công ty lên sàn. Điều này đã làm cho hàng hóa của thị trường thêm phần phong phú, đa dạng.
Đối lập với sự sôi động của thị trường cổ phiếu là sự trầm lắng của thị trường trái phiếu. Thị trường trái phiếu Việt nam trong những năm qua bị đánh giá là đơn điệu, chưa đa dạng, chưa đảm đương được vai trò chủ đạo trên TTCK.
Trên thị trường sơ cấp, đối tượng phát hành trái phiếu chủ yếu là Chính phủ, các doanh nghiệp rất ít. Trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì tập trung chủ yếu vào các Tổng công ty lớn như Tổng công ty dầu khí Việt nam, Tập đoàn Điện lực Việt nam, Vinasin… Tuy nhiên, các Tổng công ty này cũng mới chỉ rầm rộ phát hành trong năm 2006 sau Nghị định 52/2006/CP ban hành ngày 19/5/2006 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Loại trái phiếu niêm yết, ĐKGD trên thị trường tính đến 31/12/2007
Đơn vị tính: Trái phiếu
TTGDCK Hà nội | SGDCK Tp. HCM | |||
TP | % | TP | % | |
Chính phủ | 168 | 94,92 | 277 | 85,76 |
Doanh nghiệp | 5 | 2,82 | 4 | 1,24 |
Chính quyền địa phương | 4 | 2,26 | 42 | 13 |
Tổng số | 177 | 100 | 323 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 7
- Khái Niệm Phát Triển Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán
- Sự Ổn Định Về Kinh Tế Chính Trị
- Tình Hình Hoạt Động Của Các Ctck Ở Việt Nam
- Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 12
- Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Nguồn: vse.org.vn và hastc.org.vn
Như vậy, xét trên cả hai thị trường, số các doanh nghiệp phát hành và niêm yết/ĐKGD chỉ chiếm dưới 3% trong tổng số trái phiếu được niêm yết/ĐKGD, trong đó 5 trái phiếu doanh nghiệp (4 trái phiếu Tập đoàn điện lực Việt nam, 1 trái phiếu Tổng công ty Dầu khí Việt nam) ĐKGD trên TTGDCK Hà nội và 4 trái phiếu (1 trái phiếu CTCP đầu tư và phát triển Tp. HCM, 2 trái phiếu NHĐT&PT Việt nam, 1 trái phiếu ngân hàng Ngoại thương Việt nam) niêm yết trên SGDCK Tp. HCM; trái phiếu của các doanh nghiệp còn lại đang được mua bán trên thị trường tự do. Trái phiếu Chính phủ chủ yếu phát hành thông qua
Kho bạc Nhà nước chỉ có 95 trái phiếu thông qua Ngân hàng phát triển Việt nam; trong số 42 trái phiếu Chính quyền địa phương đang được niêm yết trên SGDCK Tp. HCM thì chỉ có 3 trái phiếu do UBND Tỉnh Đồng nai phát hành số còn lại do UBND Tp. HCM phát hành. Điều này cho thấy, trái phiếu Chính quyền địa phương chưa phát huy tốt vai trò công cụ huy động vốn tại chỗ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương
Tuy nhiên, việc giao dịch mua bán các trái phiếu được niêm yết, ĐKGD trên hai thị trường chính thức chỉ tập trung vào các nhà đầu tư có tổ chức như các NHTM, các tổ chức trung gian tài chính khác, các nhà đầu tư cá nhân trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự tích cực tham gia.
Bảng 2.4: Qui mô giao dịch giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị tính: %
TTGDCK Hà nội | SGDCK Tp. HCM | |||||||
KLGD | GTGT | KLGD | GTGT | |||||
CP | TP | CP | TP | CP | TP | CP | TP | |
2000 | 100 | 0 | 100 | 0 | ||||
2001 | 100 | 0 | 100 | 0 | ||||
2002 | 98,13 | 1,87 | 93,91 | 6,09 | ||||
2003 | 54,4 | 45,6 | 17,63 | 82,37 | ||||
2004 | 31,16 | 68,84 | 10,23 | 89,77 | ||||
2005 | 96,32 | 3,68 | 77,19 | 22,81 | 34,97 | 65,03 | 11,65 | 88,35 |
2006 | 58,23 | 41,77 | 35,87 | 64,13 | 57,6 | 42,4 | 44,17 | 55,83 |
2007 | 44,85 | 55,15 | 45 | 55 | 84,06 | 15,94 | 83,45 | 16,55 |
Qua bảng 2.4 cho thấy, trái phiếu niêm yết bắt đầu được giao dịch năm 2002 nhưng chiếm một tỷ trọng rất thấp cả về khối lượng giao dịch lẫn giá trị giao dịch. Năm 2003 khi thị trường cổ phiếu tụt dốc là lúc thị trường trái phiếu có điều kiện thể hiện về mức độ an toàn cũng như sinh lời của mình. Cũng từ năm 2003 trở đi giao dịch trái phiếu bắt đầu tăng dần về tỷ trọng khối lượng lẫn giá trị trong tổng số chứng khoán được giao dịch trên thị trường chính thức.
Điều đó cho thấy rằng, TTCK Việt nam đã có sự cân bằng về giao dịch các loại hàng hóa trên thị trường. Đó là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư cũng như thúc đẩy sự phát triển các hoạt động của các CTCK.
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt nam
80
60
40
79
55
20
0
2
8
9
13
13 14
T 7/2000 2002 2004 2006
Nguồn: UBCKNN
Năm
Công ty
Cùng với sự tăng lên nhanh chóng các công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch thì số lượng CTCK cũng có sự phát triển chóng mặt vào năm 2006. Tính đến hết 2005, thị trường mới chỉ có 14 CTCK, trong vòng 1 năm (năm 2006) số lượng CTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động là 41 CTCK, nâng tổng số CTCK lên 55 công ty. Và trong năm 2007, có thêm 24 CTCK được cấp phép và chính thức hoạt động.
Biểu đồ 2.1: Số lượng các CTCK qua các năm
Sự phát triển về số lượng các CTCK liên quan tới loại hình sở hữu của CTCK, mạng lưới hoạt động, qui mô vốn và điều kiện thành lập CTCK ở Việt nam.
*. Loại hình sở hữu công ty chứng khoán
Theo các văn bản pháp luật từ Nghị định 48 tới Nghị định 144 và hiện nay là Luật chứng khoán đều xác định CTCK là công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được thành lập để kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu, về hình thức sở hữu CTCK ở Việt nam chỉ tồn tại hai loại chính đó là công ty cổ phần và công ty TNHH.
Theo qui định hiện hành, các NHTM, Tổng công ty, Công ty Bảo hiểm muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập CTCK độc lập, những CTCK trực thuộc này tồn tại dưới hình thái công ty TNHH một thành viên. Trên thực tế,
tính đến hết năm 2007 trong tổng số 79 CTCK được cấp phép hoạt động kinh doanh có 14 CTCK trực thuộc các NHTM; 3 CTCK trực thuộc các Tổng công ty (Bảo hiểm, Dầu khí và Cao su); còn lại 62 CTCK thành lập dưới hình thái CTCP độc lập. Như vậy, CTCK thuộc hình thái TNHH hai thành viên trở lên chưa xuất hiện trên TTCK Việt nam.
Trong giai đoạn đầu của TTCK Việt nam, các CTCK thuộc Ngân hàng đã tận dụng được những lợi thế từ Ngân hàng mẹ mang lại như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mạng lưới khách hàng, trình độ quản lý, vốn… do đó khi thành lập các CTCK thuộc ngân hàng đa số đều xin phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu cao hơn nhiều so với các CTCK cổ phần và cao hơn vốn pháp định.
Tuy nhiên, xét về lâu dài, các CTCP lại có nhiều lợi thế hơn công ty TNHH trong vấn đề huy động vốn để phát triển các hoạt động. Do vậy, trong số 79 CTCK thì có tới trên 2/3 số CTCK thành lập dưới hình thái CTCP độc lập.
Xét về hình thái sở hữu CTCK có yếu tố nước ngoài tham gia ở Việt nam thời gian qua cho thấy, trên TTCK Việt nam, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài rất ít và cũng chỉ mới bắt đầu có từ năm 2006.
Quan điểm thu hút sự tham gia của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài vào TTCK Việt nam của Chính phủ đã được thể hiện trong quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt nam ngay từ khi TTCK Việt nam chưa đi vào hoạt động. Theo quyết định này, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong CTCK liên doanh tối đa là 30% vốn điều lệ [15]. Sau đó, tỷ lệ này được nâng lên 49% vào năm 2003 [16]. Tuy nhiên, do TTCK Việt nam mới thành lập còn đang trong giai đoạn sơ khai và bị giới hạn về hình thái sở hữu (các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài chỉ có thể thành lập dưới hình thức công ty TNHH; không cho phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán 100%
vốn nước ngoài cũng như chưa cho phép CTCK nước ngoài mở chi nhánh tại Việt nam) nên sau 5 năm thị trường hoạt động vẫn chưa có một CTCK có vốn đầu tư nước ngoài nào được thành lập.
Sự tham gia của bên nước ngoài thực sự bắt đầu từ năm 2006, sau quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt nam. Quyết định này vẫn cho phép tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ, tuy nhiên hình thức góp vốn đã được mở rộng, ngoài việc góp vốn, bên nước ngoài được mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập CTCK [18].
Mới đây luật chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2007 cũng đã cho phép CTCK nước ngoài được phép thành lập dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài, đồng thời luật cũng cho phép các CTCK nước ngoài được thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện tại Việt nam [46].
Với sự nới lỏng về sự tham gia của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài như vậy nhưng tính đến cuối năm 2007 số CTCK có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất hạn chế (9 công ty trong tổng số 79 CTCK được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh).
Bảng 2.5: Danh sách các CTCK có vốn đầu tư nước ngoài
(tính đến hết năm 2007)
Tên CTCK | STT | Tên CTCK | |
1. | CTCP Chứng khoán KimEng | 6. | CTCP Chứng khoán Sài gòn |
2. | CTCP Chứng khoán Mirae Asset | 7. | CTCP Chứng khoán Capital Việt nam |
3. | CTCP Chứng khoán Mêkông | 8. | Công ty TNHH Tư vấn đầu tư chứng khoán Tài chính Capital Việt nam |
4. | CTCP Chứng khoán Vina | 9. | CTCP Chứng khoán Đệ nhất |
5. | CTCP Chứng khoán Việt tín |
Nguồn: UBCKNN
Như vậy, sau hơn 7 năm hoạt động, trên thị trường đã có 70 CTCK trong nước và 9 CTCK có vốn đầu tư nước ngoài chính thức hoạt động. Con số 79 công ty sau 7 năm so với 4 công ty năm đầu tiên phần nào cũng nói lên mức độ phát triển của các CTCK nói riêng và TTCK Việt nam nói chung thời gian qua.
*. Mạng lưới của các Công ty chứng khoán
Các CTCK sau khi thành lập đều mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp. Việc mở rộng mạng lưới của các CTCK được chia làm hai giai đoạn rõ rệt.
Giai đoạn 1 (từ năm 2000 - 2005). Giai đoạn này sự gia tăng về số lượng các CTCK rất chậm, bình quân mỗi năm chỉ có hơn 2 CTCK được thành lập và đi vào hoạt động. Cùng với nó là sự phát triển mạng lưới cũng ở mức độ rất khiêm tốn. Sau 6 năm số đại lý nhận lệnh (ĐLNL) của các CTCK mới có 45 ĐLNL (trong đó 8 ĐLNL là của CTCK NHNNo) và mỗi CTCK chỉ có 1 chi nhánh, 1-2 phòng giao dịch. Các CTCK cũng chỉ tập trung mở chi nhánh, ĐLNL, phòng giao dịch ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà nội và Tp. Hồ Chí Minh, Đà nẵng. Điều này phần nào đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư ở các tỉnh không có sự hiện diện của CTCK.
Giai đoạn 2 (từ năm 2006 - tháng 11/2007). Đây là giai đoạn bùng nổ về số lượng các CTCK cũng như mạng lưới của các CTCK ở các tỉnh thành trong cả nước. Các CTCK được thành lập năm 2006 sang năm 2007 mới chính thức đi vào hoạt động đã có tốc độ phát triển mạng lưới rất nhanh, chỉ trong vòng nửa năm, bình quân mỗi CTCK đều đã mở 1-2 chi nhánh, 2-3 phòng giao dịch và hơn 3 ĐLNL ở các tỉnh, thành phố. Mạng lưới của các CTCK không còn tập trung ở 2 thành phố lớn mà đã xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp trong cả nước.
Bảng 2.6: Số liệu về mạng lưới của các CTCK
Số lượng công ty | Số chi nhánh | Số PGD | Số ĐLNL | |
Từ 2000 - 2005 | 14 | 14 | 9 | 45 |
Từ 2006 - 11/2007 | 48 | 90 | 100 | 138 |
Tổng | 62 | 104 | 109 | 183 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các CTCK
Trước sự phát triển mạng lưới với tốc độ nhanh của các CTCK tân binh đã buộc các CTCK lâu năm cũng phải gia tăng số chi nhánh, phòng giao dịch và ĐLNL để thu hút thêm các nhà đầu tư. Điều đó đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường và thúc đẩy thị trường phát triển.
*. Qui mô vốn
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, CTCK muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, CTCK hoạt động trong lĩnh vực phức tạp, có tính nhạy cảm cao và là loại hình kinh doanh có điều kiện. Do vậy, luật pháp đã qui định cụ thể những hoạt động phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định. Các hoạt động nghiệp vụ khác nhau thì có mức vốn pháp định khác nhau, mức vốn pháp định thấp nhất là 3 tỷ đồng (môi giới chứng khoán, QLDMĐTCK, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán) và cao nhất là 22 tỷ đồng (BLPH chứng khoán) [17]. Do đó, CTCK đăng ký thực hiện hoạt động nào thì phải đáp ứng mức vốn pháp định đối với hoạt động đó, nếu muốn thực hiện tất cả các hoạt động thì tổng mức vốn pháp định sẽ là 43 tỷ đồng [17].
Tuy nhiên, nếu nhìn vào vốn điều lệ ban đầu của 14 CTCK được thành lập trước năm 2006 (phụ lục 1) ta thấy được ngay từ ban đầu hầu hết các CTCK đều đăng ký thực hiện đầy đủ các hoạt động, trừ 5 CTCK là SSI, TSC, MSC, Haseco và HBBS. Tuy nhiên với các CTCK đăng ký thực hiện tất cả các hoạt động nghiệp vụ thì tổng mức vốn điều lệ cũng chỉ bằng với mức vốn pháp định duy nhất có 2 CTCK là VBSC và ARSC có mức vốn điều lệ 60 tỷ đồng cao hơn mức vốn pháp định 43 tỷ đồng.
Với mức vốn như vậy các CTCK cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế đó là qui mô vốn tương đối thấp. Do đó, các CTCK khó có thể mở rộng và phát triển các hoạt động của mình.
Để nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo các CTCK được thành lập là những công ty đủ mạnh về vốn, Luật chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2007 đã tăng một cách đáng kể mức vốn pháp định cho các hoạt động cụ thể. Mức vốn pháp định cho hoạt động môi giới là 10 tỷ đồng (tăng 7 tỷ đồng so với trước), hoạt động tự doanh mức vốn là 100 tỷ đồng (tăng gấp gần 9 lần), hoạt động BLPH là 165 tỷ đồng (tăng hơn 7 lần), hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng (tăng 7 tỷ đồng), đồng thời hoạt động QLDMĐT được tách khỏi hoạt động của CTCK. Như vậy, CTCK nào đăng ký thực hiện tất cả các nghiệp vụ thì mức vốn pháp định theo luật chứng khoán phải đạt 300 tỷ đồng (tăng gấp 7,5 lần so với Nghị định 144 - 40 tỷ đồng trừ hoạt động QLDMĐTCK). Đây cũng là một trong những lý do khiến cho trong năm 2006, số lượng các CTCK được cấp phép tăng đột biến (41 công ty) so với các năm trước.
Sau một thời gian hoạt động, 14 CTCK thành lập đầu tiên đều đã lần lượt tăng vốn điều lệ nhằm củng cố năng lực tài chính cũng như năng lực cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng. Tính đến tháng 11/2007, các CTCK này đã tăng mức vốn điều lệ của mình lên hơn 100 tỷ đồng, một số đạt 200 tỷ đồng, riêng SSI, sau hơn 7 năm hoạt động mức vốn điều lệ đã được tăng lên gần 800 tỷ đồng so với ban đầu khi thành lập chỉ có 9 tỷ đồng. SSI hiện là CTCK có mức vốn điều lệ cao nhất trong 14 CTCK được thành lập trước năm 2006. Các CTCK ra đời muộn hơn như Haseco, HBBS cũng đã nâng vốn điều lệ của mình lên 50 tỷ đồng so với năm đầu thành lập 20 tỷ đồng. Duy nhất chỉ có CTCK Mêkông mức vốn điều lệ tính đến nay chỉ có 22 tỷ đồng.
Các CTCK được thành lập từ năm 2006 trở về sau (48 CTCK) qui mô vốn rất thấp, số lượng các CTCK có mức vốn trên 100 tỷ đồng rất ít (14 công