Tiềm Năng Về Du Lịch Sinh Thái Và Những Vấn Đề Hạn Chế Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa

Phần lớn các rạn san hô trong khu vực này thuộc vào dạng rạn riềm với 2 loại: rạn riềm điển hình (chiếm tỷ lệ lớn) và không điển hình, điều đó chứng tỏ rạn san hô trong khu vực này có điều kiện phát triển thuận lợi trong một thời gian dài.

Vrùa bin: Vùng biển xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng có nhiều rùa biển thứ 2 ở Việt Nam (sau vườn quốc gia Côn Đảo), với 4 loài:

+ Rùa xanh (Chelonia mydas).

+ Rùa đầu to (Careta careta).

+ Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

+ Vích (Lepidochelys olivacea).

2.2.4. Tình hình kinh tế xã hội

VQG Núi Chúa nằm trên địa giới hành chính của 05 xã Vĩnh Hải, Công Hải, Lợi Hải, Phương Hải và Nhơn Hải, một xã thuộc vùng đệm là Tri Hải thuộc huyện Ninh Hải với tổng số dân toàn vùng quy hoạch là 53.409 người gồm người Kinh chiếm 75%, người Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa. Hầu hết các hộ người kinh đều tập trung trên 2 trục đường giao thông chính là quốc lộ 1A và tỉnh lộ 702. Tất cả các hộ dân đều đã được định cư. Đặc biệt có hai thôn người dân tộc Raglay có số hộ ít nhất nhưng lại phân bố vào sâu trong vườn (thôn Cầu Gẫy và thôn Đá Hang xã Vĩnh Hải).

Ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp nhưng do đất đai khô cằn, chưa chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cấp, tự túc. Tình trạng dựa vào rừng để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy, trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấy lương thực vẫn còn phổ biến. Vì vậy diện

đói nghèo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

ở đây còn rộng, chủ

yếu vào các hộ

thuần nông và đồng bào dân tộc

Raglay. Đặc biệt ở 2 xã Lợi Hải, Công Hải tỷ lệ hộ đói và nghèo chiếm trên 30%. Nguyên nhân do diện tích đất canh tác nông nghiệp ruộng 02 vụ ít và lại chưa có trình độ thâm canh, mặt khác do phong tục tập quán hủ lậu còn nặng nề. Đến nay tuy đã khắc phục được phần nào nhưng vẫn chưa triệt để.

Nghchăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, cừu theo tập quán thả rong. Do đó có những tác động xấu không chỉ với hoa màu, cây lương thực mà còn đối với cả rừng trồng.

Ngành nghề

khác:

Đánh bắt hải sản và làm muối. Các hộ dân sống bằng

nghề này có mức sống cao hơn so với nghề nông thuần túy. Tuy nhiên, số lao động đầu tư cho lĩnh vực này chiếm tỉ trọng thấp (7%). Một bộ phận hộ dân tiểu thương buôn bán nhỏ và làm dịch vụ vẫn là hộ luôn có thu nhập cao và khá ổn định.

Văn hóa, giáo dc: Các xã đều có trường mẫu giáo và tiểu học, riêng phổ thông cơ sở và trung học tập trung ở hai xã Nhơn Hải và Khánh Hải nằm ngoài vùng quy hoạch.

Số người mù chữ hiện nay vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao, đây là một thực trạng rất cần được quan tâm đầu tư để nâng cao dân trí.

Do điều kiện kinh tế và sinh hoạt hết sức khó khăn ở vùng sâu và xa, tại nhiều thôn người dân tộc Raglay còn thiếu giáo viên, đặc biệt là đối với hệ tiểu học, CSVC của nhà trường bị xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù đã có sự cố gắng của chính quyền địa phương song vẫn gặp không ít khó khăn.

Vy tế: Các xã đều có trạm xá (mỗi xã có từ 1 - 2 cơ sở), mỗi trạm xá có khoảng 5 giường bệnh và 3 - 5 thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung, khó khăn đối với ngành y tế nông thôn vẫn là tình trạng thiếu thuốc men.

Vgiao thông: Đang được đầu tư phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh nên phần nào hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các xã trong vùng. Vì vậy, nếu được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh sẽ tạo sự giao lưu kinh tế thuận lợi giữa các xã vùng sâu, vùng xa, đồng thời tạo vành đai kiểm soát rất tốt cho việc bảo vệ tài nguyên rừng trong

2.2.5. Tiềm năng về du lịch sinh thái và những vấn đề hạn chế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa

a. Tiềm năng về du lịch sinh thái

Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát của các tổ chức trong và ngoài nước cho thấy VQG Núi Chúa có tiềm năng tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là về tài nguyên du lịch tự nhiên.

