Tín Dụng Nhà Nước Và Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước


Xuất khẩu nói riêng và quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung có quan hệ rất mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Xuất khẩu mang tính chất tiền đề để mở đường cho các quan hệ kinh tế đối ngoại. Kinh tế đối ngoại có cơ sở tồn tại, thì hoạt động xuất khẩu sẽ phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn.

Tín dụng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt. Muốn có hàng hóa xuất khẩu và hàng xuất khẩu phải đáp ứng nhu cầu rất khắt khe và khó tính của thị trường quốc tế, đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu phải có chất lượng cao, giá trị sử dụng lâu bền, phổ biến, đa dạng về mẫu mã v.v. Muốn đạt được những tiêu chí về chất lượng hàng hóa, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy chuẩn của từng khối nước hoặc tùng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, bắt buộc người xuất khẩu phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất chế biến hiện đại. Chính những đòi hỏi về chất lượng về hàng hóa xuất khẩu đã là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, và rộng khắp, quốc gia đó đã phải đầu tư công nghệ tiên tiến hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá cả phù hợp. Đây không những là động lực cho hoạt động xuất khẩu mà còn là động lực phát triển của nền kinh tế.

Ngược lại, thông qua hoạt động nhập khẩu mà nền kinh tế trong nước có thể tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật và những sản phẩm tiên tiến, chất lượng cao, không những thỏa mãn nhu cầu trong nước một cách hợp lý, mà còn thông qua đó kích thích các ngành kinh tế trong nước không ngừng đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm có tính cạnh tranh và có thể thay thế hàng nhập.

• Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần cân bằng kim ngạch xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của quốc gia

Trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập, việc đẩy mạnh xuất khẩu không những góp phần phát triển kinh tế cả chiều sâu và chiều rộng mà còn góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong khi nhập khẩu phải tiêu tốn một khối lượng ngoại tế rất lớn mà không có nguồn cân đối tổng thể thông qua kim ngạch xuất khẩu, nền kinh tế sẽ bị thâm hụt ngoại tệ lớn. Điều này sẽ làm cho tỷ giá ngoại tệ tăng vọt, gây ảnh


hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, nguồn thu ngoại tệ nói riêng và dự trữ ngoại hối nói chung của quốc gia có ý nghĩa rất to lớn. An ninh tài chính đối ngoại và tạo tiềm lực mạnh trong các quan hệ kinh tế tài chính đối ngoại phụ thuộc chủ yếu vào dự trữ ngoại hối quốc gia, trong đó nguồn thu ngoại hối từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu mà Việt Nam phải hướng đến để vừa tạo cân bằng trong xuất nhập khẩu, vừa từng bước gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện nay.

• Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Tác động của xuất khẩu đến công ăn việc làm và đời sống của người lao động là rất lớn. Toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất chế biến hàng lân sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ v.v. Tất cả những loại sản phẩm này nếu được xuất khẩu, đồng thời với những mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu vật liệu và được thị trường thế giới chấp nhân, chắc chắn sẽ thu hút khối lượng lực lượng lao động xã hội tham gia, nhờ vậy mà góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Tóm lại, xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Một nền kinh tế có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, nền kinh tế của quốc gia đó có chỗ đứng trong cộng động kinh tế thế giới và chứng tỏ được tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn phát triển trong hội nhập, hoạt động xuất khẩu rất được quan tâm. Chính phủ, các bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương đã và đang có nhiều sự quan tâm ưu đãi, sự hỗ trợ khuyến khích cho các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Ngành tài chính ngân hàng cũng đã có những khuyến khích và hỗ trợ về phương diện tài chính trong khuôn khổ pháp lý và cam kết quốc tế để giúp đở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 6

1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

1.2.1. Tín dụng nhà nước

1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước

“Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân


trong nước, hoặc giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, trong đó nhà nước vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay nhằm thực hiện mục đích phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nói cách khác, tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước, bao gồm chính phủ trung ương chính quyền địa phương, với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng trong từng thời kỳ, trong đó nhà nước vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay đối với các đối tượng nói trên”.[16]

