Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan


Qua nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, với sự giúp đỡ, hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, NCS đăng ký và đã được hội đồng xét duyệt đề tài luận án của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM thông qua là: Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thực hiện đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa hệ thống lý luận về tín dụng xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. đồng thời qua phản ánh thực trạng hoạt động TDXK của Nhà nước và giải pháp phát triển TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới. Tính cấp thiết của đề tài luận án sẽ được củng cố thêm qua xem xét các công trình nghiên cứu trước.

2.TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua. Có thể liệt kê một số công trình sau đây:

• Nguyễn Phi Lân, (2007) “ Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam” Đề tài NCKH cấp Bộ.

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2003 -2007 để khẳng định tín dụng ngân hàng đã góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên các thị trường quốc tế.

• Trương Thị Hoài Linh, (2009) “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.

Luận án đã phân tích cụ thể những vấn đề mang tính trao đổi học thuật về vị trí và vai trò của Ngân hàng Phát triển khi cho rằng Ngân hàng Phát triển là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng để Ngân hàng Phát triển thúc đẩy hiệu quả phát triển nền kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển, tín dụng xuất khẩu thì Ngân hàng Phát triển không thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy đây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.


không phải là mục tiêu cuối cùng. Duy trì mức lợi nhuận tối thiểu không chỉ giúp ngân hàng huy động mọi nguồn lực có chất lượng (vốn và nguồn nhân lực) mà còn đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động của ngân hàng phát triển.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 3

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kém hiệu quả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam luận án đề xuất cần đa dạng hóa đối tượng tài trợ cho dự án phát triển với đầu mối là Ngân hàng Phát triển Việt Nam chứ không nên chỉ có một kênh duy nhất là Ngân hàng Phát triển Việt Nam tài trợ cho các dự án này. Với hạn chế về khả năng huy động vốn theo lãi suất thị trường và để tận dụng những ưu thế trong hoạt động tín dụng của các trung gian tài chính khác, việc tài trợ cho dự án nên có sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, theo đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh hoặc tài trợ những hạng mục có rủi ro lớn, thời gian hoàn vốn dài hoặc khả năng sinh lời thấp, còn những hạng mục còn lại sẽ thu hút các trung gian tài chính khác cấp tín dụng. Để làm được điều này cần bổ sung các quy định giám sát và kiểm tra việc hạch toán giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại trong các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ dự án.

• Nguyễn Thị Thu Thủy, (2008) “Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam” Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.

Luận án chỉ rõ xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng tĩnh và ảnh hưởng động, tác động trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn, tác động có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau trong các lý thuyết.

Luận án còn chỉ rõ nghiên cứu tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế cần phải kết hợp định tính và định lượng, cần đánh giá được ảnh hưởng cả mặt lượng và mặt chất của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Đây là một bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi chủ yếu tập trung phân tích ảnh hưởng của quy mô xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế.

Luận án tìm ra bằng chứng về mối liên hệ đa dạng, đan xen tích cực và tiêu cực của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chứng minh xuất khẩu hàng hóa tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả từ phía cung và phía cầu, có tác động trực tiếp và gián tiếp, tác động ngắn hạn và dài hạn.


Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tăng cường về mặt lượng và nâng cao về mặt chất hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững đến năm 2020. Những ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả, có thể có ý nghĩa giúp các nhà quản lý hoạch định và thực thi chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu.

• Nguyễn Thị Thúy Hồng, (2009) “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO” Đề tài luận án TS kinh tế.

Luận án đã làm rõ thêm khái niệm, nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở quy trình chính sách để làm cơ sở nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU.

Luận án đã xây dựng quy trình chính sách trên cơ sở giai đoạn hoạch định chính sách, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá chính sách.

Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách xuất khẩu phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với sự gia tăng các yếu tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của Việt Nam còn chậm trễ dẫn đến bị động, lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Luận án cũng đã chỉ rõ việc những điểm hợp lý trong xây dựng và thực thi chính sách của Việt Nam đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách thức đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ.

• Trần Công Hòa, (2010) “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước”. Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.

Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006 tại Việt Nam, luận án đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến “ Tín dụng đầu tư phát triển “ tại Việt Nam , qua


đó đề xuất các giải pháp có liên quan đến hành lang pháp lý, chính sách và biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

• Lê Ngọc Châu, (2013) “ Làm gì để đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng xuất khẩu” Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 86/2013.

Bài báo đã phân tích vai trò của vốn tín dụng xuất khẩu trong viêc thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Bài báo cũng đã đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại trong cho vay vốn tín dụng xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng xuất khẩu nhằm đạt được tỷ lệ tăng trưởng và mức dư nợ tín dụng xuất khẩu của toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

• Võ Thanh, (2014): “Giải pháp nào cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuất khẩu

năm 2014” Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 91/2014.

Bài báo đã dựa vào mục tiêu của tín dụng xuất khẩu trong Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để đưa ra những nhận định, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức lớn và trong điều kiện đó, cần làm gì để đạt mục tiêu tăng tưởng tín dụng xuất khẩu năm 2014. Với góc nhìn đó, tác giả trình bày và phân tích các giải pháp mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, gồm 3 nhóm giải pháp: Giải pháp có liên quan đến thế chấp tài sản và quản lý tài sản thế chấp; Giải pháp về việc hoàn thiện việc định giá xếp hạng khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo một cách linh hoạt theo từng loại khách hàng; Giải pháp về sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn TDXK theo hướng bổ sung những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn.

• Lê Xuân Nghĩa (2007) Vụ Trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ Nghiên cứu Chính sách tín dụng ngân hàng tài trợ hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam .

Bài viết đã trình bày nội dung nghiên cứu liên quan đến chính sách về tín dụng ngân

hàng tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam, trong đó nhấn mạnh


vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết nêu quan điểm cho rằng chính sách tín dụng tài trợ xuất khẩu của nhà nước, cần thiết phải được được thực hiện thông qua nhiều tổ chức như ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại. Nhấn mạnh vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, tác giả nêu gợi ý để thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu có hiệu quả, cần chỉ định một số ngân hàng thương mại có uy tín như Vietcombank, VietinBank, Eximbank như cách làm của Mỹ, vì những ngân hàng này có kinh nghiệm và bề dày trong tài trợ xuất khẩu. [39]

• Phạm Đình Cường, (2007) Phó Vụ trưởng Vụ NSNN – Bộ Tài chính “ Nghiên cứu Chính sách tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam” Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam.

Với cách nhìn của một chuyên gia quản lý tài chính công, tác giả bài viết khẳng định vai trò của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu cho DNNVV của nhà nước tại Việt Nam, coi đó như là một trợ cấp tài chính để khuyến khích xuất khẩu. Bài viết còn nêu lên những kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong việc sử dụng công cụ tài chính của nhà nước để hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp nội địa. Theo quan điểm của ông Phạm Đình Cường, Việt Nam cần mạnh dạn sử dụng đòn bẩy ngân sách để khuyến khích các DNNVV trong việc sản xuất chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu. [41]

• Phùng Đắc Lộc, (2012) Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tham luận tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển tín dụng xuất khẩu”. Sau khi phân tích sự cần thiết, ý nghĩa và tác dụng của “ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” – Export Credit Insurance) đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đã khẳng định bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là công cụ hỗ trợ gián tiếp để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức bán hàng trả chậm- một hình thức giao dịch thương mại mà các nhà nhập khẩu ở nước ngoài dễ dàng chấp nhận. Nếu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai thực hiện và ngày càng mở rộng để bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tác động tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.[28]


• Phạm Thị Thanh Nga (Sở Giao dịch - Vietinbank) khi đề cập đến Tổ chức tín dụng xuất khẩu với tựa đề:

“ Tổ chức tín dụng xuất khẩu ( Export Credit Agencies – ECAs) - công cụ thúc đẩy

tín dụng xuất khẩu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

Theo nội dung bài viết này, hầu hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển đều theo đuổi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để gia tăng sự ảnh hưởng trên thị trường thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, các nước này đều có các tổ chức tín dụng xuất khẩu. Tổ chức tín dụng xuất khẩu này có thể là một định chế tài chính như Ngân hàng Phát triển (Development Bank) Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Export - Import Bank) hoặc một Ngân hàng thương mại được chỉ định hoặc một cơ quan chuyên biệt của Chính phủ. Hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích cao nhất là bằng các công cụ gián tiếp để khuyến khích, hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Bài viết chỉ ra các hoạt động của tổ chức tín dụng xuất khẩu ở một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ đó xuất khẩu của các nước này phát triển với quy mô lớn và khá ổn định. Qua đó, tác giả cho rằng Việt Nam cũng đã học hỏi được kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này thông qua hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. [26]

Nhiều bài báo đăng trên Tạp chí Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phân tích những khía cạnh liên quan đến hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chủ yếu là trao đổi dưới góc độ thực tiễn nghiệp vụ tài chính.

Như vậy, tại Việt Nam, tuy có những công trình nghiên cứu về tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng xuất khẩu với những lập luận và phân tích khoa học các vấn đề liên quan, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ở cấp độ tiến sỹ đặt vấn đề nghiêncứu toàn diện về “TDXK của Nhà nước”, phát triển hoạt động TDXK của Nhà nướctại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây được xem là khoảng trống trong nghiên cứu liên quan. Qua đó, có thể nói đề tài luận án nói trên là đề tài có tính mới, tính cấp thiết cả về phương diện khoa học và thực tiễn.

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài

• Hanruhiko Rakuda (2005)


Khi đề cập đến vai trò của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation – JBIC) trong thương mại quốc tế, tác giả khẳng định việc JBIC cho vay xuất khẩu và cung cấp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng các tổ chức tài chính để hỗ trợ xuất khẩu tài chính của Nhật Bản, máy móc, thiết bị và công nghệ chủ yếu là cho các nước đang phát triển. Đặc biệt, các sản phẩm như tàu biển, các cơ sở sản xuất điện và các loại thiết bị nhà máy kết hợp một số lượng lớn các công nghệ tiên tiến, và xuất khẩu của họ góp phần nâng cao các cơ sở công nghệ của ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nhà máy đóng tàu và các cơ sở công nghiệp của Nhật Bản có một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp nhỏ sản xuất các bộ phận và linh kiện. Cho vay xuất khẩu JBIC được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào

việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản.

• Alberto D. Pena, Ph D. (1962)

Nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động và chức năng của Ngân hàng Phát triển (Development Bank-DB), tác giả đã đề cập đến các chức năng tài chính, hướng dẫn đầu tư, quản lý dữ liệu … trong đó các DB của các quốc gia cần xem xét điều chỉnh chức năng tài chính và hướng dẫn đầu tư từ một nghĩa chung chung sang một nghĩa cụ thể, tùy theo quy mô của từng DB. Trong chức năng tài chính và đầu tư các dự án mang tính chất “ phát triển”, các nhiệm vụ của DB tùy thuộc vào quy mô và nguồn vốn của nó, có thể hướng đến các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực khác nhau như xuất nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, khu vực kinh tế công, khu vực tư nhân, các loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau, trong đó lĩnh vực xuất nhập khẩu để phục vụ cho khách hàng sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu đối với các nước đang phát triển.

Các DB trong thời đại hiện nay cung cấp cấp dịch vụ tài chính cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu, cho vay đối với nông dân, cho vay và tài trợ cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang là xu hướng phát triển mới của mô hình tài chính DB thuộc sở hữu nhà nước.

• Jean-Pierre Chauffour, Christian Saborowski, Ahmet I. Soylemezoglu (2010) Ban kết nối thương mại quốc tế của World Bank, trong bài viết “Should developing


countries establish export credit agencies?” đã có thảo luận và trao đổi một số vấn đề cần được quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết lập một tổ chức tài chính chuyên ngành để hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức và cách làm cần phải có.

Bài viết trình bày những nội dung chính sau đây:

Một là, thảo luận về lý do tại sao bất kỳ quyết định thành lập một ECAs ( Export Credit Agencies - Tổ chức tín dụng xuất khẩu) nên chỉ được thực hiện sau khi đánh giá cẩn thận về tác động của một tổ chức như vậy trên cả hai phương diện là tài chính và lĩnh vực thực sự của nền kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn một mô hình kinh doanh bền vững cho các tổ chức tài chính chuyên ngành là rất quan trọng. Bài viết này không tìm cách cung cấp câu trả lời dứt khoát về việc liệu khi nào và như thế nào các nước đang phát triển nên thiết lập ECAs. Tuy nhiên, nghiêng về phía thận trọng trong việc thiết lập các tổ chức này trong một bối cảnh quốc gia có thu nhập thấp và nêu bật một loạt các yếu tố hoạch định chính sách cần cân nhắc khi quyết định một tổ chức như vậy.

Trước khi thảo luận về các yếu tố này, chúng tôi phân tích dữ liệu từ Liên minh quốc tế về đầu tư bảo hiểm (Berne Union) vào ngành công nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, một công cụ phổ biến của tài trợ thương mại đã được minh chứng trong môi trường hiện tại. Các dữ liệu cho thấy rằng, mặc dù khối lượng bảo hiểm tổng thể đã giảm do sự sụt giảm mạnh về lượng bảo hiểm thương mại trung hạn đến lượng bảo hiểm dài hạn đã được mở rộng trong thời khủng hoảng. Cho rằng ECAs là những cầu thủ chiếm ưu thế ở các thị trường này, hiện nay cho thấy các tổ chức tài chính chuyên “xuất khẩu tài chính” đã có được hữu ích trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng. Hai là, phân tích dữ liệu về bảo hiểm xuất khẩu và được cung cấp bởi các thành viên của Liên minh Berne. Nó tiếp tục thảo luận về khả năng nhận thức của ECAs hậu thuẫn công khai gây ảnh hưởng đến khối lượng bảo hiểm xuất khẩu trong thời

khủng hoảng.

Ba là, thảo luận các vấn đề cần quan tâm khi quyết định liệu một quốc gia nên thiết lập một tổ chức chuyên ngành tài chính để tài trợ xuất khẩu.

Bốn là, từ những ý tưởng như trên, bài viết đi đến kết luận là: Bất kỳ loại hình tổ chức tài chính nhằm mục đích đóng góp một phần trong việc tài trợ xuất khẩu có tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022