- Tại VQG Núi Chúa có các sinh cảnh rừng tự nhiên, các đồi núi, vùng ven biển, có 18 bãi biển có cảnh quan rừng, biển rất đẹp và mang đậm tính hoang sơ

như: Bình Tiên, Bãi Thùng, Vĩnh Hy, Thái An, v.v. Ở đây còn có một hiện tượng

thiên nhiên kỳ thú như Hồ treo trên núi Đá Vách (Ao Hồ).

Hình 2.2. Bãi Thùng - Vườn Quốc Gia Núi Chúa


Nguồn Phòng DLST GDMT VQG Núi Chúa Hệ thống suối tại VQG Núi Chúa nổi tiếng 1

Nguồn: Phòng DLST - GDMT, VQG Núi Chúa

Hệ thống suối tại VQG Núi Chúa nổi tiếng với cảnh quan đẹp và thơ mộng như: suối Đông Nha, Lồ Ồ, Kiền Kiền, Nước Ngọt, v.v.

Khu vực này là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, không chỉ đa dạng về các loài sinh vật trên bờ, dưới nước, các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm mà mỗi hệ sinh thái ở đây còn có những đặc trưng đa dạng, rất khác biệt. Các cảnh quan tự nhiên cũng sinh động, mỗi nơi một vẻ đẹp riêng. Về rùa biển, Núi Chúa được ghi nhận là nơi duy nhất ở đất liền và là khu vực thứ 2 ở Việt Nam (sau VQG Côn Đảo) có quần thể Rùa biển đến đẻ trứng. Về san hô thì có khoảng 350 loài san hô, trong đó có những loài san hô cứng tạo và một số loài khác có màu sắc rất đẹp.

Tài nguyên nhân văn mặc dù ít phong phú hơn nhưng cũng có tính hấp dẫn riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của khu vực. Đặc biệt là nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Chăm và người Raglay tại đây.

b. Những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa.

Cơ shtng: Trong thời gian qua nơi đây chưa có sự quan tâm đầu tư về CSHT phục vụ du lịch nên các nguồn tài nguyên trên vẫn còn ở dạng tiềm năng, một

số nơi các tài nguyên du lịch bị xâm phạm, sử dụng cho mục đích khác như phá rừng làm rẫy. Hiện nay toàn khu vực thì các cơ sở lưu trú rất ít, các dịch vụ đưa khách đi tham quan biển, đảo hầu hết đều do ngư dân thực hiện. Nhìn chung các dịch vụ du lịch ở đây còn đơn điệu. Các loại hình du lịch ở đây chủ yếu là: tắm biển, lặn biển, câu cá, cắm trại, leo núi, du thuyền thăm quan biển đảo.

Đi ngũ cán bphc vcho du lch: Do mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, lực lượng lao động làm du lịch tại vườn quốc gia Núi Chúa nói chung còn mỏng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Như vậy cần có kế hoạch phát triển lao động cho hoạt động du lịch của vùng trong thời gian tới. Hơn nữa hiện tại VQG chưa có hướng dẫn viên phục vụ cho nhu cầu du lịch mà chỉ có những tình nguyện viên thiếu chuyên nghiệp, đây là một thiếu sót cần được khắc phục kịp thời và hợp lý.

Hot đng đu tư cho du lch: Đầu tư là đòn bẩy thúc đấy các ngành kinh tế nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay, công tác đầu tư cho phát triển du lịch của khu vực chưa được quan tâm tạo điều kiện, nên còn gặp nhiều khó khăn, một số dự án được soạn thảo nhưng phần lớn là những dự án treo. Vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa để hoạt động du lịch tại đây xứng đáng với tiềm năng, góp phần nâng cao vị trí của du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Thực tế nhu cầu đầu tư du lịch cho cụm du lịch VQG Núi Chúa và ngành du lịch cả tỉnh Ninh Thuận là rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian qua tình hình đầu tư du lịch trong đây còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn cho phát triển còn hạn hẹp.

Chính những vấn để còn hạn chế nói trên đã dẫn hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa chưa thức sự hiệu quả. Sự không hiệu quả này được thể hiện qua các mặt:

- Khách du lịch: Do công tác thu thập số liệu về khách toàn bộ VQG chưa thực hiện được, nên bài nghiên cứu chỉ có được số liệu về lượng khách của vịnh Vĩnh Hy

là 32.439 người (2007). Nếu các hạn chế khách tới tham quan sẽ tăng lên rất nhiều.

nêu trên được khắc phục thì số lượng

- Doanh thu từ du lịch: Bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; và từ các dịch vụ khác. Ngoài ra một số ngành khác thu hút từ du lịch như: ngân hàng, bưu điện, văn hóa, giao thông, v.v. Do các cơ sở lưu trú rất ít đã dẫn đến mức độ chi tiêu của khách

du lịch tại tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa nhìn chung còn ở mức thấp, mức chi tiêu tại tỉnh chỉ bằng 50 – 60 % so với các tỉnh thành có du lịch phát triển (Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Nội), năm 2000, một ngày trung bình mỗi khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 150.000 VNĐ (tương đương 10 USD) và trên dưới 45 USD đối với khách du lịch quốc tế.


CHƯƠNG III

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm du lịch

"Du lịch là sự phát triển tự nhiên của cuộc sống vật chất và văn hóa của loài người nhằm thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa bằng cách di chuyển lưu động cư trú tạm thời từ nơi này đến nơi khác" (Vương Lôi Đình).

3.1.2. Khái niệm khách du lịch

Theo tổ chức du lịch thế giới: "Khách du lịch là một người đi từ quốc gia này tới quốc gia khác vớ một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng, hoặc làm một việc gì khác".

Định nghĩa này còn được áp dụng cho khách du lịch trong nước. Theo cách định nghĩa này, khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan. Trong đó, du khách là khách du lịch lưu trú tại quốc gia trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác và khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm.

- Khách quc tế: Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: khách quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

- Khách ni đa: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

3.1.3. Khái niệm du lịch sinh thái

Đối với DLST, định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “ Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ nhằm gây ra ít tác hại với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo

dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST thái cho Việt Nam năm 1999 đã đưa ra định nghĩa:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

3.1.4. Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái

Để phát triển du lịch sinh thái, chúng ta phải biết đến những bên sẽ tham gia vào hoạt động này và cho biết họ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các quyết định khi đưa ra khi bắt đầu và trong quá trình thực hiện. Các bên tham gia này không phải là những bên độc lập với nhau mà là những cơ quan, nhóm hoặc cá nhân phải cùng nhau làm việc và có chung lợi ích. Dưới đây là các bên tham gia chính trong hoạt động DLST ở các VQG:

- Các bngành liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thông tin xây dựng và ban hành văn bản pháp qui về nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST ở các VQG và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở các VQG.

Ban quản lý các VQG chịu trách nhiệm chính trong quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhưng nhiệm vụ chính sẽ là quản lý, bảo tồn ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên nói chung.

- Các hãng lhành: Các hãng lữ hành trong và ngoài nước thường cung cấp những tour trọn gói cho khách DLST trong đó các công ty DLST sẽ có cơ hội quảng bá hoạt động của mình thông qua đàm phán với du khách. Các cơ quan này sẽ đặt trước và thiết kế các hoạt động mà các khách DLST thường thực hiện khi họ ở Việt

Nam. Đôi khi, cần phải đàm phán về chi phí tham quan để gộp nó vào chi phí dịch vụ trọn gói do các hãng lữ hành cung cấp.

- Hướng dn viên: Hướng dẫn viên đóng vai trò cơ bản trong các hoạt động DLST. Họ là bộ mặt của công ty trước khách hàng. Họ cần phải được đào tạo, nhận biết được nhu cầu của khách hàng và có kỹ năng giao tiếp tốt để tiến hành các hoạt động và mang lại cho khách những ấn tượng khó quên. Cùng với cuốn cẩm nang, hướng dẫn viên cần phải có nhiều công cụ hướng dẫn khác để thực hiện công việc một cách thành công và họ cũng cần quan tâm đến các thủ tục của các công ty khác, các hiệp hội và cơ sở ở địa phương.

- Các cơ

quan tài chính:

Các cơ

quan trong và ngoài nước sẽ nhận được

những yêu cầu xin tài trợ để đề xuất các dự án. Các công ty DLST cần phải liên lạc với các cơ quan nhà nước và tư nhân liên quan đến du lịch nhằm có được thông tin về các tổ chức có thể hỗ trợ cho các hoạt động của mình.

- Tng Cc du lch Vit Nam: Tổng Cục du lịch Việt Nam là một cơ quan của nhà nước quản lý du lịch ở Việt Nam. Nó có vai trò tích cực trong quan lý du lịch tại các VQG. Cơ quan này cần phải áp dụng và điều hành trên quy mô toàn quốc một quy hoạch và thiết kế hoàn chỉnh các hoạt động DLST, mặc dù việc thành lập một diễn đàn nhằm thảo luận giữa các vụ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một điều bắt buộc nhằm đạt được sự nhất trí về tiêu chí và nhằm thực hiện quản lý du lịch bền vững thực sự.

- Cng đng đa phương: CĐĐP ở bên trong và xung quanh VQG phải tham quan tích cực vào quản lý DLST. Những người dân địa phương sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách. Họ thường không được chuẩn bị tốt để làm việc này, vì vậy họ phải được đào tạo và hỗ trợ nhằm thực hiện tốt sự tham gia vào hoạt động du lịch.

Chính quyền các cấp tỉnh/thành phố, huyện, xã, chính quyền địa phương phải đóng vai trò chính trong DLST vì nó phải duy trì điều hòa các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Một số tác giả (Voure’h & Dennan, 2003) đã đề xuất chính quyền địa phương nên xem xét phát triển chiến lược du lịch bền vững liên quan đến chương trình nghị sự 21.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí