Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Điểm Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Động

- Đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí để tăng diện tích giao đất giao rừng cho nhân dân các xã vùng lõi tham gia quản lý, bảo vệ, vừa làm tốt công tác bảo tồn taig nguyên rừng vừa cải thiện đời sống cộng đồng dân cư vùng lõi.

- Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường cán bộ về y tế, giáo dục cho các xã vùng cao như Thượng Trạch, Tân Trạch, nhằm từng bước nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết, và trách nhiệm của cộng đồng với việc quản lý, bảo vệ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, giữ gìn môi trường sinh thái.

- Triển khai một số dự án phát triển các nguồn năng lượng thay củi như than bùn, khí đốt sinh học, thủy điện quy mô vừa và nhỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khuyến khích sử dụng các bếp đun tiết kiệm năng lượng. Ứng dụng rộng rãi các mô hình, dự án trình diễn về sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nhằm giảm áp lực đối với rừng đặc dụng của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Phát huy kiến thức bản địa trong việc chế biến và sử dụng cây thuốc gia truyền của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo thành các hàng hóa đặc sản địa phương bán cho du khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng.

3.2.2. Các giải pháp cần triển khai trước mắt

Cùng với các giải pháp tổng thể mang tính định hướng lâu dài, tác giả đề xuất một số giải pháp cần triển khai trước mắt nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách tham quan tại điểm du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn, đồng thời đầu tư hoàn thiện các điểm du lịch VHST khác.

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch văn hóa sinh thái động

Phong Nha, động Tiên Sơn

- Khẩn trương có biện pháp cải tiến thuyền du lịch, yếu tố dịch vụ thuyền du lịch có tác động mạnh nhất đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ hiện nay ( =0,201). Tìm hiểu thị trường, đặt hàng thiết kế mẫu thuyền du lịch mới, có kiểu dáng phù hợp với thuyền truyền thống địa phương, màu sắc hài hòa cảnh quan thiên thiên, trang trí nội thất đẹp, kích thước vừa phải để trách gây ách tắc khi vào động Phong Nha. Đặt hàng cho các nhà máy (các hãng sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy) chế tác một loại động cơ có hộp số và thiết bị giảm thanh, hoặc có thể nghiên cứu lắp đặt động cơ chạy bằng ắc quy để hạn chế tiếng ồn, giảm thiểu ô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

nhiễm nhiên liệu xuống sông Son. Chọn được mẫu mới, Trung tâm Du lịch VHST tiến hành mua sắm một vài chiếc làm mẫu để các chủ thuyền có mô hình đầu tư thay thế loại thuyền hiện nay. Nên sản xuất loại thuyền này bằng chất liệu composit để hạn chế việc khai thác gỗ gây áp lực đến môi trường rừng.

Theo khảo sát và điều tra của tác giả, hiện nay một chiếc thuyền chất liệu composite lắp động cơ giảm thanh khoảng từ 70 đến 80 triệu một chiếc. Do lượng khách hiện nay không đều trong năm, các chủ thuyền chỉ hoạt động trong 6 tháng mùa hè nhưng phải trang trải chi phí nhiên liệu, tu sửa và tiền công lao động cho cả năm. Vì thế, việc tích lũy một khoản kinh phí để thay thế thuyền mới là vấn đề rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Du lịch VHST và UBND xã Sơn Trạch cần phối hợp tín chấp, bảo lãnh cho các chủ thuyền được vay vốn lãi suất ưu đãi (thời hạn 7-10 năm) để thực hiện việc thay thế thuyền mới.

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 13

- Trung tâm Du lịch VHST khẩn trương có kế hoạch gửi số cán bộ hướng dẫn đã được đào tạo từ các chuyên ngành xã hội đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng giới thiệu, thuyết minh. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ giao tiếp, khả năng ứng xử của các chủ thuyền du lịch, các thợ nhiếp ảnh lưu niệm với khách du lịch.

- Cải cách chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, thay đổi quan điểm sử dụng cán bộ, cải cách phương pháp tuyển dụng để thu hút cán bộ làm công tác hướng dẫn, thuyết minh đảm bảo chất lượng, có hình thức, trình độ và kỹ năng hướng dẫn cao.

