


Bên cạnh đó, phát triển khu kinh tế ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được tiến hành chặt chẽ, thống nhất ngay từ khâu quy hoạch, triển khai xây dựng, tiếp nhận các dự án đầu tư. Trong đó, cần thiết phải có cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và phải xác định rõ mục tiêu, chủ trương, nội dung, lựa chọn các giải pháp phải lồng ghép hai mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB; việc quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu chức năng trong KKTVB phải tạo ra được thế bố trí kết cấu hạ tầng KTB phù hợp với ý định sử dụng cho quốc phòng như bảo đảm cơ động, tránh trú, cất dấu, neo đậu, ngụy trang lực lượng, phương tiện quân sự gần KKTVB và trong các khu vực phòng thủ ven biển của các địa phương. Mặt khác, cần phát huy vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa phương trong thẩm định, rà soát các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư nước ngoài trong khu kinh tế ven biển nhằm bảo đảm cho mọi dự án đầu tư không xung đột với lợi ích quốc phòng ngay từ trong khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch, mở rộng quy hoạch, mở rộng các dự án đầu tư trong KKTVB.

4.1.3. Phát triển khu kinh tế

ven biển

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

phải trên cơ sở kết hợp giữa sức mạnh nội lực với ngoại lực và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực

Đây là quan điểm quan trọng, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới. Trước xu thế toàn cầu hoá mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc. Không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát triển được mà lại tách biệt, cô lập với thế giới bên ngoài. Mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, đó cũng chính là đòi hỏi của toàn cầu hoá, nhưng cũng chính là điều kiện thuận


lợi để kết hợp và phát huy sức mạnh nội lực với sức mạnh ngoại lực trong phát triển.

Chính vì vậy ngày nay, phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phải trên cơ sở kết hợp giữa sức mạnh nội lực với ngoại lực và cũng chính là sự cụ thể hoá đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về huy động sức mạnh tổng hợp trong phát triển KT­XH đất nước trong những năm qua. Nghị quyết số 36­NQ/TW nhấn mạnh “Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các

thành phần kinh tế, nhất

là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư

nước

ngoài. Chủ

động

thu hút các nhà đầu tư

lớn, có công nghệ

nguồn, trình

độ quản lý tiên tiến từ

các nước phát triển”

[17, tr. 106]. Trong Chiến

lược phát triển KT­XH 10 năm 2021 ­ 2030, Đảng ta xác định: “Phát huy

nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại.

Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại” [18, tr. 216]. Đường lối, quan điểm của Đảng là định hướng quan trọng để các tỉnh BTB kết hợp có hiệu quả giữa sức mạnh nội lực với ngoại lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển KKTVB. Do vậy, để KKTVB phát triển hiệu quả, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều yếu tố trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn nhân lực, vốn khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Đối với các tỉnh

BTB, phát triển

KKTVB đang trong điều kiện các tiềm lực

còn thiếu,

hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao. Do vậy, việc quán triệt quan

điểm

phát huy sức mạnh tổng hợp

và sử

dụng có hiệu quả

các nguồn

lực,

đáp ứng yêu cầu phát triển

KKTVB không chỉ

đúng về

mặt lý luận

mà còn là một đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn. Thực hiện quan điểm trên cần làm tốt các yêu cầu cơ bản như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022