Phương Pháp Thu Thập Tổng Hợp Tài Liệu Thông Tin


động hai chiều. Đầu tiên, nó làm thay đổi cấu trúc của khu vực tài chính và ảnh hưởng đến hành vi của các tổ chức tài chính khác. Thứ hai, nó thay đổi khuôn khổ động trong quy mô của từng lĩnh vực kinh tế. Kết quả của sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ cơ cấu của nền kinh tế và vị thế cạnh tranh của nó đối với môi trường quản trị chung của đất nước.

• Evans và Oye (2001) Chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (World Bank) Trong bài viết về vai trò của ECAs trong việc thúc đẩy xuất khẩu, đã xác định ba luận cứ cơ bản cho vai trò của ECAs trong tài trợ xuất khẩu.

Thứ nhất, ECAs có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để bù đắp sự thua thiệt trên thị trường, khi còn thiếu vắng những yếu tố phù hợp để có thể lựa chọn giải pháp tài chính cho xuất khẩu tới các điểm đến nguy cơ rủi ro cao.

Thứ hai, ECAs có thể có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các điều khoản tín dụng cho các yếu tố ngoại phi tài chính (hiệu ứng lan tỏa kinh tế trong nước, chi phí an ninh quốc gia, yếu tố bên ngoài môi trường) phát sinh từ sự thất bại của thị trường phi tài chính trong nước.

Thứ ba, có một lý do để tiếp nhận hỗ trợ không lành mạnh của các nhà xuất khẩu

nước ngoài thông qua các chính phủ tương ứng và ECAs của họ. [28]

Jef Vincent (2011) Trưởng phụ trách khu vực châu Á, Công ty Hermes (Đức)

Bài viết về đề tài "Bảo hiểm TDXK của Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại" đã phân tích sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có sự bảo trợ của nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại không có bảo trợ của nhà nước. Sự khác nhau này thể hiện ở nhiều khía cạnh:

Trước hết, cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được nhà nước bảo trợ thông qua các ECAs với phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và mang tính hỗ trợ. Nhà nước chỉ bảo hiểm khi các công ty bảo hiểm với trách nhiệm của mình không thể hoặc không muốn cấp loại bảo hiểm đó. Trong khi đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thương mại trong thập niên qua chủ yếu là các tập đoàn bảo hiểm quốc tế như Euler Hermes, Coface, Atradius. Loại hình này cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho bất kỳ rủi ro nào và theo phương thức kinh doanh thu lợi nhuận.


Thứ hai, các nước thuộc khối OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) có thoả thuận những nguyên tắc hướng dẫn về phạm vi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được nhà nước bảo trợ với thời hạn tín dụng từ 2 năm trở lên. Các nguyên tắc này nhằm tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế. Trong khi bảo hiểm tín dụng thương mại

thực hiện nghiệp vụ theo luật kinh doanh bảo hiểm.

• Lee Seok Jin (2011)Trao đổi về chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Hàn Quốc, đã nói về Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (Korea Export Insurance Corporation- KEIC ) là Công ty bảo hiểm 100% vốn nhà nước, có nhiệm vụ sử dụng công cụ bảo hiểm tài chính để thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc thông qua việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như [28]:

• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn: Áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu có thời hạn thanh toán 2 năm. Các giao dịch giữa công ty mẹ và các chi nhánh không được tính vào phạm vi bảo hiểm tín dụng ngắn hạn. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể, người được bảo hiểm chọn giao dịch có liên quan trên cơ sở từng vụ việc và KEIC sẽ xem xét khả năng bảo hiểm. Đối với loại hợp đồng bảo hiểm toàn bộ: KEIC bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận đặc biệt giữa hai bên. Cho dù số tiền bảo hiểm lớn đến mức nào, KEIC cũng đặt ra mức bồi thường

tối đa và nhà xuất khẩu phải tự quản lý các rủi ro khác.

• Bảo lãnh ngân hàng tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: Trong trường hợp một định chế tài chính mở rộng phạm vi tài trợ xuất khẩu cho một nhà xuất khẩu với điều kiện là nhận được chứng từ vận chuyển hoặc hóa đơn xuất khẩu. KEIC hỗ trợ việc đàm phán vay nợ của người xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho ngân hàng chứng thư bảo đảm thanh toán lại của nhà xuất khẩu.

• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nông thủy sản: Trong trường hợp không có khả năng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản, tình trạng không thanh toán hoặc thiệt hại do việc thực hiện trách nhiệm xuất khẩu bất chấp rủi ro về giá sau khi kết thúc hợp

đồng xuất khẩu, KEIC bảo hiểm các rủi ro này cho nhà xuất khẩu.


• Bảo hiểm xúc tiến thị trường nước ngoài: KEIC bảo hiểm cho một sự thiệt hại khi thu nhập của nhà xuất khẩu từ các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài không tương xứng với các chi phí bỏ ra cho các hoạt động này.

• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: Trước khi giao hàng, KEIC bảo hiểm cho sự thất bại của nhà xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu lớn, như nhà máy công nghiệp, máy móc và tàu bè do các rủi ro chính trị và thưong mại trong quá trình sản xuất. Đối với các giao dịch trả chậm trung và dài hạn, KEIC bảo hiểm việc người mua hoặc người vay không thanh toán lại sau khi ngân hàng Hàn Quốc đã cho người mua, hoặc ngân hàng của người mua vay trong thời hạn hơn 2 năm.

• Bảo hiểm rủi ro ngoại hối: KEIC bồi thường hoặc thu hồi khoản nợ còn lại so với mức tỷ giá ngoại hối được bảo hiểm với mức được định ra lúc xuất khẩu hàng hóa hoặc đấu thầu nhập khẩu nguyên liệu thô cho xuất khẩu.

Từ những dẫn chứng nói trên, có thể nói có nhiều bài viết trao đổi những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Việc thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới được coi là chính sách ưu tiên và khá nhất quán thông qua các mô hình tài chính và giải pháp tài chính của mỗi nước.

3. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Theo các nội dung được trình bày trong mục Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan”, đã có nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong đó có các nghiên cứu về tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại. Nhưngnghiên cứu về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nhất là ở cấp độ tiến sỹ thì chưa cóđề tài nào. Với thông tin mà NCS thu thập được, đề tài “Phát triển hoạt động tíndụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Namcủa luận án này là đề tài nghiêncứu đầu tiên, hoàn toàn mới ở cấp tiến sĩ kinh tế trong nước. Luận án có những điểm mới sau đây:

3.1 Điểm mới về phương diện khoa học

Thứ nhất, đã nêu quan điểm và tư duy lý luận về TDXK của Nhà nước cũng như

hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.


Thứ hai, nêu rõ đặc điểm và vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ đó nêu quan điểm khẳng định tín dụng nhà nước cần được sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, trình bày và lý giải vấn đề mang tính khoa học về TDXK của Nhà nước; những điểm tương đồng và khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của NHTM.

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu hoạt động TDXK của Nhà nước tại một số nước trên thế giới, NCS rút ra những bài học có giá trị trong việc xây dựng và thực thi chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.

3.2 Điểm mới về phương diện thực tiễn

Thứ nhất, Đã tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan với những thành công, hạn chế trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB và coi đây là căn cứ thực tiễn để giúp cơ quan quản lý và bản thân VDB có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Thứ hai, Đã nêu lên các giả thuyết về chính sách TDXK của Nhà nước, đề từ đó trình bày hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, những kiến nghị thiết thực để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và có lợi thế của Việt Nam.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

• Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian địa lý: Nghiên cứu đối tượng trong phạm vi toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

• Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Nghiên cứu hoạt động TDXK tại VDB từ 2011 đến 2015. Đây là giai đoạn hoạt động thực tiễn có hàm lượng thông tin dài hạn, mang tính cập nhật và mới nhất của lĩnh vực này.

5. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

5.1 Mục tiêu nghiên cứu

5.1.1 Mục tiêu tổng quát:


Cung cấp bức tranh toàn cảnh về TDXK của Nhà nước tại VDB trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. khẳng định tính khoa học và thực tiễn để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

5.1.2 Mục tiêu cụ thể

• Trên cơ sở nền tảng lý luận và kiểm chứng thực tế để đánh giá tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.

• Đưa ra giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

• Thông qua kết quả nghiên cứu để chuyển một thông điệp có thể giúp tham mưu cho Chính phủ trong việc bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh hệ thống chính sách có liên quan đến TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, câu hỏi được đặt ra khi thực hiên luận án này là:

1/ TDXK của Nhà nước là gì. TDXK của Nhà nước có tác dụng gì đối với xuất khẩu của Việt Nam. Các nước có sử dụng công cụ này để thúc đẩy xuất khẩu của họ hay không?

2/ Tại sao Việt Nam phải sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu. Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại có sự khác biệt nào ?.

3/ Hoạt độngTDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua có những kết quả tích cực và hạn chế nào?

4/ Để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong giai đoạn hiện nay, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực g ?

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài luận án là đề tài nghiên cứu ứng dụng, do đó NCS sử dụng phương pháp

nghiên cứu định tính để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án, cụ thể là:

6.1 Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu thông tin

• Nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học để kế thừa, phát triển hệ thống lý luận cơ bản, tiếp cận và phát triển hệ thống lý luận hiện hành về TDXK nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế;


• Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để củng cố cơ

sở lý luận của luận án;

• Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, cũng như các bài nghiên cứu liên quan để hoàn chỉnh một bước hệ thống cơ sở lý luận liên quan đền đề tài luận án;

• Tập hợp các nguồn số liệu đã được công bố bằng phương pháp thống kê, phân tích phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

6.2 Phương pháp phân tích đánh giá

• Thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo đã được hệ thống hóa để thống kê mô tả, lập bảng số liệu theo từng tiêu chí để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thực tế;

• Trên cơ sở số liệu bảng biểu thực tế từ nguồn thứ cấp, NCS đưa ra những nhận định và góc nhìn của tác giả về những thành công, tồn tại; nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

6.3 Phương pháp chuyên gia

Kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát chuyên gia và cán bộ nhân viên về các tiêu chí liên quan liên quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước. Bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp là chủ yếu, kết hợp phỏng vấn trực tiếp (qua điện thoại, E – Mail hoặc trực tiếp trao đổi). Các mẫu khảo sát được thiết kế để phục vụ mục đích nghiên cứu được gửi đến các chuyên gia am hiểu và liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án, nhằm làm tăng thêm độ tin cậy để phục vụ yêu cầu nghiên cứu. Qua thống kê kết quả khảo sát cũng cố thêm những nhận định và đánh giá về tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB. Phương pháp chuyên gia sẽ bổ sung và gia tăng độ tin cậy trong đánh giá hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.

6.4 Phương pháp tổng hợp

• Tổng hợp và gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa chính sách và hoạt động thực tế; giữa quan điểm toàn diện và cục bộ trong sự phát triển biện chứng, để chuyển tải các nội dung lý luận, thực tiễn và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.



VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CƠ SỞ LÝ LUẬN ►Phương pháp tổng hợp tài liệu

• Lý luận về tín dụng xuất khẩu và tín dụng xuất • Nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản về TDXK

khẩu của Nhà nước và TDXK của Nhà nước.

• Sự khác biệt giữa TDXK của NHTM và TDXK của • Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của Nhà nước Nhà nước để củng cố cơ sở lý luận

• Quan điểm về phát tiển TDXK của Nhà nước • Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới để hoàn

• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên thế giời và chỉnh hệ thống cơ sở lý luận liên quan đền đề tài bài học kinh nghiệm cho Việt Nam luận án


PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ►Phương pháp phân tích đánh giá

• Thu thập số liệu thứ cấp để thống kê mô tả, lập

• Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển ( bảng số liệu t để phân tích, đánh giá kết quả hoạt

Development Bank - DB) và Ngân hàng Phát triển động thực tế

Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) • Trên cơ sở số liệu thực tế để nhận định về

những thành công, tồn tại trong hoạt động

• Phân tích thực trạng phát tiển TDXK của nhà nước TDXK của Nhà nước tại VDB

tại VDB ►Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp để có thêm

• Đánh giá thực trạng phát tiển TDXK của nhà nước thông tin khách quan giúp cũng cố những nhận

tại VDB định và đánh giá về tình hình phát triển TDXK

của Nhà nước tại VDB.


►Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp lý luận và thực tiễn, kết hợp các giả

GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU thuyết nghiên cứu, để nêu giải pháp thực hiện

NGHIÊN CỨU mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.


KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 4


7. NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu sử dụng cho đề tài luận án gồm có:

• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014; Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2011 - 2015; Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Ban Tín dụng xuất khẩu 2011 – 2015;

• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014; Thống kê hoạt động Ngân hàng các năm 2011 – 2015;

• Dữ liệu sơ cấp lấy trong Phiếu khảo sát và một số thông tin khác.

8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

8.1 Ý nghĩa về mặt khoa học

• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố hệ thống lý luận khoa học về tín dụng, tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

• Có cơ sở để khẳng định vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cho các

đối tương là học viên cao học và nghiên cứu sinh về những vấn đề liên quan.

8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

• Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động tín dụng xuất khẩu của mình trong thời gian qua, từ đó đề ra biện pháp thiết thực để cải thiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu theo chính sách của Chính phủ.

• Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu của Việt Nam nắm bắt và vận dụng tốt chính sách của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

9. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU, HƯỚNG NGHIÊN CỨU

• Hạn chế trong việc đi tìm khe hở trong nghiên cứu của đề tài

Thực tế ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu khoa học, hoặc luận án tiến sỹ nào viết về đề tài TDXK của Nhà nước. Trên phạm vi quốc tế, tác giả cũng đã tìm kiếm qua nhiều kênh nhưng cũng không tìm thấy những nghiên cứu về đề tài này. Tính chất mới mẽ của đề tài nghiên cứu khiến cho người viết gặp nhiều khó khăn

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí