Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Xuất Khẩu Và Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước


trong việc sưu tầm tài liệu tham khảo, khó có thể tìm ra khe hở trong nghiên cứu khoa học của đề tài luận án. Đây là hạn chế trong nghiên cứu, nhưng cũng giúp tác giả tăng thêm tính độc lập tự chủ trong nghiên cứu khoa học, coi đó như là một sự tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cấp tiến sỹ.

• Hạn chế trong quan điểm và tư duy lý luận

Nghiên cứu lý luận về vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế để đưa ra những kết luận về vai trò tích cực của tín dụng nhà nước. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng tín dụng nhà nước cũng có mặt trái của nó. Khủng hoảng nợ công có thể sẽ xảy ra đối với các quốc gia và sẽ gây hiệu ứng mạnh đến hệ thống kinh tế tài chính thế giới. Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ nợ của Chính phủ /GDP chưa cao, nhưng dự báo có khả năng vượt ngưỡng giới hạn. Thực tế này, khiến cho việc phân tích vai trò tích cực của tín dụng nhà nước, có thể không nhận được sự đồng thuận hoàn toàn.

• Hạn chế trong việc tiếp cận các số liệu chi tiết liên quan đến đề tài luận án

Luận án nghiên cứu về TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trong khi hoạt động này có mức độ rủi ro khá lớn. Việc tiếp cận các số liệu liên quan là rất hạn chế. Ngay cả khi tiếp cận được số liệu, cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối.

10. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

• Những nội dung kiến thức lý luận chung, tác giả tuân thủ trong nghiên cứu.

• Những trao đổi mang tính học thuật có liên quan, tác giả tiếp thu những quan điểm phổ biến của các nhà giáo, nhà khoa học và chuyên gia có kinh nghiệm.

• Từ kết quả nghiên cứu thực tế, những giải pháp được trình bày trong luận án đều có cơ sở, nhưng khó có thể hoàn thiện, tác giả xin tiếp thu những ý kiến của quý Thầy, Cô trong Hội đồng, các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu để đạt kết quả tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

• Từ kết quả đạt được, tác giả sẽ nghiên cứu tiếp theo theo hướng nâng cao cấp độ

nghiên cứu, hàm lượng khoa học và giá trị thực tiễn.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 5

11. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, luận án có kết cấu 3 chương, với nội dung tóm tắt như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng xuất khẩutín dụng xuất khẩu của Nhà nước


Nội dung tóm tắt của chương 1 là nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng xuất khẩu và TDXK của Nhà nước trong nền kinh tế: Trình bày các khái niệm có liên quan đến tín dụng, tín dụng xuất khẩu, hình thức tín dụng xuất khẩu, vai trò của tín dụng xuất khẩu; Trình bày các kiến thức lý luận về tín dụng nhà nước và TDXK của Nhà nước; Rút ra những vấn đề mang tính lý luận đã được minh chứng bằng thực tiễn về đặc điểm, mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước và vai trò của tín dụng nhà nước. Từ đó, khẳng định thêm về mặt lý luận trong việc tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng nhà nước để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trong giai đoạn hiện nay. Để có thể có cách nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về tín dụng xuất khẩu, chương 1 còn phân tích sự khác biệt và tương đồng giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của các ngân hàng thương mại, đồng thời phản ánh nội dung có liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.

Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Chương 2 nghiên cứu hoạt động và tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 với các nội dung như: Giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của NHPTVN, cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm hoạt động, chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động của NHPTVN; Trình bày các phương thức TDXK của Nhà nước đang áp dụng tại NHPTVN; Thực trạng hoạt động & phát triển TDXK của Nhà nước tại NHPTVN trong thời gian 5 năm từ 2011 đến 2015.

Trên cơ sở số liệu thông tin thực tế về TDXK, các thông tin khảo sát để tiến hành phân tích đánh giá những thành công, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Phần cuối của chương 2 là trình bày và phân tích các giải thuyết về Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam, qua đó cũng cố thêm quan điểm về phát triển TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.

Chương3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.


Nội dung tóm tắt của chương 3 gồm: nghiên cứu, phản ánh và phân tích những nội dung chính trong chiến lược phát triển của NHPTVN giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung chủ yếu và căn bản nhất là giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPTVN. Các giải pháp được phân tích và trình bày gồm 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp chủ yếu thuộc về phía VDB (1). Các giải pháp được phân tích lý giải cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu; Nhóm giải pháp về phía khách hàng (2) được trình bày và lý giải cụ thể bằng các giải pháp liên quan đến khách hàng và giải pháp hỗ trợ (3). Nếu giải quyết tốt các giải pháp này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB trong tương lai.

Phần cuối của luận án là các kiến nghị và kết luận. Trong đó, có kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ ngành liên quan để hoàn thiện hơn hành lang pháp lý và chính sách để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong giai đoạn mới.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK)

Tín dụng xuất khẩu được hiểu theo hai góc độ khác nhau:

• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ thương mại: Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ thương mại (thực chất là tín dụng thương mại) do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu thông qua hợp đồng bán hàng trả chậm. Đây là tín dụng thương mại do người bán – người xuất khẩu (Seller - Exporter) cấp cho người mua – người nhập khẩu (Buyer - Importer). Theo đó, người xuất khẩu cho phép người nhập khẩu ở nước ngoài nhận hàng và sẽ thanh toán tiền hàng sau một thời gian nhất định theo hợp đồng thương mại đã ký. Tín dụng thương mại dành cho người nhập khẩu, tuy không xuất hiện giá trị, nhưng vẫn có tác dụng trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu dưới hình thức này có mức độ rủi ro cao, do đó thường được áp dụng khi có sự tham gia của ngân hàng bằng hình thức bảo lãnh thanh toán, hoặc áp dụng khi người nhập khẩu có năng lực tài chính mạnh và có uy tín. Trong thực tế, tín dụng xuất khẩu thương mại là sự đan xen mối quan hệ giữa người nhập khẩu, người xuất khẩu và ngân hàng thương mại. Để được người xuất khẩu bán hàng trả chậm, người nhập khẩu phải được một ngân hàng bảo lãnh dưới hình thức phát hành thư tín dụng trả chậm (Deferred Payment Letter of Credit ), thư tín dụng chấp nhận (Acceptance Letter of Credit) hoặc bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee). Nếu người xuất khẩu tự mình cung cấp tín dụng sẽ gặp rủi ro lớn khi người nhập khẩu bị mất khả năng thanh toán.

• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ tài chính: Trong quan hệ tài chính, tín dụng xuất khẩu là khoản cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cho người xuất khẩu với mục đích hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu. Nói cách khác, tín dụng xuất khẩu là tài trợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để phục vụ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Với ý nghĩa đó, tín dụng xuất khẩu còn được gọi là tài trợ xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu bao gồm tài trợ trước khi giao hàng và tài trợ


sau khi giao hàng. Tài trợ trước khi giao hàng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có đủ năng lực tài chính để sản xuất, thu mua, khai thác chế biến danh mục hàng hóa xuất khẩu theo đơn hàng đã ký. Tài trợ sau khi giao hàng sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện chu chuyển vốn đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung trình bày tín dụng xuất

khẩu trong quan hệ tài chính.

1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu

►Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng

Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là hình thức tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhờ đó doanh nghiệp có đủ vốn để sản xuất, kinh doanh, chế biến nhằm tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại đã ký kết với người nhập khẩu ở nước ngoài. Như vậy, mục đích của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là:

• Bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp xuất khẩu để thực hiện đơn hàng xuất khẩu.

• Giúp doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia tăng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu là các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở hữu, có chức năng sản xuất, chế biến, khai thác hoặc kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nếu hội đủ điều kiện đều được ngân hàng tài trợ vốn bằng loại hình cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để kinh doanh hàng xuất khẩu. Đối tượng cho vay là vật tư, hàng hóa cấu thành danh mục hàng hóa xuất khẩu thuộc các ngành hàng công nghệ phẩm, nông sản thực phẩm, thủy hải sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ…

Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng, phân biệt hai trường hợp cho vay sau đây:

Thứ nhất: Cho vay sản suất, chế biến hàng xuất khẩu.

Đây là loại hình cho vay bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ vốn để thực hiện quá trình sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo kế hoạch của doanh nghiệp, hoặc theo hợp đồng sản xuất, chế biến cung ứng hàng xuất khẩu với doanh nghiệp nước ngoài, với thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu đã ký, ngân hàng tài trợ phần chênh lệch giữa giá trị hợp đồng và số tiền ứng trước của người nhập khẩu, hoặc có thể tài


trợ đến 95% giá trị của L/C.

Trường hợp doanh nghiệp chưa hoặc không có hợp đồng thương mại, ngân hàng có thể tài trợ từ 70 % đến 80% nhu cầu vốn, nếu phương án sản xuất, chế biến khai thác có tính khả thi, tính toán được hiệu quả kinh tế.

Thứ hai: Cho vay kinh doanh hàng xuất khẩu, trong trường hợp doanh nghiệp không phải là người sản xuất mà chỉ là là nhà kinh doanh mặt hàng xuất khẩu, ngân hàng cho vay để doanh nghiệp thu mua, dự trữ, chế biến chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, với thời hạn không quá 6 tháng.

Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng là hình thức tài trợ có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của các DN, bởi vì nhờ tài trợ trước khi giao hàng mà doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị đầy đủ khối lượng hàng hóa để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng xuất khẩu theo hợp đồng hoặc kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của mình, ngân hàng có thể tài trợ bằng hình thức tín chấp ( nếu doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín và có hợp đồng thương mại đã được ký kết với người nhập khẩu nước ngoài) hoặc tài trợ có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc cầm cố hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp.

►Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng

Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng là hình thức tài trợ sau khi hàng xuất khẩu đã được gửi đi cho người nhập khẩu ở nước ngoài theo đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng thương mại. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng, nghĩa là tín dụng được thực hiện sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được gửi đi, do đó tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhưng nếu xét trong một quá trình kinh doanh khép kín, tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu phát triển và làm cho quá trình chu chuyển vốn của DN xuất khẩu được thông suốt và liên tục để tiếp tục cho một chu kỳ kinh doanh mới.

Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng là hình thức tài trợ xuất khẩu khá phổ biến vì mức độ rủi ro rất thấp, do người nhập khẩu ở nước ngoài được ngân hàng bảo lãnh dưới hình thức phát hành thư tín dụng hoặc bảo lãnh thanh toán. Tín dụng xuất khẩu


sau khi giao hàng bao gồm:

• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Trường hợp 1: Chiết khấu Bộ chứng từ hàng xuất theo Tín dụng thư

Cho vay bộ chứng từ đòi tiền theo tín dụng thư là hình thức tài trợ phổ biến hiện nay của ngân hàng đối với người xuất khẩu. Hình thức này còn được gọi là chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Theo hình thức tài trợ này, khi người xuất khẩu nhận được Tín dụng thư do ngân hàng của người nhập khẩu ở nước ngoài gửi đến qua ngân hàng Thông báo, người xuất khẩu sẽ tiến hành thủ tục gửi hàng đi theo điều kiện của Thư tín dụng, đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo điều khoản đã ghi trong L/C. Bình thường để nhận được tiền, người xuất khẩu phải qua một thời gian nhất định, nhưng nếu người xuất khẩu muốn có tiền ngay để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán, người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ nói trên tại ngân hàng thông báovà xin ngân hàng tài trợ. Ngân hàng sẵn sàng tài trợ khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, bởi khi bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành L/C phải thực hiện thanh toán. Rủi ro sẽ không xuất hiện trong trường hợp này. Như vậy, cho vay bộ chứng từ hàng xuất theo L/C giúp cho người xuất khẩu có được tiền ngay để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ đó đảm bảo cho công ty xuất khẩu tiến hành sản xuất kinh doanh một cách liên tục. Thông qua tài trợ XK, góp phần kiểm tra chế độ quản lý ngoại hối đồng thời thông qua đó thực hiện mở rộng việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

Trường hợp2: Chiết khấu Bộ chứng từ hàng xuất thanh toán theo hình thức nhờ thu Trường hợp người xuất khẩu ký hợp đồng xuất khẩu và thỏa thuận áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu, việc tài trợ của ngân hàng cần phải thận trọng, vì phương thức thanh toán này không có bảo lãnh của ngân hàng. Nếu ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu, trong khi bộ chứng từ không được người nhập khẩu nước ngoài thanh toán thì rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng. Trong trường hợp này, mức cho vay chỉ vào khoảng 50 % đến 80 % giá trị của bộ chứng từ để giảm rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp người nhập khẩu được một ngân hàng bảo lãnh thanh toán, mức cho vay có thể lên đến 95 % trị giá bộ chứng từ.

• Chiết khấu hối phiếu của người xuất khẩu


Người xuất khẩu khi bán chịu hàng hóa cho người nhập khẩu ở nước ngoài, sẽ ký phát Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill of Exchange). Người nhập khẩu hoặc ngân hàng của người nhập khẩu sẽ ký chấp nhận vào hối phiếu để chấp nhận trả tiền khi hối phiếu đến hạn. Sau một thời gian nhất định, khi hối phiếu đến hạn, người chấp nhận mới trả tiền. Tuy nhiên, người xuất khẩu ( lúc này là người hưởng lợi hối phiếu) nếu muốn có tiền ngay để đáp ứng các nhu cầu của mình, có thể mang hối phiếu này đến ngân hàng để xin chiết khấu, tức là xin nhận tiền trước và chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho ngân hàng chiết khấu. Trong nghiệp vụ này, thông thường ngân hàng chỉ nhận chiết khấu đối với những hối phiếu mà khả năng thanh toán khi đáo hạn là chắc chắn.

1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu

Từ những nội dung về tín dụng xuất khẩu được trình bày như trên, NCS cho rằng tín dụng xuất khẩu có vai trò tích cực như sau:

• Tín dụng xuất khẩu góp phần tạo vốn cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu Xuất khẩu phát triển làm tăng khả năng xâm nhập thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế đối với các loại sản phẩm hàng hóa được sản xuất ,gia công chế biến từ trong nước. Điều này không những góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển mà còn góp phần giảm dần tình trạng nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu. Cân bằng kinh tế đối ngoại, đối nội là bài toán kinh tế đặc biệt quan trong mà bất kỳ một quốc gia nào cũng hướng đến. Bài toán này nếu được giải quyết ở Việt Nam, sẽ tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế xã hội.

• Tín dụng xuất khẩu trực tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu phát triển góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song phương với các quốc gia,vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng mà bản thân từng quốc gia không thể nào tự cân đối. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một quá trình, vừa là một trào lưu của thời đại hiện nay. Thông qua các hoạt động xuất khẩu mà cũng cố, phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí