Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước 18

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2020 41

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2020 42

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của NHPT Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 42

Bảng 2.4. Doanh số cho vay TDĐT giai đoạn (2016-2020) 51

Bảng 2.5: Dư nợ hoạt động TDĐT tại NHPT Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 52 Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ TDĐT theo ngành, lĩnh vực giai đoạn (2016-2020).. 53 Bảng 2.7. Tốc độ tăng tưởng dư nợ TDĐT giai đoạn (2016-2020) 54

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2016-2020 56

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016-2020 56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bảng 2.10: Kết quả thu nợ vốn TDĐT của Nhà nước giai đoạn 2016-2020 .. 57

DANH MỤC HÌNH

Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 2

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang 37

Hình 2.2. Quy trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn 45

Hình 2.3: Quy trình thẩm định 46

Hình 2.4: Quy trình ký hợp đồng 48

Hình 2.5. Quy trình giải ngân, quản lý và thu hồi nợ vay 49

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 73


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.Đường lối đó được cụ thể hoá qua các chương trình, kế hoạch, biện pháp phát triển toàn diện nền kinh tế và qua việc sử dụng hợp lý, đồng bộ các công cụ tài chính-tín dụng.Một trong những công cụ tài chính-tín dụng được Nhà nước sử dụng để hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tăng trưởng bền vững là hình thức tín dụng đầu tư (TDĐT) của nhà nước. TDĐT của Nhà nước được thực hiện qua nhiều kênh, trong đó hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT Việt Nam) là một kênh tín dụng rất quan trọng để Nhà nước tập trung hỗ trợ các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng lĩnh vực, từng ngành, vùng và từng sản phẩm, tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hoá sản xuất, cơ sở hạ tầng của một số ngành kinh tế - xã hội, các vùng, miền có khó khăn. Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đã được tập trung cho những chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực trọng điểm của đất nước như: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, các nhà máy đóng tàu biển, xi măng, thép, hoá chất,cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội...Cùng với các loại hình Tín dụng nhà nước khác, TDĐT của Nhà nước qua hệ thống ngân hàng đã đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ và xã hội, TDĐT của Nhà nước do hệ thống ngân hàng thực hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng đầu tư trong nhiều mặt là một trong những nhiệm vụ chính trị và cũng là sứ mệnh thực thi chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước mà Chính phủ trao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Trong những năm qua, Chi nhánh Bắc Giang (là đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam) đã cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ TDĐT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, góp phần đầu tư phát triển KT-XH của địa phương đặc biệt phục vụ hiệu quả các chương trình, dự án trọng điểm và


phát triển vùng miền khó khăn của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung của hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam, tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng giảm mạnh, nợ xấu trong hoạt động TDĐT của Chi nhánh NHPT Bắc Giang trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên.

Sau quá trình học tập, được trang bị kiến thức nâng cao về quản lý qua Khóa đào tạo Thạc sỹ tại Khoa Sau Đại học-Trường Đại học Thương Mại và qua thời gian công tác tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang, nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng trưởng tín dụng và nâng cao quản lý chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững tại Chi nhánh, đó là lý do em đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Lĩnh vực Tín dụng đầu tư của Nhà nước ta cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến dưới góc độ khác nhau, tiêu biểu như:

-Nguyễn Gia Thế (2004), Một số giải pháp nhằm nâng cao quả hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn phân tích tình hình hoạt động tín dụng và từ đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT trong thời kỳ quỹ HTPT (tổ chức tiền thân của NHPT)

-Trần Công Hoà (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT của nhà nước, đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động của Quỹ HTPT (tổ chức tiền thân của NHPT Việt Nam). Tại đề tài này tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT của Nhà


nước trên các trên phương diện: môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách của Nhà nước, mô hình triển khai, hoạt động của các doanh nghiệp giai đoạn 2000- 2006 nên đề tài thiếu tính thời sự chưa thể áp dụng cho điều kiện tại Chi nhánh Bắc Giang.

-Đào Bá Đức (2008), Đổi mới hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Thanh hoá, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động TDĐT phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa.

-Nguyễn Nam Chiến Thắng (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Tác giả đã đi sâu vào xây dựng cơ sở lý luận và phân tích chất lượng thẩm định tài chính đối với các dự án vay vốn TDĐT PT tại Chi nhánh, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới.Tuy nhiên, đề tài chỉ đề cập một phần mảng của nghiệp vụ thẩm định dự án trong toàn bộ quá trình hoạt động cho vay TDĐTPT.

-Nguyễn Hữu Nam (2011), Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Bắc Ninh – Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về cơ sở lý luận tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam và các loại hình, đặc điểm, vai trò tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đồng thời luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ninh - Bắc Giang trong giai đoạn 2000-2008, trên cơ sở đó đề xuất những giải


pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh và đưa ra những kiến nghị đối với NHPT Việt Nam, với các cấp chính quyền, các ngành liên quan tại hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang về chính sách và biện pháp nhằm thực hiện đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước tại Chi nhánh. Nhằm góp phần nâng cao công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh trong thời gian tới.

-Bài viết nghiên cứu của tác giả TS. Phạm Văn Bốn (2013), “Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã chỉ ra những mặt đạt được và những hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước từ khi thành lập NHPT, đồng thời đề xuất các giải pháp đồng bộ từ cơ sở lý luận về NHPT, chính sách tín dụng của Nhà nước, đến các hoạt động nghiệp vụ của NHPT như thẩm định hồ sơ, bảo đảm tiền vay, quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam trong thời gian tới.

-Luận văn thạc sĩ kinh tế“Quản trị rủi ro tín dụng tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An”, tác giả Trương Thị Hiền (2016).

Tác giả là làm sáng tỏ“cơ sở lý luận về hoạt động tín”dụng, RRTD và hoạt động”quản trị RRTD; đánh giá được thực trạng quản trị RRTD của VDB Nghệ An giai đoạn 2012-2015 và“đưa ra một số giải pháp quản trị”RRTD cho VDB Nghệ An.

Tuy nhiên, luận văn trên còn tồn tại một số hạn chế như sau: thực trạng quản trị RRTD tại VDB Nghệ An chủ yếu mang tính thông tin mô tả về hệ thống chính sách, quy trình“quản trị RRTD”của VDB Nghệ An mà chưa“phân tích, đánh giá”sâu về“thực trạng quản trị RRTD”tại đây; một số giải pháp đề xuất còn chung chung, mang tính lý thuyết chưa cụ thể gắn với điều kiện của VDB Nghệ An. Ngoài ra, phạm vi thời gian chỉ giới hạn trong 3


năm (năm 2012-2015); đối tượng nghiên cứu rộng hơn là các lĩnh vực tín dụng tại VDB thay vì giới hạn trong TDĐT.

-Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2017), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại học Mở Hà Nội. Tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau: Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng thương mại cũng như nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHPT Bắc Giang trong giai đoạn 2014-2016, đồng thời đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang, qua đó chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm góp phần hạn chế rủi ro và tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang trong thời gian tới. Các giải pháp và kiến nghị này được đưa ra chủ yếu dựa trên tình hình tín dụng thực tế tại Chi nhánh.

Các công trình nghiên cứu trên có đề cập tới công tác quản lý, quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển/Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá các mặt của công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư nói chung, chưa đi sâu vào thực trạng của công tác phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư, cũng như chưa đề cập nguyên nhân tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng giảm trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn tái cơ cấu toàn diện hệ thống NHPT và chính sách TDĐT của Nhà nước có thay đổi nhiều, quy trình quy chế chưa


được hoàn thiện.Mặt khác đặc điểm về vị trí địa lý, con người, KT-XH ở Bắc Giang có nhiều điểm khác với tỉnh thành của các nghiên cứu trên đã thực hiện.

Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài“Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang” với mong muốn mang lại một đóng góp thực tiễn thiết thực cho đơn vị công tác của mình.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển hoạt động TDĐT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt động này trong thời gian tới.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:

-Hệ thống hóa, luận giải những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển.

-Phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang từ đó đánh giá những thuận lợi cũng như hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam-Chi nhánh Bắc Giang.

-Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra, Luận văn đề xuất một số giải pháp vá kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn: Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển.

- Phạm vi nghiên cứu:


+ Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của việc phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại NHPT: tăng trưởng tín dụng và vấn đề nâng cao chất lượng TDĐT từ nguồn vốn ngân sách và vốn cho vay lại ODA.

+ Phạm vi thời gian: Phần thực trạng của đề tài nghiên cứu trong giai đoạn (2016-2020), các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa đến năm 2030

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu việc phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung vào việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đạt được mục tiêu nghiên cứu.Một số kỹ thuật trong phương pháp định tính bao gồm:

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập số liệu từ các báo cáo tín dụng, báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua 5 năm (2016-2020).

Tham khảo sách báo tạp chí Ngân hàng và các bài viết có liên quan đến đề tài phân tích.

Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng về doanh số huy động vốn,doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng và kết quả hoạt động của Ngân hàng giai đoạn (2016-2020)…

-Phương pháp phân tích số liệu:

Dùng phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu

Dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối: tính các chỉ tiêu để xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế; làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó.So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí