DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh | Tiếng Việt | |
ADB | Asia Development Bank | Ngân hàng Phát triển Á châu |
AEC | Agreement onExport Credit | |
ASMC | Agreement on Subsidies and Countervailing Measures | Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng |
BHTDXK | Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu | |
BICV | Bank For Investment and Construct Bank of VN | Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam |
BLTDXK | Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu | |
BLĐT | Bảo lãnh đấu thầu | |
BLĐT &THHĐ | BL đấu thầu & thực hiện hợp đồng | |
BCT | Bộ chứng từ | |
CBTD | Cán bộ tín dụng | |
DB | Development Bank | Ngân hàng Phát triển |
DN | Doanh nghiệp | |
DNNVV | Doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
ECI | Export Credit Insurance | Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu |
ECAs | Export Credit Agencies | Tổ chức tín dụng xuất khẩu |
GTCG | Giấy tờ có giá | |
HĐV | Huy động vốn | |
HĐNV | Hoạt động nghiệp vụ | |
HĐQT | Hội đồng quản trị | |
HTXK | Hỗ trợ xuất khẩu | |
IDGD | Investment Development General Department | Tổng cục Đầu tư Phát triển |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 1
- Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan
- Phương Pháp Thu Thập Tổng Hợp Tài Liệu Thông Tin
- Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Xuất Khẩu Và Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Local Investment Development Fund | Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương | |
L/C | Letter of Credit | Thư Tín dụng |
MT, PK, LK | Máy tính, Phụ kiện, Linh kiện | |
NCS | Nghiên cứu sinh | |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước | |
NHTM | Ngân hàng thương mại | |
NHTM NN | Ngân hàng thương mại nhà nước | |
NHTM CP | Ngân hàng thương mại cổ phần | |
NHLD & NN | Ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài | |
NHPT | Ngân hàng Phát triển | |
NIAF | National Investment Assistance Fund | Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia |
NLTS | Nông Lâm Thủy sản | |
NSNN | Ngân sách Nhà nước | |
ODA | Official Development Assistance | Viện trợ Phát triển Chính thức |
OECD | Organization Economic Coparation & Development | Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế |
PH.GTCG | Phát hành giấy tờ có giá | |
ROA | Return on Asset | Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản |
ROE | Return on Equity | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH |
SPCN | Sản phẩm công nghiệp | |
SXKD | Sản xuất kinh doanh | |
TCKT | Tổ chức kinh tế | |
TCMN | Thủ công Mỹ nghệ | |
TCTD | Tổ chức tín dụng | |
TCTD phi NH | Tổ chức tín dụng phi ngân hàng |
Tổ chức tín dụng hợp tác xã | ||
TDĐT | Tín dụng đầu tư | |
TDXK | Tín dụng xuất khẩu | |
TDXK của NN | Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ( Thuật ngữ chính thức của Nghị định số 75/2011/NĐ –CP) | |
TD | Tín dụng | |
TCTD | Tổ chức tín dụng | |
TD & ĐT | Tín dụng & Đầu tư | |
TS | Tài sản | |
TDNH | Tín dụng ngân hàng | |
TDNN | Tín dụng nhà nước | |
TDXK | Tín dụng xuất nhập khẩu | |
TDH | Trung dài hạn | |
UTĐT | Uỷ thác đầu tư | |
VBB | Vietnam Build Bank | Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam |
VBSP | Vietnam Bank of Social Policy | Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam |
VDB | Vietnam Development Bank | Ngân hàng Phát triển Việt Nam |
WB | World Bank | Ngân hàng Thế giới |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức Thương mại Thế giới |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015 80
Bảng 2.2. Tổng TS toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011- 2015 81
Bảng 2.3. Tổng TD & ĐT toàn hệ thống TCTD và TS HĐNV của VDB từ 2011 - 2015 82
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015 83
Bảng 2.5. Cơ cấu nợ phải trả của VDB từ 2011 - 2015 84
Bảng 2.6. Tổng huy động vốn toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011 -2015 85
Bảng 2.7. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011– 2015 87
Bảng 2.8. Tỷ suất ROA, ROE từ 2011 -2015 của hệ thống TCTD Việt Nam 88
Bảng 2.9. Tình hình hoạt động nghiệp vụ tại VDB từ 2011 -2015 90
Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015 93
Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởng theo đối tượng khách hàng từ 2011 – 2015 95
Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởng theo nhóm hàng từ 2011 -2015 97
Bảng 2.13. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 – 2015 99
Bảng 2.14. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân theo thị trường từ 2011 – 2015 100
Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015 102
Bảng 2.16. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VDB từ 2011 -2015 107
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 -2015 81
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 - 2015 83
Biểu đồ 2.3. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011 - 2015 88
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Tài sản HĐNV tại VDB từ 2011 - 2015 91
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB theo đối tượng khách hàng từ 2011 - 2015 ... 96 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dư nợ TDXK tại VDB phân theo nhóm hàng từ 2011 - 2015 98
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nhóm nợ TDXK của nhà nước tại VDB từ 2011 -2015 103
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong nền kinh tế có nhiều hình thức tín dụng cùng tồn tại, hoạt động và phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong các hình thức tín dụng đó, tín dụng nhà nước ngày càng thể hiện vai trò to lớn và là một trong những công cụ tài chính của nhà nước để đẩy mạnh và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì vậy việc sử dụng công cụ tín dụng nhà nước nói chung và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước nói riêng sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam. Trong điều kiện đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 369/QĐ –TTg ngày 28/2/1013 “ Về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là:
“ Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ khác của Chính phủ, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”.
Ngoài mục tiêu tổng quát như trên, còn có 5 mục tiêu cụ thể như sau:
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 – 2020, bình quân khoảng 10% năm. Theo đó, quy mô tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020 tốc độ tăng trưởng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.
• Nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro
nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7 % vào năm 2015, từ 4% - 5% vào
năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3 %.
• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước, tiến tới tự chủ về tài chính.
• Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với chính sách, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. [53]
Nền kinh tế Viêt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế của thế giới, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt động xuất khẩu mà đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế hiện đại của các nước trên thế giới. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua hoạt động xuất khẩu chúng ta có động cơ để đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa đa dạng về mẫu mã, vừa có chất lượng ngày càng cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế ngày càng được gia tăng. Đây là mục tiêu mà nhiều quốc gia muốn hướng đến trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Song song với tài trợ xuất khẩu qua hệ thống ngân hàng thương mại , sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản về Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và đã giao nhiệm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2006 cho đến nay.
Hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian vừa qua, tuy có những thành công và đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn quá khiêm tốn cả về quy mô và tốc độ phát triển. Trong vòng 10 năm kể từ 2006, TDXK phát triển khá ổn định đến năm 2010, nhưng từ 2011 đến năm 2015 TDXK phát triển không ổn định và có xu hướng giảm. Chất lượng tín dụng xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, quy mô doanh số và dư nợ tín dụng xuất khẩu tăng trưởng không ổn định và không đều. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải tìm lời giải để giải quyết vấn đề có liên quan đến phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt chính sách TDXK của Chính phủ. Trong điều kiện đó, đặt vấn đề nghiên cứu phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn mới là rất cần thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Qua căn cứ nói trên, có thể nói tính cấp thiết của đề tài luận án được khẳng định trên cả ba phương diện:
Thứ nhất, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là việc làm tất yếu để triển khai và cụ thể hóa Chính sách của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế đối ngoại. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của VDB trong giai đoạn mới.
Thứ hai, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB là yêu cầu, là đòi hỏi rất thiết thực để khắc phục những khó khăn và tồn tại trong thực tiễn hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB thời gian vừa qua. Làm cho hoạt động TDXK của Nhà nước phát huy tác dụng và hiệu quả tích cực đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Thứ ba, phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB không những là một yêu cầu bức thiết, mà còn phù hợp với chính sách của nhiều nước trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng TDXK của Nhà nước như một công cụ tài chính để thúc đẩy xuất khẩu. Nếu Việt Nam không sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước, Việt Nam sẽ bị thua thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền và có khả năng để đẩy mạnh, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.