Với tư cách là người đi vay: Nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu Kho Bạc để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Như vậy, tín dụng nhà nước hoạt động bằng công cụ nợ truyền thống và phổ biến là trái phiếu.[16]

Với tư cách là người cho vay: Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các đơn vị và cá nhân thông qua các chương trình để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: Cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm, Các chương trình cho tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, cho vay hỗ trợ DNNVV…Những đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của tín dụng nhà nước phải thỏa mãn những điều kiện nhất định, đồng thời là những đối tượng được nhà nước khuyến khích phát triển.[16]

1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước

Là một hình thức tín dụng hoạt động trong nền kinh tế, tín dụng nhà nước chứa đựng các đặc điểm vốn có của quan hệ tín dụng như các hình thức tín dụng khác như: Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng vốn chứ không làm thay đổi quyển sở hữu vốn; Luôn có thời hạn xác định, có lãi suất và phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Ngoài ra, theo tác giả, tín dụng nhà nước còn có một số đặc điểm riêng biệt sau đây:

• Tín dụng nhà nước là loại tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;

Tín dụng nhà nước hoạt động phải có hiệu quả thiết thực, nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của tín dụng nhà nước tạo tiền đề, tạo điều kiện cho các đối tượng trong xã hội, từ các tổ chức kinh tế, đến các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân; các cơ đơn vị hành chính sự nghiệp đều được hưởng lợi kết quả chung. Các tổ chức


tài chính của chính phủ đã và luôn tuân thủ chính sách này.[33]

• Tín dụng nhà nước được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước, được nhà nước đảm bảo và thanh toán;

Với đặc điểm này, hoạt động của tín dụng nhà nước luôn có giới hạn và chỉ góp phần giải quyết những yêu cầu quan trọng và cần thiết vì lợi ích chung. Tín dụng nhà nước hoạt đông không vì lợi nhuận, nên cũng vì thế mà các rủi ro, nếu có xảy ra cũng sẽ được xử lý. Tuy nhiên không phải vì thế mà các tổ chức tài chính của Chính phủ tiến hành hoạt động một cách tùy tiện, không tuân thủ quy trình và quy định.

• Tín dụng nhà nước luôn được thực hiện theo đối tượng chỉ định trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

• Lãi suất trong tín dụng nhà nước là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường, nhưng sẽ hướng tới lãi suất thị trường khi có điều kiện cho phép để từng bước giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước;

• Tín dụng nhà nước cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn và có khả năng xảy ra rủi ro như tín dụng ngân hàng, do đó hoạt động nghiệp vụ, quản lý tín dụng nhà nước cũng phải tuân thủ quy trình, quy chế và phương thức quản lý như hoạt động của một ngân hàng thương mại. Cán bộ và nhân viên làm việc trong các tổ chức tài chính nhà nước phải thường xuyên học hỏi, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn để làm tốt công tác của mình. [33]

1.2.1.3. Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước hoạt động vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội; Trong mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp, khi phát sinh các quan hệ tín dụng nhà nước trên cả hai góc độ đi vay và cho vay, nhà nước các cấp đều cân nhắc, tính toán các lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của từng vùng miền, khu vực. Trên thực tế, mọi mặt hoạt động của tín dụng nhà nước, từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, đến việc sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, việc cho vay hỗ trợ các đối tượng chính sách

v.v tín dụng nhàn nước ở Việt Nam đều thống nhất mục tiêu xuyên suốt này.

Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng và mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước;

• Tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các đối tượng


thuộc diện chính sách xã hội (Hộ nghèo, thương binh. bệnh binh, người tàn tật. học sinh sinh viên, đồng bào dân tộc miền núi hải đảo v.v) và tín dụng hỗ trợ cho các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ (Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình thanh niên lập nghiệp, doanh nghiệp nhỏ…) góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

1.2.1.4. Vai trò của tín dụng nhà nước

Theo quan điểm của tác giả luận án, tín dụng nhà nước có vai trò như sau:

• Tín dụng nhà nước đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, quốc gia đó nhất định phải có cơ sở hạ tầng hiện đại, bởi vì cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ tạo đà vững chắc cho phát triển kinh tế. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển (Cầu đường bộ, cầu đường sắt, hệ thống cảng biển, cảng hàng không ) sẽ tạo sự giao lưu thông thoáng trong giao dịch kinh tế quốc nội và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng về nhiệt điện, thủy điện, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lọc hóa dầu sẽ tạo sự kết nối và phát triển vững chắc cho các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chế biến. Tóm lại, Việt Nam rất cần thiết phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta vừa tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) vừa phải sử dụng công cụ của tín dụng nhà nước một cách linh hoạt và có hiệu quả. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đều phát huy vai trò này của tín dụng nhà nước. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chính vì vậy mà trong 10 năm năm trở lại đây Chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn phát hành trái phiếu quốc tế (2007 & 2009) và phát hành trái phiếu quốc nội trong nhiều năm liền với quy mô ngày càng tăng nhằm tập trung nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và cũng đã có những thành công nhất định trong vấn đề này.

Tín dụng nhà nước là công cụ chủ yếu để nhà nước huy động và tập trung các nguồn vốn trong xã hội kể cả trong nước và nước ngoài để đầu tư vào các công trình thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội. Chính nhờ vậy mà cơ sở hạ tầng và bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển, khang trang hiện đại, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế, văn hóa giáo dục phát triển mạnh.


Tín dụng nhà nước với công cụ trái phiếu đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư kinh doanh quốc nội và quốc tế. Đầu tư vào trái phiếu nhà nước vừa an toàn vừa có hiệu quả cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

• Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhờ tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tề thông qua hình thức “tín dụng đầu tư, đồng thời qua tác động tích cực của hình thức “tín dụng xuất khẩu” mà tất cả các ngành kinh tế đều có điều kiện để cùng phát phát triển. Bên cạnh đó xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh sẽ tạo mối liên kết giửa các ngành, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.

• Tín dụng nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội Tín dụng nhà nước còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn trong đời sống hoặc trong sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ này mà các đối tượng chính sách có điều kiện để ổn định đời sống, tham gia quá trình sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta phải chấp nhận các quy luật của thị trường. Nghĩa là giảm sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt đông kinh tế của các chủ thể và chấp nhận cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế. Trong môi trường như vậy, sự thua lỗ sự phá sản có thể xảy ra, thất nghiệp và sự phân hóa giàu nghèo cũng có thể xảy ra. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước với vai trò là người lãnh đạo và quản lý trật tự xã hội hướng đến sự công bằng và an sinh chung, sẽ sử dụng công cụ tín dụng nhà nước để trợ giúp các đối tượng cần được giúp đỡ như nhân dân ở vùng núi, vùng biển, hải đảo, những nơi không có điều kiện phát triển kinh tế; giúp đở người nghèo, già yếu. Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là quốc gia có thành tích hàng đầu trong xóa đói giảm nghèo là một minh chứng cho vấn đề này.

Tín dụng nhà nước có vai trò rất quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam tín dụng nhà nước càng có vai trò quan trong hơn, bởi vì Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh với sự tàn phá nặng nề và khốc liệt. Hầu hết các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế bị hũy hoại, các cơ sở sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ đường lối và chính sách đúng đắn của


Đảng và Nhà nước đã động viên mọi nguồn lực cho việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và gặt hái được nhiều thành tựu rất to lớn, nhưng chúng ta vẫn phải vươn lên nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Muốn vươn lên mạnh mẽ để trở thành một quốc gia có vị trí kinh tế đang phát triển trong giai đoạn hiện nay, thì tín dụng nhà nước cần được sử dụng một cách mạnh mẽ và tích cực.

Tín dụng nhà nước có tác dụng to lớn như trên nên tín dụng nhà nước là loại tín dụng phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại ngày nay, đặc biệt ở những nước phát triển có thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu.

1.2.2. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Sự can thiệp mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ vào lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách của mỗi nước. Tuy có sự can thiệp với những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục đích là hỗ trợ và kích thích xuất khẩu hàng hóa của nước đó. Đó chính là tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Để làm sáng tỏ hơn thuật ngữ “Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”, cần phân biệt các khái niệm: Tín dụng xuất khẩu; Tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại; Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Tín dụng xuất khẩu nếu do các NHTM thực hiện, được coi là tín dụng “thương mại” theo lãi suất thị trường, đôi bên cùng có lợi. Trong khi tín dụng xuất khẩu do tổ chức tài chính của Chính phủ thực hiện (còn gọi là “ Tổ chức tín dụng xuất khẩu - Export Credit Agencies – ECAs). Khi ECAs cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được áp dụng theo khung lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường và được gọi là khung “lãi suất hỗ trợ”. Các doanh nghiệp xuất khẩu là người trực tiếp hưởng lợi từ chính sách tín dụng này của Chính phủ. Như vậy, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thực chất cũng là tín dụng xuất khẩu, nhưng do ECAs của Chính phủ thực hiện với mức lãi suất ưu đãi nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhiều nước trên thế giới coi việc tài trợ cho xuất khẩu là một chiến lược mang tính quốc gia, vì vậy các nước này, hết sức tạo điều kiện về vốn và bảo hiểm của Nhà nuớc trong quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhiều nước trên


thế giới đã thành lập những ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ cho xuất nhập khẩu, thông qua đó áp dụng biện pháp tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của các nước đó.

Hệ thống lý luận hiện nay chỉ mới nói đến tín dụng nhà nước nói chung, chưa nói đến TDXK của Nhà nước. Dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước ở các nước trên thế giới, và thực tiễn hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam, tác giả có thể nêu quan điểm khái quát về TDXK của Nhà nước như sau: “TDXK của Nhà nước là các hình thức tài trợ xuất khẩu trong quan hệ tài chính, được thực hiện bằng tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoặc tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định, trong khuôn khổ của cơ chế và chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn nhất định nhằm khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia”. Như vây, TDXK của Nhà nước nói riêng và TDXK nói chung đều mang tính chất là tài trợ ngoại thương. Trong đó, nhà tài trợ là một tổ chức tài chính của Chính phủ (nếu là TDXK của Nhà nước) hoặc các ngân hàng thương mại (nếu là TDXK của NHTM); và đối tượng được tài trợ là các nhà xuất khẩu, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, miễn là thỏa mãn các điều kiện của nhà tài trợ. Tuy nhiên giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của Ngân hàng thương mại tuy có những điểm giống nhau, nhưng cũng có những điểm có sự khác biệt nhất định (phần này được trình bày cụ thể hơn ở mục 1.2.3).

Theo từ điển Ngoại thương và Tài chính Anh - Việt hiện đại. NXB Thống Kê (English Vietnamese Dictionary of Modern International Trade and Finance) thì “ Tín dụng xuất khẩu – Export Credit là hình thức “ hỗ trợ tài chính” của một Chính phủ, hay một tổ chức tài chính để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài”.

Như vậy, TDXK của Nhà nước không phải là loại hình tín dụng thuần túy theo cơ chế thị trường đôi bên cùng có lợi giữa tổ chức tài chính và đối tượng được tài trợ, mà là sự “hỗ trợ” tín dụng có mục đích và có điều kiện của Nhà nước. Nhưng sự “hỗ trợ” tín dụng này phải nằm trong khuôn pháp lý mà các quốc gia đã cam kết trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương.

Cần phải nói thêm rằng, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí