Ngoài ra, những nhân viên này phải tâm huyết và trung thành, đồng hành cùng công ty trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, công việc lâu dài và mang ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển hoạt động môi giới là VNS phải tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa công ty. Theo người viết, để thực hiện được hai công việc trên, VNS có thể tiến hành đồng thời các biện pháp như:
- Thường xuyên mở các khóa học nâng cao trình độ cho nhân viên về phân tích chuyên sâu tài chính doanh nghiệp, các khóa học về kỹ năng bán hàng, về thị trường OTC, tin học, ngoại ngữ…
- Khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức để có chứng chỉ hành nghề chứng khoán bằng cách: hỗ trợ tiền học, cung cấp thông tin về các khóa học, có những ưu đãi hơn đối với những nhân viên đã đạt được chứng chỉ hành nghề… Dần dần sau này sẽ đưa việc có chứng chỉ thành điều kiện bắt buộc của nhân viên môi giới trong công ty.
- Tuyển dụng nhân viên môi giới mới trên cơ sở công khai, đảm bảo chất lượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, ngoại hình, khả năng giao tiếp và ứng xử để tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ, có năng lực cho hoạt động môi giới. Đồng thời, nguồn nhân lực trẻ này cũng có tác dụng kích thích những nhân viên đang làm cho công ty ra sức hoàn thiện mình hơn, cùng nhau góp sức vào sự phát triển chung của công ty.
- Chủ động kết hợp với các trường đại học về kinh tế có tiếng trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để tổ chức các chương trình cho sinh viên thực tập tại công ty. Nhờ vào hoạt động này, VNS có thể tiếp cận với nguồn nhân lực mới, có năng lực và đồng thời cũng là quảng bá hình ảnh của mình.
- Kết hợp với các công ty chứng khoán khác đưa những nhân viên môi giới xuất sắc đi thực tập, đào tạo ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn sau đó về truyền lại kinh nghiệm cho các nhân viên khác, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ chung.
- Thiết kế đồng phục và yêu cầu nhân viên phải mặc trong thời gian làm việc để tạo tính chuyên nghiệp và ấn tượng riêng về công ty đối với khách hàng.
- Tổ chức các chương trình giao lưu, du lịch, dã ngoại, party… để tăng tình đoàn kết giữa các nhân viên. Trong những ngày kỷ niệm quan trọng của VNS, tổ chức các cuộc tọa đàm giữa ban lãnh đạo và nhân viên giúp cho người quản lý hiểu rõ hơn nguyện vọng của nhân viên mình, còn nhân viên sẽ thấy mình được quan tâm hơn.
- Thành lập các quỹ thăm hỏi, giúp đỡ… dành cho nhân viên.
- Xây dựng tủ sách chung để chia sẻ kiến thức giữa ban lãnh đạo với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Dịch Vụ Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Khách Hàng Trong Hoạt Động Môi Giới
- Theo Dõi Số Lượng Tài Khoản Giao Dịch Đóng, Mở Tại Vns Qua Các Quý
- Đánh Giá Từ Nhà Đầu Tư Về Mức Độ Quan Trọng Của Các Vấn Đề Trong Hoạt Động Môi Giới
- Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 14
- Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Kết hợp với Ngân hàng thực hiện hoạt động Ứng trước tiền bán chứng khoán.
Để góp phần làm tăng doanh thu của công ty, phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới, người viết xin đưa ra ý kiến: VNS nên kết hợp với ngân hàng thực hiện hoạt động ứng trước tiền bán chứng khoán.
Như đã trình bày trong chương II, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho nhà đầu tư, VNS sẽ bỏ tiền của mình ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng với mức lãi suất là 0,045%/ ngày, mức ứng trước thấp nhất là 50.000 đồng. Lợi nhuận thu được của hoạt động này gần như không đáng kể mà chủ yếu là để hỗ trợ cho hoạt động môi giới chứng khoán. Vì thế, nếu VNS kết hợp cùng với ngân hàng, có thể là ngân hàng Đại Tín, để ngân hàng bỏ tiền ra ứng trước và cho họ hưởng toàn bộ số lãi thu được thì VNS sẽ dư ra một lượng vốn không nhỏ để thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư với khách hàng. Hiện nay, nhu cầu của nhà đầu tư hợp tác cùng công ty ở VNS rất nhiều, mà lãi thu được từ hoạt động này lại rất lớn, có thể gần bằng doanh thu phí môi giới. Vì vậy, nếu đẩy mạnh Hợp đồng hợp tác đầu tư với khách hàng sẽ đem lại nguồn thu lớn cho công ty.
Đẩy mạnh hoạt động PR và Marketing.
Với tình hình của công ty hiện nay thì VNS còn phải đẩy mạnh hoạt động PR và Marketing. Cho đến thời điểm này thì vẫn còn ít người biết đến một công ty chứng khoán là công ty VNS. Đối với những người chưa tham gia vào thị trường chứng khoán thì cái tên “Công ty cổ phần chứng khoán VNS” còn khá xa lạ. Nếu tìm kiếm trên Google thì cũng chỉ có thông tin về trang web của công ty và vài mẩu
tin ngắn ngủi, không có gì đặc sắc. Để giải quyết vấn đề này, VNS có thể kết hợp các hoạt động như:
- Đào tạo kỹ năng bán hàng trực tiếp cho nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới, nhân viên giao dịch là cầu nối trực tiếp giữa công ty với khách hàng, là người tạo nên hình ảnh và uy tín của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh quan tâm đến đội ngũ những nhân viên này, tuyên truyền để họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, hướng dẫn và đào tạo cách thức giao tiếp, ứng xử với khách hàng, cách trả lời điện thoại… để luôn tạo được sự tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ môi giới do công ty cung cấp. Như vậy, thông qua những nhà đầu tư đã từng giao dịch ở VNS, hình ảnh tốt đẹp của công ty sẽ được truyền tới những người thân, bạn bè của họ, ngày càng có nhiều người biết đến VNS nhiều hơn.
- Tăng cường hoạt động quảng cáo. Khi tiến hành quảng cáo, công ty cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình nhắm vào, cách truyền đạt thông tin làm sao để vừa gây sự chú ý lại vừa mang đầy đủ những thông tin muốn gửi gắm. Các phương tiện để quảng cáo cho hoạt động môi giới có thể là báo, chí chuyên ngành về chứng khoán, tài chính, ngân hàng; đài truyền hình; các biển quảng cáo…
- Phối hợp với Trung tâm Đào tạo chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức các buổi thực tế tại công ty cho học viên các lớp kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hoạt động này cũng có thể phát triển hơn bằng cách mở rộng phạm vi kết hợp tới các cơ quan, ban ngành, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các trường đại học, các trung tâm đào tạo về chứng khoán. Đây là một hoạt động rất hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty nếu VNS biết cách tổ chức tốt.
- Tích cực tham gia các triển lãm chuyên ngành tài chính – ngân hàng, các cuộc hội thảo chuyên đề, các hội nghị báo chí…
- Tham gia tài trợ cho các cuộc hội thảo liên quan đến thị trường chứng khoán, các câu lạc buổi chứng khoán của sinh viên, các cuộc thi về chứng khoán do sinh viên tổ chức…
- Kết hợp với những tờ báo chuyên ngành để xuất bản những ấn phẩm riêng của công ty.
III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Những kiến nghị mà người viết đưa ra sau đây đối với nhà nước là những kiến nghị chung để phát triển thị trường chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khoán. Qua đó góp phần tạo điều kiện cho dịch vụ môi giới phát triển, trong đó có hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán VNS.
Ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Ổn định và tăng trưởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng. Thị trường chứng khoán là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Thị trường này chỉ có thể phát triển khi nền kinh tế của một nước đạt đến một trình độ phát triển nhất định.
Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nhiều việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp, từ đó tăng thu nhập của doanh nghiệp cũng như tăng thu nhập của dân cư. Do thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và các khoản tiết kiệm cũng tăng tương ứng. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư từ phía công chúng và kích thích doanh nghiệp phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội.
Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển của công ty chứng khoán và dịch vụ môi giới.
Để tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học và công nghệ. Đồng thời Nhà nước cần thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Phát triển thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là môi trường phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hoạt động này.
Để phát triển thị trường chứng khoán Nhà nước cần chú trọng đến mấy vấn đề sau.
Thứ nhất, hệ thống kế toán và kiểm toán là hệ thonongs phụ trợ quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống này cung cấp các thông tin cần thiết và tin cậy cho việc xác định giá trị kinh tế cơ bản của công ty hay các thông tin về điều kiện tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Đây là các thông tin cơ bản giúp cho việc định giá chứng khoán.
Thứ hai, hệ thống công bố thông tin phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự tham gia của các thành viên của thị trường chứng khoán, trong đó có công ty chứng khoán. Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến chứng khoán và để ngăn chặn các gian lận trong giao dịch. Điều này được biểu hiện trong các quy định về đăng ký và báo cáo định kỳ.
Hệ thống công bố công khai góp phần làm tăng độ tin cậy của thj trường chứng khoán và giải quyêt vấn đề về thông tin không cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nó tạo điều kiện công bằng về thông tin giữa các nhà phát hành và các nhà đầu tư trên thị trường.
Thứ ba, trong giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trư chứng khoán cũng rất quan trọng. Vì thế, nó cần phải được xem xét đầy đủ khi thành lập thị trường nếu các nhà quản lý không muốn thị trường bị tê liệt.
Phát triển hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán sẽ tạo điều kiện tăng hiệu quả và tăng mức độ an toàn của thị trường, đồng thời giúp cho việc phát triển các nghiệp vụ lưu ký, thanh toán, cho vay của công ty chứng khoán.
Thứ tư, việc phát triển hệ thống quản lý, giám sát thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của công ty chứng khoán vào thị trường. Việc lựa chọn mô hình quản lý thị trường chứng khoán cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Các mô hình quản lý và giám sát được lựa chọn trên cơ sở không để cho thị trường trở thành
sòng bạc với các trò gian lận và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư, song cũng không nên hạn chế thị trường bằng sự can thiệp quá mức của Nhà nước. Sự can thiệp quá mức sẽ làm hạn chế sự tham gia của công ty chứng khoán và điều này làm hạn chế hiệu quả của thị trường.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán.
Thị trường chứng khoán vốn được ví như “con dao hai lưỡi”, nếu không vận dụng khéo léo để phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó thì vai trò to lớn của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với những tác hại khôn lường mà nó có thể gây ra. Vì vậy, để đảm bảo cho thụ trường chứng khoán hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và phát huy tối đa tác dụng thì cần phải có một môi trường pháp lý phù hợp.
Nếu như các trung gian tài chính, Sở giao dịch chứng khoán được tư do hoạt động thì lợi ích của các nhà đầu tư sẽ không được đảm bảo. Nhưng nếu pháp luật về hoạt động chứng khoán quá nghiêm khắc thì có thể làm giảm sự sôi động của thị trường.
Các điều kiện pháp lý ảnh hưởng lớn đến việc thu hút công ty chứng khoán tham gia thị trường và thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và các nhà đầu tư chỉ an tâm tham gia thị trường khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo vệ. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cả công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có hoạt động môi giới của công ty chứng khoán, ra đời dưới sự quản lý và giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, mà đại diện là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bằng các văn bản luật trực tiếp điều chỉnh và giám sát hoạt động của công ty chứng khoán như: Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, Luật đầu tư 2005, Luật thương mại 2005…
Việc ra đời các văn bản luật này cần phải dảm bảo sự đồng bộ và nhất quán trong một số vấn đề như các quy định về thủ tục, giấy phép hoạt động kinh doanh, lập chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện; vấn đề thâu tóm, mua bán, giải thể, sáp
nhập, phá sản… để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định của pháp luật mà không gây ra những cản trở làm hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì sự phát triển môi giới chứng khoán qua mạng là điều tất yếu. Về lĩnh vực này đối với Việt Nam còn là một lĩnh vực mới nhưng đang từng bươc phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động môi giới trực tuyến qua mạng Internet, tạo điều kiện cơ sở cho công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động trực tuyến hơn nữa, phát triển hoạt động môi giới chứng khoán điện tử.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng cần xây dựng luật chuẩn hóa tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với người môi giới chứng khoán. Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh, chuyên nghiệp của hoạt động môi giới chứng khoán.
Hoàn thiện sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng không chỉ đối với quyền lợi của các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động của công ty chứng khoán thường được điều hành và quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thông thường, hoạt động quản lý này bao gồm: việc thành lập công ty chứng khoán phải tuân theo quy định chặt chẽ, phải được cấp phép và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Công ty chứng khoán phải chịu chế độ báo cáo, chế độ tiết lộ thông tin công khai, chế độ giám sát đặc biệt. Luật pháp từng nước thường quy định rất rõ ràng những hạn chế trong hoạt động, những loại tài sản mà công ty chứng khoán được phép nắm giữ.
Tùy theo mức đọ pháp triển của công ty chứng khoán và sự phát triển của các cơ quan quản lý Nhà nước mà mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty chứng khoán là khác nhau.
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Ở tầm quản lý vĩ mô, có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến chứng khoán vẫn chưa có chính sách chú trọng đến hoạt động môi giới chứng khoán và chưa thấy rõ được tầm quan trọng của những quy chuẩn về hoạt động môi giới chứng khoán. Việc thi lấy chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán mới được quy định và chỉ được thực hiện một cách nghiêm túc trong vòng vài năm gần đây. Điều đáng nói là những khóa đào tạo hay việc cấp chứng chỉ hành nghề được nhiều người xem như một điều kiện đủ để hành nghề, chứ chưa xem nó như một điều kiện cần phải có, một yếu tố thiết yếu để đảm bảo thực hiện tốt công việc của một nhà môi giới chứng khoán. Nói cách khác, những chứng chỉ đó hầu như chỉ có giá trị trên danh nghĩa, và không có mấy ý nghĩa đối với công việc thực tế của một nhà môi giới chứng khoán.
Chính sách đào tạo người hành nghề môi giới chứng khoán của Mỹ đã có từ lâu với các quy định rất chi tiết. Ở Mỹ, mỗi loại môi giới chứng khoán được cấp một loại giấy phép hành nghề khác nhau, và có những quy định đảm bảo nghiêm ngặt về việc đăng ký, phạm vi hành nghề, trách nhiệm và yêu cầu đảm bảo vốn tối thiểu để có được một chỗ ngồi trên Sở giao dịch. Cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán nên thắt chặt quy định đào tạo môi giới chứng khoán để hoạt động môi giới chứng khoán được chuyên nghiệp hơn.
Chính sách đào tạo từ phía Nhà nước cần quy định thêm những điều kiện hành nghề cho nhà môi giới chứng khoán, chứ không chỉ có các vấn đề cơ bản, phân tích đầu tư và luật áp dụng trong ngành chứng khoán như hiện nay. Đặc biệt, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người môi giới chứng khoán cần phải đưa lên hàng đầu trong chương trình đào tạo.
Phát triển vào chiều sâu nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán ở Mỹ dược thực hiện thông qua các chuyên gia thị trường có trình độ cao, đó là những người có đầy đủ tư cách thành viên trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Để phát triển một thị trường chứng khoán có tính chuyên nghiệp cao thì việc chuyên môn hóa như tại NYSE là điều mà Việt Nam nên hướng đến trong thời gian tới.