Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 7


Như vậy, hoạt động QLDMĐT là hoạt động mà khách hàng uỷ thác cho CTCK thay mặt mình tiến hành kinh doanh chứng khoán.

Hoạt động này vừa mang tính tư vấn tổng hợp vừa mang tính đầu tư. CTCK thực hiện việc đầu tư hộ cho khách hàng theo một chiến lược hay theo những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận trong hợp đồng QLDMĐT. Do vậy, hoạt động QLDMĐT chứng khoán của CTCK thực chất là quá trình quản lý vốn của khách hàng.

Khi tiến hành QLDMĐT, CTCK phải tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng ký kết. Hợp đồng này được thảo ra dựa trên các nguyên tắc của luật dân sự và tuân thủ các qui định của ngành chứng khoán. Trong đó, CTCK phải xác định rõ với khách hàng là họ không đảm bảo về lợi nhuận đầu tư và mọi rủi ro của hoạt động đầu tư sẽ do khách hàng gánh chịu. Hợp đồng cũng phải xác định rõ mức độ uỷ quyền của khách hàng đối với CTCK. Tuỳ vào mức độ uỷ quyền của khách hàng mà hợp đồng QLDMĐT bao gồm hai loại: [40]

+ Hợp đồng QLDMĐT toàn bộ:là hợp đồng trong đó khách hàng uỷ quyền toàn bộ cho CTCK. Nghĩa là, CTCK có thể có quyền quyết định về đối tượng đầu tư, đó là loại chứng khoán nào; có quyền quyết định về thời điểm mua bán các loại chứng khoán đó. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, CTCK vẫn phải thường xuyên gửi các thông báo trước và sau khi tiến hành giao dịch và kết quả thực hiện giao dịch. Đồng thời, định kỳ lập báo cáo gửi cho khách hàng, ghi rõ số chứng khoán đã được mua bán trong thời gian qua, số chứng khoán còn lưu lại để khách hàng biết được tình hình lãi lỗ, mức thuế phải nộp, phí trả cho CTCK…

+ Hợp đồng QLDMĐT hạn chế:trong đó khách hàng qui định rõ CTCK chỉ được phép thay mặt mình thực hiện một số hoạt động nào đó. Các


hoạt động này sẽ phải được liệt kê đầy đủ trong hợp đồng QLDMĐT và CTCK phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện này.

Do hoạt động QLDMĐT là hoạt động mà khách hàng giao tiền và chứng khoán để CTCK tiến hành đầu tư hộ nên trong quá trình thực hiện quyền lợi của khách hàng có thể sẽ bị vi phạm. Do đó, trên thế giới có những nước không cho phép CTCK thực hiện hoạt động này mà giao cho công ty quản lý quĩ thực hiện. Tuy nhiên, có những nước thì hoạt động QLDMĐT cũng là một trong các hoạt động của CTCK. Khi đó, để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, các CTCK khi thực hiện hoạt động này phải tách biệt giữa tài sản của khách hàng và của công ty, phải có cơ chế kiểm soát nội bộ cũng như các qui chế chặt chẽ trong hoạt động giữa các bộ phận của công ty, phải tạo được "fire wall" giữa các bộ phận. Ngoài ra, CTCK còn phải đảm bảo một số các yêu cầu khác khi tiến hành hoạt động QLDMĐT như:

+ Đảm bảo tính sinh lời và an toàn của danh mục đầu tư thông qua việc đa dạng hoá hợp lý các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

+ Đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm các nhà đầu tư có mục đích và có độ mạo hiểm khác nhau.

+ Đảm bảo an toàn về pháp lý, tuân thủ các qui định của pháp luật, của các cơ quan quản lý về đầu tư và quyền sở hữu hợp pháp của các nhà đầu tư.

Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 7

+ Đảm bảo tính linh hoạt trong đầu tư, tính dễ chuyển nhượng và phản ứng hợp lý trước những diễn biến của thị trường cũng như của nền kinh tế.

+ Đảm bảo cơ chế kiểm soát nội bộ và báo cáo thông tin về hoạt động quản lý danh mục đầu tư.

Như trên đã đề cập, hoạt động QLDMĐT thực chất là hoạt động quản lý vốn của khách hàng, vì vậy để có được khách hàng, duy trì số lượng khách hàng


hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này thì các CTCK cần làm tốt các bước tìm hiểu khách hàng và thực hiện tốt hợp đồng. Đó là hai bước quan trọng nhất trong số bốn bước của hoạt động QLDMĐT, cụ thể:

+ Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: CTCK và khách hàng tiếp xúc với nhau để qua đó công ty nắm bắt được các thông tin về khách hàng như: nguồn gốc tiền định đầu tư; số tiền định đầu tư; khả năng thu nhập trong tương lai, lợi nhuận mong đợi; mục đích đầu tư; thời hạn đầu tư… Đồng thời, công ty cũng phải cho khách hàng biết về khả năng chuyên môn và khả năng kiểm soát nội bộ của mình để vừa có thể mang lại lợi nhuận cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho tài sản cho họ.

+ Bước 2: Ký hợp đồng quản lý: Nội dung của hợp đồng phải qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của công ty và phí quản lý mà công ty được hưởng; đồng thời cũng qui định rõ ràng các vấn đề như: số tiền và thời hạn uỷ thác, mục tiêu đầu tư. CTCK nhất định phải tuân thủ theo đúng hợp đồng không được tuỳ tiện thay đổi.

+ Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lý: Trong bước này, CTCK sẽ định giá chứng khoán, xác định toàn bộ tài sản đầu tư để ước tính lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra và quyết định phân bổ tài sản. Việc xác định phân bổ tài sản được dựa trên mục tiêu đầu tư của khách hàng. Công ty sẽ lựa chọn một trong nhiều phương án được đưa ra, có thể là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc cả hai. Phương án được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tối ưu hoá danh mục đầu tư, tức là lựa chọn các chứng khoán để đưa vào danh mục đầu tư sao cho với danh mục đầu tư chứng khoán đó sẽ cho lợi nhuận cao nhất ứng với mức rủi ro dự kiến.

Khi thực hiện hợp đồng công ty phải đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, mục tiêu là phải thu về lợi nhuận cho khách hàng. Đồng thời, công ty


phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản qui định trong hợp đồng. Nếu có những phát sinh ngoài hợp đồng thì công ty phải xin ý kiến của khách hàng bằng văn bản và phải thực hiện theo đúng quyết định của khách hàng.

+ Bước 4: Kết thúc hợp đồng quản lý: khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các khoản phí quản lý theo hợp đồng ký kết. CTCK và khách hàng bàn bạc và quyết định xem có tiếp tục gia hạn hợp đồng không hay thanh lý (kết thúc) hợp đồng. Trong trường hợp CTCK phá sản, tài sản uỷ thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của CTCK.

Thông thường, CTCK nhận được phí QLDMĐT theo tỷ lệ phần trăm trên số lợi nhuận thu về cho khách hàng. Đôi khi CTCK cũng có thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. CTCK phải lựa chọn các loại chứng khoán cấu thành danh mục đầu tư nhằm phân tán, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng của mình.

Ngoài các hoạt động cơ bản trên, CTCK còn thực hiện một số các hoạt động khác hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình tham gia thị trường. Khi thực hiện những hoạt động này, CTCK không phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo luật định, cụ thể:

Hoạt động tư vấn cho tổ chức phát hành (tư vấn tài chính)


Hoạt động tư vấn cho TCPH tuy không phải là những hoạt động đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu về vốn nhưng cũng là mảng hoạt động quan trọng của CTCK. Việc phát triển hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho CTCK thực hiện tốt các hoạt động khác như hoạt động BLPH, hoạt động dịch vụ khác, đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra hàng hoá có chất lượng cho thị trường.


Hoạt động tư vấn cho nhà phát hành tương đối đa dạng, CTCK có thể sử dụng các kỹ năng của mình để tư vấn cho công ty về việc sáp nhập, thâu tóm, tái cơ cấu vốn để công ty đạt mức độ hoạt động tối ưu hay tư vấn về loại chứng khoán phát hành. Khi thực hiện hoạt động này CTCK sẽ có nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp thực thi các nghiệp vụ chứng khoán cũng như các thủ tục hành chính để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp không am hiểu về thủ tục cũng như luật lệ, nghiệp vụ chứng khoán.

Tùy theo mục đích, yêu cầu của TCPH mà CTCK sẽ tiến hành tư vấn các vấn đề liên quan tới tài chính hay liên quan tới đợt phát hành…, do đó, nội dung tư vấn của tư vấn tài chính có thể gồm:

Phân tích tài chính doanh nghiệp:với đội ngũ chuyên gia đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp họ phân tích các loại chứng khoán chủ yếu bằng phương pháp đánh giá tình hình tài chính của người phát hành ra chứng khoán đó. Do đó, việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nhận thức đúng được chính mình, từ đó có các biện pháp cải thiện tình hình.

Tư vấn xác định giá trị của doanh nghiệp:đây là công việc khó khăn và phức tạp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ xác định giá trị các tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị… mà còn xác định giá trị các tài sản vô hình như uy tín, nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế… Việc xác định giá trị các tài sản hữu hình không khó khăn bằng việc xác định giá trị tài sản vô hình. Với các tài sản hữu hình, căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản và thị trường của tài sản đó các nhà phân tích có thể xác định nhanh chóng giá trị của tài sản hữu hình. Với tài sản vô hình luôn được định giá khác nhau tuỳ theo từng người mua.

Xác định giá trị doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để định giá chứng khoán, đặc biệt khi doanh nghiệp đó


phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Nếu CTCK định giá chứng khoán quá thấp sẽ gây thiệt hại cho nhà phát hành, định giá quá cao sẽ làm cho chứng khoán không có sức hút với công chúng làm cho đợt phát hành thất bại. Do vậy, thông thường trước khi cùng doanh nghiệp phát hành thống nhất định giá, các CTCK sẽ thăm dò tình hình thị trường, tìm hiểu sự ưa thích và quan điểm giá cả của những người đầu tư tiềm năng đối với loại chứng khoán đó.

Tư vấn phát hành:Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà CTCK tư vấn cho nhà phát hành phát hành loại chứng khoán nào vào thời điểm nào là hợp lý nhất. CTCK không vì quyền lợi bản thân mà tư vấn cho nhà phát hành phát hành chứng khoán trong những thời điểm không hợp lý cho nhà phát hành. Khi tư vấn cho nhà phát hành, CTCK sẽ tư vấn phát hành loại chứng khoán nào đó để đảm bảo sau khi phát hành nhà phát hành sẽ có một cơ cấu vốn hợp lý vừa không có số nợ quá cao vừa sử dụng được đòn bẩy tài chính.

Nếu phát hành cổ phiếu thì cần theo dõi thái độ của các cổ đông hiện tại vì tỷ lệ sở hữu của họ có thể bị giảm sau đợt phát hành. CTCK cũng sẽ tư vấn cho nhà phát hành nên phát hành rộng rãi cho các nhà đầu tư công chúng hay phát hành ưu tiên cho các cổ đông hiện tại.

Nếu phát hành trái phiếu thì việc xác định hệ số tín nhiệm của nhà phát hành là công việc bắt buộc. Trong trường hợp thị trường chưa có các nhà xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp hoặc nhà phát hành chưa được xếp hạng định mức tín nhiệm thì các nhà tư vấn có thể giúp nhà phát hành xác định mức tín nhiệm trên cơ sở khả năng trả nợ. Các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm càng cao thì khả năng phát hành trái phiếu với lãi suất càng thấp và dễ dàng thu hút những người đầu tư.

Xác định tín nhiệm là một quá trình phức tạp. Nhà tư vấn phải xem xét mọi khía cạnh liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà phát hành, nhất


là các dòng tiền thu nhập, tính ổn định của các dòng thu nhập này vì đây là cơ sở cho khả năng thanh toán nợ của nhà phát hành.

Thông thường, trong điều kiện tình hình kinh doanh của nhà phát hành đang trên đà tăng trưởng và tình hình nền kinh tế cũng vậy thì các nhà phát hành sẽ được tư vấn phát hành cổ phiếu trong giai đoạn này. Trong giai đoạn ngược lại, thì trái phiếu lại tỏ ra là công cụ huy động vốn hữu hiệu hơn cổ phiếu. Hay khi lãi suất trên thị trường đang quá cao không nên phát hành trái phiếu.

Khi thực hiện hoạt động tư vấn phát hành thường các CTCK đảm nhiệm luôn vai trò là nhà BLPH cho nhà phát hành. Khi đó, bộ phận tư vấn sẽ kết hợp với bộ phận BLPH xây dựng một bản cáo bạch rõ ràng đúng luật. Bản cáo bạch phải có đầy đủ các thông tin cần thiết, trung thực, rõ ràng nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và triển vọng của nhà phát hành. Vì thế, bản cáo bạch là một công cụ mang tính quyết định để các nhà đầu tư có quan tâm đến đợt phát hành hay không

Tư vấn tái cơ cấu vốn:khi doanh nghiệp nhận thấy hay thông qua quá trình tư vấn mà nhận thấy cơ cấu vốn của mình không phù hợp với các điều kiện kinh doanh hiện tại thì họ sẽ tìm cách tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Trong trường hợp này, CTCK là nhà tư vấn thích hợp vì CTCK có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính.

Tư vấn thâu tóm, hợp nhất doanh nghiệp:khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ sẽ tìm đến CTCK để nhờ trợ giúp các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến hành phù hợp với chi phí thấp nhất, cơ cấu nguồn vốn sau sáp nhập.


Tư vấn niêm yết:CTCK giúp các công ty cổ phần có đủ những yêu cầu theo luật chứng khoán xin phép UBCK trở thành một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Hoạt động lưu ký chứng khoán


Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện quyền đối với những chứng khoán lưu ký. Đây là qui định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải ký gửi chứng khoán tại thành viên lưu ký. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán: phí gửi, rút và chuyển nhượng chứng khoán.

Hoạt động thực hiện hộ quyền sở hữu của khách hàng


Khi sở hữu chứng khoán nhà đầu tư có một số quyền nhất định như: quyền bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị, bỏ phiếu các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty; quyền nhận thu nhập, quyền kiểm tra sổ sách của công ty, quyền chuyển đổi cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu… và được gọi chung là quyền sở hữu chứng khoán. Xuất phát từ hoạt động lưu ký chứng khoán cho khách hàng CTCK có thể thay mặt khách hàng thực hiện các quyền sở hữu trên đối với những chứng khoán lưu ký.

Hoạt động cho vay


Là hình thức CTCK cho khách hàng của mình vay tiền để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật đảm bảo cho các khoản vay đó. Khách hàng sẽ chỉ cần ký quĩ một phần, phần còn lại sẽ được CTCK cho vay. Vì vậy hình thức này còn gọi là cho vay ký quĩ. Đến kỳ hạn thanh toán, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay cùng với lãi cho CTCK. Nếu khách hàng không trả được nợ, CTCK sẽ bán những chứng khoán mà khách hàng đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2022