- Thuê chuyên gia thiết kế trang phục có màu sắc, kiểu dáng phù hợp với điều kiện làm việc và tính chất nghề nghiệp của cán bộ trong đơn vị, trang phục này được sử dụng lâu dài và phải mang tính đặc trưng riêng của du lịch VHST Phong Nha - Kẻ Bàng. Trang phục làm việc là một trong những yếu tố góp phần làm nên thương hiệu, vì vậy việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng khách du lịch vừa tạo phong cách phục vụ tốt cho đội ngũ cán bộ, đồng thời góp phần tạo thương hiệu du lịch VHST VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Triển khai dự án đầu tư xây dựng đường nối từ hang Cung Đình ra đến Nhà chờ để tạo sự thoải mái cho du khách khỏi mất thời gian đợi thuyền, vừa giải quyết

sự cố ách tắc thuyền thường xuyên xảy ra tại bến thuyền này vào mùa du lịch trong

những năm vừa qua.

- Thời gian vừa qua có những ngày khách du lịch đến tham quan động Phong Nha đạt 8.000-10.000 khách/ngày) việc đưa khách tham quan bằng thuyền đã gây ách tắch trong động. Vì vậy, cần nghiên cứu để lắp đặt cầu phao men theo vách động từ cửa động vào đến hang Bi kí, bố trí một lối vào một lối ra theo vòng tròn, không quay ngược lại gây ách tắc giao thông. Theo phương án này, vẫn dùng thuyền chở khách đến cửa động, từ đây du khách đi theo cầu phao ra vào động,

- Hiện nay, đường lên động Tiên Sơn quá dốc, không phù hợp với đối tượng khách là trẻ em và người lớn tuổi, vì vậy cần xúc tiến kêu gọi đối tác đầu tư lắp đặt hệ thống cầu thang máy để đưa khách lên tham quan động Tiên Sơn. Trung tâm Du lịch VHST có thể liên danh với một số đối tác để đầu tư khai thác và phân chia lợi nhuận.

- Thuê chuyên gia kỹ thuật ánh sáng thiết kế thay thế loại đèn có ánh sáng phù hợp với không gian hang động, ưu tiên cho ánh sáng trắng để làm nổi bật vẽ đẹp các khối thạch nhũ. Nghiên cứu lắp đặt hệ thống ánh sáng trong các hốc đá chiếu xuống mặt nước dọc dòng sông ngầm từ cửa động Phong Nha đến hang Bi Kí vừa tăng thêm sự hấp dẫn, vừa cấp ánh sáng dẫn đường cho thuyền đi trong động dễ dàng, tạo điều kiện để du khách chiêm ngưỡng vẽ đẹp của dòng sông ngầm. Triển khai ngay dự án đầu tư cải tạo hệ thống đường đi lại trong hang động Phong Nha, động Tiên Sơn.

- Bên cạnh đó, cần phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quản lý an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn.

3.2.2.2. Đầu tư xây dựng để hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa sinh thái khác

chưa hoàn thiện

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới -VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”, xúc tiến đầu tư mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng tạo ra những tuyến, điểm, sản phẩm du lịch VHST quy mô lớn, cần triển khai một số công việc trước mắt nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch VHST.

* Đối với điểm du lịch văn hóa tại Đền tưởng niệm TNXP

- Khẩn trương lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đón tiếp tại Đền tưởng niệm TNXP (việc đầu tư khu đón tiếp tại đây năm 2006 chưa theo một quy hoạch nào), mở rộng khu đất trước mặt Đền tưởng niệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch, lễ viếng và dâng hương; bố trí mặt bằng các dịch vụ giải khát, điểm tâm, ăn nhanh (không bố trí nhà nghỉ, nhà hàng) để phục vụ khách tham quan. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Trung tâm Du lịch VHST đầu tư xây dựng hệ thống Kios dịch vụ để tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ trợ phục vụ nhu cầu khách tham quan. Nếu Trung tâm Du lịch VHST không huy động được nguồn vốn thì cho các hộ kinh doanh thuê mặt bằng tự xây dựng Kios kinh doanh (theo mẫu thiết kế được duyệt).

- Tổ chức lại bộ máy đón tiếp phục vụ, bố trí đầy đủ các bộ phận chuyên môn như giới thiệu, hướng dẫn, quản lý vệ sinh môi trường.

- Theo quan sát của tác giả, khách đến tham quan điểm du lịch Đền tưởng niệm TNXP hầu hết đi theo tour tự tổ chức, rất ít đoàn liên hệ với Trung tâm Du lịch VHST để bố trí cán bộ hướng dẫn. Trên hành trình từ 2 Cổng VQG (tại Trạm kiểm lâm km6 đường 20 và Trạm kiểm lâm Trộ Mợơng) đến với điểm du lịch các đoàn còn dừng tại nhiều địa điểm như: Vườn thực vật, Rừng Gáo, Thung lũng sinh tồn, Hồ Bồng lai Tiên cảnh để chiêm ngưỡng vẽ đẹp cảnh quan thiên nhiên, chụp ảnh lưu niệm; một số đoàn còn tổ chức sinh hoạt tập thể, đốt lửa nướng thực phẩm mà không có người hướng dẫn, quản lý, nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Trung tâm Du lịch VHST nên nghiên cứu thiết kế tuyến du lịch VHST tham quan, khám phá Di sản Thiên nhiên Thế giới, bao gồm các điểm dừng chân trên tuyến tại Vườn thực vật, Rừng Gáo, Đền tưởng niệm TNXP, Hồ Bồng lai Tiên Cảnh,… Xúc tiến quảng bá giới thiệu điểm du lịch VHST này trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách. Tổ chức đón tiếp và bán vé tham quan tại Trung tâm đón khách Phong Nha và tại hai Cổng VQG (Hiện nay, hai Trạm kiểm lâm này đã được xây dựng khang trang có nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe và nhà vệ sinh), bố trí hướng dẫn viên đón tiếp khách tại hai Cổng này để giới thiệu, sau đó hướng dẫn cho du khách đi hết tuyến du lịch. Nếu du khách mua

vé tại Cổng Km6 đường 20, hướng dẫn viên sẽ dẫn khách đi tham quan sau đó đi ra qua Cổng Trạm kiểm lâm Trộ Mợơng và ngược lại (như đã nói ở phần 3.2.1.4, nên bố trí đội ngũ kiểm lâm viên làm hướng dẫn viên cho tuyến du lịch VHST này).

Về bán vé tham quan. Hiện nay tại điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP chỉ tổ chức phục vụ mà chưa tổ chức bán vé tham quan, chi phí cho đội ngũ cán bộ làm việc ở đây lấy từ nguồn thu phí tham quan động Phong Nha. Có nhiều lý do chưa tổ chức bán vé ở đây, trong đó có lý do hết sức nhạy cảm. Theo ý kiến một số chuyên gia và các nhà quản lý cho rằng, đại đa số du khách đến đây là cựu chiến binh, họ trở lại chiến trường xưa để ôn lại một thời trận mạc, để tưởng nhớ đồng đội, nếu buộc họ phải mua vé là chưa hợp lý lắm. Tác giả rất đồng tình quan điểm này, nhưng sau khi tổ chức lại sản phẩm du lịch VHST như giải pháp đề xuất, việc tổ chức bán vé tham quan tuyến du lịch này là rất hợp lý (đây là vé tham quan Di sản chứ không phải vé tham quan Đền tưởng niệm TNXP). Giá vé không nên quá cao, nên ở mức 10.000đ đến 15.000đ/vé, nhằm nâng cao ý thức của du khách, đồng thời khẳng định trách nhiệm của du khách đối với những giá trị đặc biệt quan trọng của Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Đối với điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc

Vừa qua, việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục để phục vụ khách tham quan tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc của dự án Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vực Phong Nha - Kẻ Bàng xuất phát từ mục đích tạo điều kiện để du khách và các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với tiềm năng cảnh quan thiên nhiên tại địa điểm này. Các hạng mục xây dựng tương đối phù hợp với yêu cầu bảo tồn, chưa xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, việc đầu tư ở đây chưa tương xứng, chưa tuân theo một quy hoạch nào cả, các dịch vụ bổ trợ chưa có. Nhìn chung, sản phẩm du lịch sinh thái này chưa hoàn thiện. Việc vội vàng đưa điểm du lịch này vào khai thác với giá vé 50.000đ/vé không những không thu hút được khách mà ngược lại đã tạo dư luận không tốt.

Tác giả đề xuất các phương án sau.

1. Nếu định hướng giao cho doanh nghiệp đầu tư khai thác.

UBND tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo các ban ngành chức năng giải quyết nhanh việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc do Công ty TNHH DL - TM Đại Cát trình tháng 9 năm 2008, xem xét năng lực tài chính và tư cách pháp nhân để cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp triển khai dự án đưa vào khai thác. Nếu đơn vị này không đảm bảo điều kiện cấp phép đầu tư cần sớm xem xét để chuyển cho doanh nghiệp khác đầu tư triển khai dự án đưa điểm du lịch này vào khai thác.

2. Nếu tiếp tục để Trung tâm Du lịch VHST quản lý và khai thác điểm du lịch này, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cần tham mưu UBND tỉnh cho triển lập quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, cần tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của dự án GTZ để đầu tư. Mặt khác, Trung tâm Du lịch VHST cần tìm kiếm đối tác liên doanh, hợp tác cùng góp vốn để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh điểm du lịch sinh thái này đưa vào khai thác (là đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ 100% kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/CP của Chính phủ, đơn vị có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện).

