Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Đầu Tư Tại Ngân Hàng Phát Triển


tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục, luận văn được trình bày thành 03 chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

1.1.Tổng quan về Ngân hàng Phát triển và tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển:

Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 3

Để tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT các nước trên thế giới đã chú trọng xây dựng và phát triển mô hình tổ chức thực hiện để tổ chức này phát huy tốt hơn vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước. Các mô hình tổ chức thực hiện này đã đem lại những hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng ĐTPT và phù hợp với diễn biến thực tế. Việt Nam là nước đi sau sẽ có nhiều thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển tổ chức thực hiện tài trợ phát triển của Chính phủ. Cụ thể một vài nét của NHPT trên thế giới:

* Ngân hàng phát triển Đức (KFW): KFW là mt tchc công được thành lp vào tháng 11 năm 1948 theo lut KFW vkhuyến khích tái thiết nn kinh tế ca Tây Đc sau chiến tranh.

Phần lớn nguồn vốn của KFW là tự huy động thông qua phát hành trái phiếu và các khoản vay trên hối phiếu nhận nợ, hoặc các khoản vay của các quỹ xã hội. Nguồn vốn chính dành cho tài trợ đầu tư là từ vốn tự có của KFW. Đối với các chương trình ổn định ngân hàng duy trì lãi suất thấp bằng cách phối hợp các nguồn vốn từ các quỹ công cộng. Ngoài ra để có đủ nguồn vốn cần thiết, KFW dùng vốn vay với lãi suất thấp từ quỹ đặc biệt chương trình khôi phục Châu Âu hoặc phát hành trái phiếu huy động vốn trực tiếp từ thị trường vốn và cũng nhận vốn ủy thác từ Chính phủ liên bang.

KFW rất chú trọng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để phòng ngừa rủi ro phát sinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá, KFW tham gia vào một số


các giao dịch có kỳ hạn tương lai. KFW đã tiến hành một số bước để cải thiện khả năng cải thiện tài sản nợ của mình, và những bước này đã góp phần tăng khả năng sinh lời và ổn định tài chính của ngân hàng.

Về lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện KFW cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường nhưng sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Bên cạnh việc giảm ưu đãi về lãi suất là mở rộng thời hạn cho vay, chất lượng dịch vụ, điều kiện vay vốn…

Hệ thống kế toán kiểm toán của KFW được quy định tại Luật KFW, trong đó quy định rằng báo cáo kế toán hàng năm do hội đồng quản trị soạn thảo, có sự tham gia ý kiến của cơ quan kiểm toán Chính phủ. Các báo cáo tài chính của KFW phải được lập phù hợp với các quy định của kế toán ngân hàng.

* Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB): CDB được thành lập vào tháng 3 năm 1994. Là tổ chức chịu sự điều hành trực tiếp từ Quốc vụ viện, CDB phải trình báo các hoạt động lên Quốc vụ viện theo quy định. Hội đồng quản lý được thành lập như một đơn vị điều hành nội bộ; bao gồm các thành viên đại diện cho: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Ủy ban thương mại và kinh tế Nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán.

Mỗi năm CDB được kiểm tra tổng thể một lần xem các chính sách hoạt động của CDB có phù hợp với chính sách quốc gia hay không, không hề có việc kiểm tra nhỏ lẻ ở tầm vi mô và Hội đồng quản lý không được phép can thiệp tùy tiện vào các hoạt động hàng ngày của CDB.

Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu của CDB phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Phần lớn các trái phiếu 5 năm được các ngân hàng thương mại và trái phiếu 8 năm do tiết kiệm bưu điện mua. Lãi suất do ngân hàng nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi


suất của các công cụ tài chính khác có cùng thời hạn. Từ năm 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu thầu thông qua việc kết hợp một nhóm các ngân hàng thương mại để quyết định lãi suất của trái phiếu, do vậy mà huy động được vốn với lãi suất thấp.

Các hình thức hỗ trợ của CDB ngày càng được đa dạng hơn. Đặc biệt là việc mở rộng hình thức tư vấn đầu tư cho các dự án. Đây là hình thức mới nhưng lại mang lại hiệu quả cao đối với các dự án đầu tư. Hiện nay CDB đã tư vấn cho các dự án mới của Nhà nước trước khi nó được trình lên nội các.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thu thập thông tin về những chính sách cụ thể của các nước châu Á hỗ trợ cho quá trình Công nghiệp hóa, hầu hết các nước đều đưa ra các chính sách về tín dụng đầu tư.

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2006 thành lập NHPT trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển.

*Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động: NHPT hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằmthực hiện nhiệm vụ chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

*Vai trò: là đơn vị thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn; Tập trung vốn thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường… góp phần nâng cao dịch vụ công và đảm bảo an sinh xã hội theo các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chương trình kinh tế của Chính phủ.


*Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT theo quy định của Chính phủ;

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định;

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác;

- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT;

- Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

1.1.2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển

Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả “Dựa vào chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng được chia thành ba hình thức:“tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng Nhà nước” (Đinh Xuân Hạng, 2011, tr.57).Trong đó,“tín dụng Nhà nước”là hình thức tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội. Trong hình thức này, Nhà nước là người trực tiếp vay vốn ở trong và ngoài nước để giải quyết nhu cầu chi của ngân sách nhà nước đồng thời Nhà nước cũng là người cho vay; Đặc trưng cơ bản là việc huy động và sử dụng vốn đã được huy động được thường có sự kết hợp giữa các nguyên tắc tín dụng và chính sách về tài chính; nó còn


là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô.

Tín dụng nhà nước tồn tại và quy mô ngày càng mở rộng là hết sức cần thiết trong đó hoạt động cho vay được chú trọng và chiếm tỷ lệ lớn chủ yếu đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các đối tượng chính sách của Nhà nước.

“Các dự án phát triển là dự án trực tiếp tạo ra sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân”cư. Các dự án phát triển thường không hấp dẫn các ngân hàng thương mại bởi kỳ hạn dài và khả năng xảy ra rủi ro quá lớn hoặc lợi nhuận quá ít ỏi” (Phan Thị Thu Hà, 2005, tr.5)

Tín dụng đầu tư là một bộ phận cấu thành nên Tín dụng Nhà nước.Tín dụng đầu tư của Nhà nước là quan hệ vay - trả“giữa Nhà nước với các chủ thể“trong xã hội, gắn liền với quá trình tạo lập”và sử dụng các quỹ tín dụng nhằm thực hiện các dự án TDĐT trên nguyên tắc có hoàn trả trực tiếp (Nguyễn Cảnh Hiệp, 2013, tr.9).

Hoạt động quản lý vốn tín dụng đầu tư và việc tổ chức triển khai công tác tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống NHPT

Từ khái niệm chung nhất về tín dụng, có thể đưa ra khái niệm TDĐT của Ngân hàng Phát triển như sau:

Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển là TDĐT, là sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức tín dụng cho các dự án phát triển thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích.Khác với tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư của NHPT là kênh hỗ trợ vốn cho các pháp nhân (chủ đầu tư) để khuyến khích họ đầu tư vào các lĩnh vực, các vùng miền Chính phủ mong muốn.

Về mặt hình thức thì nó vẫn dựa trên các quan hệ vay mượn có hoàn trả


cả gốc lẫn lãi.

Về nội dung, là kênh hỗ trợ các nhà đầu tư huy động được vốn cho đầu tư chứ không phải là hoạt động kinh doanh về tiền tệ của Nhà nước. Chính phủ các nước sử dụng tín dụng đầu tư của Nhà nước như là một công cụ khuyến khích đầu tư. Tín dụng đầu tư nhằm mục đích chuyển từ bao cấp vốn sang hỗ trợ dưới dạng cho vay có hoàn trả. Ưu điểm của hoạt động này là các hoạt động đầu tư được sử dụng nguồn vốn Nhà nước để tạo ra nguồn thu có khả năng hoàn trả khoản vốn đã sử dụng. Nhờ đó tín dụng đầu tư không chỉ góp phần tập trung được các nguồn vốn cần thiết cho đầu tư mà còn có tác dụng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn của Nhà nước.

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động Tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển

Là một loại hình hoạt động tín dụng trong hệ thống tín dụng của nền kinh tế quốc dân, Tín dụng đầu tư của NHPT cũng mang những đặc điểm vốn có của tín dụng nói chung (quan hệ ba bên trong đó tổ chức tín dụng đóng vai trò trung gian gữa người có tiền tạm thời nhàn dỗi và người có nhu cầu sử dụng tiền; quan hệ tài chính dựa trên sự tín nhiệm; quan hệ nhượng quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định; lãi suất là giá của quyền sử dụng tiền theo thời gian…). Tuy nhiên, do được tổ chức thực hiện bởi cơ quan được Nhà nước ủy quyền nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước, đồng thời lại hướng đến đối tượng phục vụ là hoạt động đầu tư phát triển, nên Tín dụng đầu tư của NHPT là hoạt động tín dụng chính sách mang những đặc điểm riêng, phản ánh sự đan xen giữa đặc điểm của tín dụng và đặc điểm của sử dụng NSNN.

-Nhà nước can thiệp vào các quyết định tín dụng

Tín dụng của các trung gian tài chính, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có toàn quyền quyết định huy động vốn ở đâu, cho ai vay, lãi suất như


thế nào, trong tín dụng đầu tư của NHPT, Nhà nước can thiệp vào các quyết định tín dụng trên nhiều phương diện như cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hoặc tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn để cho vay đầu tư, quy định ai được vay, với lãi suất như thế nào. Ngân hàng Phát triển thực hiện tín dụng theo chính sách của Nhà nước, nhằm hướng tới mục tiêu Nhà nước theo đuổi.

-Tính hiệu quả đan xen về chính trị, xã hội

Khác với mục đích của các loại hình tín dụng khác trong nền kinh tế thị trường là tìm kiếm lợi nhuận, mục đích tín dụng đầu tư của NHPT là hỗ trợ các dự án ĐTPT thuộc đối tượng Nhà nước muốn khuyến khích phát triển. Do đó hoạt động của tín dụng này không vì mục đích lợi nhuận, không đặt mục đích lợi nhuận do khoản tín dụng đó đem lại lên hàng đầu, mà nhấn mạnh hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội. Vì vậy, lãi suất cho vay của NHPT thường thấp hơn lãi suất thị trường và được NSNN cấp bù, bù đắp khoản thâm hụt do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn.

-Tính kế hoạch - chỉ định

Hoạt động TDĐT của NHPT mang tính kế hoạch - chỉ định rõ ràng. Kế hoạch tín dụng đầu tư của NHPT hàng năm là một bộ phận của kế hoạch ĐTPT của Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển KT-XH trong từng thời kỳ và được Nhà nước thông báo hàng năm. Việc cho vay TDĐT đối với các dự án được thực hiện theo kế hoạch hàng năm do Nhà nước giao. Việc huy động vốn được thực hiện căn cứ trên nhu cầu giải ngân cho các dự án đã đăng ký theo kế hoạch. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay cũng được Nhà nước quyết định và thông báo trong từng thời kỳ. Do thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ nên hoạt động TDĐT của NHPT được Chính phủ hỗ trợ về nguồn vốn thông qua việc cấp vốn trực tiếp hoặc hỗ trợ trong huy động vốn. Đây là một đặc điểm hết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023