Nhân tố “Công tác đón tiếp và hướng dẫn” tác động 17,53% đến chất lượng các dịch vụ; nhân tố “Giá cả các dịch vụ” giải thích được 13,72% mức độ tác động; nhân tố “Dịch vụ thuyền du lịch” có mức độ tác động là 11,94%; nhân tố “Cảnh quan thiên nhiên hang động” giải thích được mức độ tác động là 8,46; Nhân tố “Chất lượng dịch vụ ăn, nghỉ”, giải thích được 7,37% mức độ tác động; Nhân tố “Đường đi lại trong hang động” giải thích 7,16% mức độ tác động; nhân tố “Vệ sinh môi trường” giải thích 5,44%, mức độ tác động đến chất lượng các dịch vụ và nhân tố “An ninh trật tự và dịch vụ hàng lưu niệm” giải thích sự tác động đến chất lượng dịch vụ 4,20%. Tiến hành hồi quy tương quan theo từng bước ta thấy các nhân tố đều tác động đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ hiện nay, trong đó nhân tố “dịch vụ thuyền du lịch” và nhân tố “giá cả các dịch vụ” có tác động mạnh hơn đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.
5. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch VHST thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Quảng Bình nói chung và của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng. Trong đó, quan tâm hàng đầu là giải pháp về quy hoạch, đây là điều kiện tiên quyết và là cơ sở pháp lý để quản lý, định hướng phát triển du lịch VHST. Đồng thời, đưa ra các giải pháp cơ bản khác nhằm thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá tiếp thị; các giải pháp phát triển KTXH nhằm nâng cao đời sống của nhân dân các xã vùng đệm và vùng lõi, giảm áp lực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đặc biệt quan trọng của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, từng bước đưa vào khai thác phát triển du lịch VHST trong thời gian tới.
6. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trước mắt nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ tại điểm du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn hiện nay đó là: Cải tiến đội thuyền du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và các dịch vụ bổ trợ khác; đầu tư hoàn thiện và hình thành một số tour du lịch VHST mới đưa vào phục vụ khách tham quan.
7. Phát triển du lịch VHST tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy, vẫn còn một số nội dung mà luận văn
chưa nhìn nhận và đánh giá hết; sự tác động của phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đến về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội chưa được điều tra cụ thể để đánh giá một cách đầy đủ, cần được tiếp tục nghiên cứu ở các đề tài khác. Chính vì những lí do đó, chắc chắn luận văn còn nhiều điểm thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo, của các đồng nghiệp và các nhà khoa học để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Để những định hướng và giải pháp sớm đi vào thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề
xuất một số kiến nghị sau:
* Đối với Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vhst Tại Vqg Phong Nha- Kẻ Bàng Đến Năm 2015
- Giải Pháp Về Bảo Tồn, Tôn Tạo Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Bản Địa
- Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Điểm Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Động
- Bản Đồ Phân Khu Chức Năng Vqg Phong Nha - Kẻ Bàng
- Đây Là Lần Thứ Mấy Quý Khách Đến Vqg Phong Nha - Kẻ Bàng ?
- Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 17
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
- Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở Quảng Bình nói chung và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng.
- Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Xây dựng quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thiết kế quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
* Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
- Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các ban ngành chức năng xây dựng Chiến lược phát triển du lịch VHST tại Phong Nha - Kẻ Bàng, ban hành chương trình hành động về phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với những công việc và lộ trình một cách cụ thể, chi tiết; thành lập một Ban đặc trách về phát triển du lịch VHST tại Phong Nha - Kẻ Bàng, cử một đồng chí trong thường trực UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác này. Đặt nhiệm vụ phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một công việc mang tính cấp bách, tập trung sự lãnh đạo điều hành quyết liệt hơn, nhằm sớm đưa những giá trị tiềm năng của VQG thành động lực phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí ngân sách cho chương trình phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Sơn Trạch và bên trong Vườn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp tiếp cận với tiềm năng, đầu tư phát triển các dịch vụ bổ trợ
phục vụ khách tham quan.
- Hiện nay, công tác lập Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, tuy nhiên UBND tỉnh cần phải phân công một Sở ban ngành chức năng cụ thể chịu trách nhiệm theo dõi, phối hợp với Bộ Xây dựng để triển khai nhanh công tác quy hoạch (hiện nay Tỉnh chưa giao cho đơn vị nào).
* Đối với Sở ban ngành chức năng
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Y tế cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quản lý chất lượng các dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ này.
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp các sở, ban ngành khác tham mưu UBND tỉnh tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa; ưu tiên nguồn vốn trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử đường Trường Sơn gắn, bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo điều kiện phát triển du lịch VHST tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần tăng cường sự hướng dẫn và hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá cho sự phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Sở Khoa học - Công nghệ cần sớm triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên, phân hệ xã hội nhân văn và phân hệ kinh tế trong vùng để từ đó có các giải pháp, chính sách phù hợp cho việc phát triển du lịch một cách bền vững.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xúc tiến đầu tư, xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư riêng cho phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tiến hành rà soát, đánh giá năng lực các doanh nghiệp triển khai dự án chậm so với quy định để tham mưu UBND tỉnh xem xét thu hồi giấy phép đầu tư, giao cho nhà đầu tư khác có năng lực, xử lý nghiêm túc các dự án treo tạo tiền lệ xấu của môi trường đầu tư.
- Sở Xây dựng, UBND huyện Bố Trạch và UBND xã Sơn Trạch cần tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại Trung tâm Phong Nha, có biện pháp
ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp xây dựng trái quy hoạch, chấm dứt
hiện tượng xây dựng tự do, lộn xộn như thời gian qua.
* Đối với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành trung ương để tham mưu Chính phủ thúc đẩy việc đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học, đây là cơ sở khẳng định lần nữa giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa các dự án bảo tồn và phát triển du lịch.
- Ngoài Luật quản lý và bảo vệ rừng, Luật du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Tài nguyên, Luật đa dạng sinh học, Quy chế quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã ban hành theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2007, cần tham mưu UBND tỉnh xây dựng và sớm ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để làm công cụ quản lý và định hướng các hoạt động du lịch. Xem đây là văn bản pháp quy định hướng cho việc xây dựng Quy hoạch tổng thể.
* Đối với Trung tâm du lịch văn hoá - sinh thái.
- Cần tiến hành đánh giá lại tình hình tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan tại các điểm du lịch VHST hiện nay, đi sâu phân tích những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại. Đưa ra các giải pháp cụ thể, có lộ trình chi tiết để triển khai các giải pháp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tại điểm du lịch tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn, hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP và điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước và của các doanh nghiệp, Trung tâm Du lịch VHST cần xem xét tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để tạo thêm một số sản phẩm du lịch VHST mới, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2008), Báo cáo tổng kết các năm 2008.
2. Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2007), Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí đa dạng sinh học.
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), Sách đỏ Việt Nam - phần động vật, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường
du lịch. Nhà Xuất bản thế giới.
5. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP HCM.
6. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các Khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam - 2004.
7. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản
thống kê Hà Nội.
8. Trần Tiến Dũng, Luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng”.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII (1994), Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2005-2010.
12. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch,
NXB Đại học kinh tế quốc dân.
13. Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Khắc Thái, Trần Hùng (2003). Tư liệu tổng quan
109
Phong Nha - Kẻ Bàng- 01.062, 01.063.
14. Võ Phi Hùng - Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Festival Huế, nguồn Chi hội PATA Việt Nam.
15. Nguyễn Văn Huyên, Luận văn Cao học “Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ thú
và những giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng tại VQG PN-KB”.
16. Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (2008), Một số kinh nghiệm và bài học kinh tế - IUCN, Nhà xuất bản Hồng Đức.
17. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (1995), VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Lê Vũ Khôi - Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
19. Hồ Thị Ngọc Lanh và Marianne meijboom (2002), Hệ động thực vật ở Phong
Nha- Kẻ bàng và Hin namnô.
20. Luật Du lịch (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
21. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2005), Phát triển du lịch
sinh thái ở các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng.
23. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và phát triển du lịch tại các khu Di sản thế
giới ở Việt Nam. ITDR new 21-10-2008.
24. Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trần Phú Cường, Tổng quan kinh
nghiệm các nước về phát triển du lịch bền vững.
25. Phòng Thống kê huyện Bố Trạch, (2009), Niên Giám thống kê huyện Bố
Trạch, 2007, 2008.
26. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình (2008), Báo cáo tổng kết
ngành du lịch năm 2008.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội.
110
28. Phan Thị Thanh Tâm, Luận văn Cao học, Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với Lễ hội Festival-Huế.
29. Tổng cục Du lịch (2004), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
2001-2010, Nhà xuất bản Hà Nội.
30. Tổng cục Du lịch (2005), Niên giám du lịch Việt Nam 2003-2005, Hà Nội.
31. Đổ Tước và Trương Văn Lã (1999), Chuyên đề động vật rừng vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Dự án bảo tồn liên Quốc gia Hin nậmnô - Phong Nha - Kẻ Bàng.
32. Trung tâm Du lịch VHST, Báo cáo tổng kết các năm (2003, 2004, 2005, 2006,
2007, 2008).
33. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010.
34. UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Trích dẫn quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
35. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê.
36. Viện chiến lược phát triển du lịch (2001), Thực trạng du lịch sinh thái tại Việt Nam.
37. Viện điều tra quy hoạch rừng (2001), Dự án xây dựng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
38. Hamintol-Smith E.2002, report of Visit to Phong Nha/KeBang, IUCN Task Force on Cave and Karst Management.
39. Hunter C, Green H (1995), Tourism and The Environment:A Sustainable Relationship, Routledge
40. Machado A (2003) Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for tourism Development in VietNam,VNAT and FUDESO, VietNam
111
41. Mowforth M. and Munt I. (1998) Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World, Routledge, Lodon.
III. CÁC TRANG WEB
42. http://www.laodong.com.vn/Home/Van-hoa-du-lich--du-lich-van-hoa/20093/129865.laodong
43. http://www.muadulich.com/singapore/vanhoa+lehoi.htm
44. http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=7093
112
45. http://www.google.com.vn/url?q=http://www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/viet-nam/dong-nai/vuon-quoc-gia-cat-tien.