- Tổ chức lại bộ máy quản lý, bố trí đầy đủ các bộ phận chuyên môn đón tiếp, giới thiệu, hướng dẫn, vệ sinh môi trường; tổ chức khu dịch vụ giải khát, điểm tâm, ăn nhanh (không bố trí nhà nghỉ, nhà hàng trong điểm du lịch) để phục vụ khách.

- Xem xét lại giá vé tham quan tại điểm du lịch sinh thái này. Hiện nay, điểm du lịch động Phong Nha, Tiên Sơn đã được đầu tư tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất, tổ chức đón tiếp hướng dẫn và các dịch vụ bổ trợ đầy đủ nhưng giá vé chỉ 30.000đ/vé (động Phong Nha) và 20.000đ/vé (động Tiên Sơn), tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc cơ sở hạ tầng còn rất sơ sài, các dịch vụ bổ trợ chưa có, sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện nhưng giá vé 50.000 là chưa hợp lý. Mặc dù mới đưa vào khai thác từ tháng 1 năm 2009 nhưng đã có rất nhiều du khách phàn nàn và cho rằng giá vé như thế là quá đắt. Xuất phát từ quan điểm đã phân tích ở mục 3.3.1.2 (Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư) đồng thời với việc tiếp tục đầu tư để điểm du lịch hoàn thiện, trước mắt cần xem xét điều chỉnh giá vé tại điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc phù hợp hơn.

* Tổ chức cho khách tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn vào ban đêm.


Giải pháp này rất khả thi vì không cần phải đầu tư lớn, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ đã có sẵn, chỉ cần trang bị đèn pha công suất lớn cho các thuyền và lắp đặt hệ thống đèn dẫn đường dọc sông Son và đèn dẫn đường đi bộ lên động Tiên Sơn vào ban đêm. Bố trí một kíp cán bộ làm việc ca 3 từ 18g đến 24 giờ để phục vụ khách tham quan.

- Tổ chức khai thác tuyến du lịch mạo hiểm, cho du khách khám phá 1.500m

trong động Phong Nha.

Việc tổ chức cho khách tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn vào ban đêm và đi sâu 1.500m trong động Phong Nha có ưu điểm vừa tạo ra sản phẩm du lịch mới, gây sự tò mò để thu hút của du khách, bước đầu khắc phục sự đơn điệu và nghèo nàn về sản phẩm du lịch hiện nay, vừa giải quyết việc ùn tắc khách những ngày cao điểm, đồng thời tạo điều kiện để các dịch vụ ăn uống lưu trú trên địa bàn phát triển.

Ngoài các điểm du lịch nói trên, bên cạnh sự đầu tư của các doanh nghiệp, Trung tâm Du lịch VHST cần chủ động lập kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch VHST khác như: Chinh phục đỉnh UBò, du thuyền trên sông Son, sông Chày. Tìm kiếm đối tác liên doanh góp vốn đầu tư, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ khách tham quan, góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Bình ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Dựa trên những cơ sở lý luận về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa sinh thái nói riêng, kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch văn hóa sinh thái của một số Quốc gia và của các địa phương trong nước, trên cơ sở số liệu thu thập được, Luận văn “Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” đã đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khách quan tình hình thực trạng phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm vừa qua, kết quả đạt được gồm:

1. Nghiên cứu đánh giá làm nỗi bật các tiềm năng du lịch của của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đó là giá trị độc đáo về hang động, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa - lịch sử. Tuy nhiên, mức độ đưa vào khai thác du lịch VHST còn quá ít so với tiềm năng.

2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước còn rất khiêm tốn so với yêu cầu, các doanh nghiệp đầu tư triển khai các dự án quá chậm. Chất lượng các dịch vụ thuyền du lịch, dịch vụ lưu trú và kinh doanh ăn uống của các thành phần kinh tế quá thấp. Sức thu hút khách tham quan trong mấy năm qua không cao, mang nặng tính mùa vụ.

3. Thông qua các hoạt động du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng, đóng góp một phần thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ trọng CN-XD và Dịch vụ. Luận văn cũng nhận định đánh giá một số tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội, nhìn chung phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong mấy năm qua chưa tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực, các tệ nạn chưa gia tăng, ô nhiễm môi trường chưa đến mức trầm trọng; tài nguyên rừng và bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn.

4. Điều tra mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ, quá trình phân tích, đánh giá đã tìm ra 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng các dịch vụ du lịch VHST tại VQG hiện nay. Bao gồm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2024