Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vhst Tại Vqg Phong Nha- Kẻ Bàng Đến Năm 2015

phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân địa phương; tạo tiền để phát triển các mục tiêu kinh tế

- xã hội khác của tỉnh; phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị về địa mạo địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử; giữ gìn môi trường sinh thái.

Định hướng chung

Đầu tư xây dựng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, với nhiều sản phẩm du lịch VHST độc đáo không chỉ của tỉnh Quảng Bình mà còn là của khu vực miền Trung và của cả nước, phát triển theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy du lịch Quảng Bình và du lịch các tỉnh Miền Trung phát triển, góp phần đưa du lịch Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên Thế giới .

Định hướng cụ thể

Bên cạnh loại hình du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn đang khai thác hiện nay, qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tiềm năng của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tác giả đề xuất định hướng phát triển các loại hình, điểm tuyến du lịch VHST sau:

* Loại hình Du lịch văn hóa

+ Tổ chức các tour du lịch tham quan nghiên cứu, trải nghiệm và tìm hiểu bản sắc văn hóa của các các tộc người Arem; Trì, Mày, Khùa; đặc biệt quan tâm các Lễ đập trống, Lễ đâm Trâu, Lễ cầu mùa, Lễ lấp lỗ, thưởng thức rượu cần, bồi ốc xã Thượng Trạch; nghệ thuật Hát Tuồng (hát Bội) của xã Hưng Trạch.

+ Hình thành sản phẩm du lịch hoài niệm, về lại chiến trường xưa, cho du khách thăm lại tuyến đường HCM, đường 20 Quyết thắng, các địa điểm có thể tổ chức cho khách đến tham quan như: Bến Phà Xuân Sơn, Bến Phà Nguyễn Văn Trổi, Trọng điểm Trạ Ang. Đặc biệt, cần khẩn trương đầu tư để hoàn thiện điểm du lịch văn hóa Đền tưởng niệm TNXP tại km 16 đường 20.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

+ Tổ chức cho khách tham quan Trung tâm điều hành, phát huy giá trị di tích đường HCM trên đất Quảng Bình đang được xây dựng tại km 15 đường 20 Quyết thắng, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2012.

* Loại hình Du lịch sinh thái

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 11

+ Đầu tư xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái trên sông Son, Sông Chày, Suối nước Mọoc, Thung lũng Di sản Phong Nha, Thung lũng Sinh tồn, Chinh phục đỉnh núi UBò, Thác Gió, Hồ Bồng Lai - Tiên Cảnh, Rừng Gáo.

+ Quan sát Vượn ở Khu nuôi thả động vật bán hoang dã Núi đôi, quan sát quần thể Vượn Ski trên đỉnh núi UBò; tham quan, nghiên cứu quần thể Bách xanh trên núi đá vôi được phân bố khoảng 2.400 ha tại km 19 đường 20; tham quan nghiên cứu Vườn thực vật.

+ Tổ chức khai thác thêm loại du lịch VHST, thưởng ngoạn cảnh quan kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu các di chỉ khảo cổ trong các hang động; tổ chức du lịch mạo hiểm khám phá hang Đại Cáo, Hang Vượt (Over Cave), đặc biệt là khám phá hang Sơn Đòong, một hang động mới được Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh phát hiện tháng 4 năm 2009; kết quả khảo sát bước đầu cho biết đây có thể là hang động lớn nhất Thế giới. Lưu ý không nên đưa vào khai thác tràn lan tất cả các hang động; loại hình du lịch mạo hiểm chỉ tổ chức cho một số du khách có thiên hướng về khám phá tự nhiên, thích mạo hiểm, không tổ chức đại trà loại hình du lịch này.

+ Tổ chức nhân rộng mô hình “Làng du lịch cộng đồng” đã hình thành tại Thôn Chày, xã Phúc Trạch.

Tùy theo tiến độ đầu tư các điểm du lịch VHST, điều kiện thời gian và sức khỏe của từng đối tượng khách để thiết kế thành các tuyến du lịch phù hợp phục vụ các đối tượng khách tham quan.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VHST TẠI VQG PHONG NHA- KẺ BÀNG ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Các giải pháp tổng thể

3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch

Để khắc phục các hạn chế và tồn tại trong việc đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong thời gian qua, việc cần phải quan tâm lớn nhất đó là Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cần tích cực tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo các ban ngành chức năng, tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan triển khai nhanh việc thiết kế

quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”. Ưu tiên triển khai sớm Quy hoạch Phát triển Du lịch VHST.

* Yêu cầu về nội dung của quy hoạch. Quy hoạch Phát triển Du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phát triển du lịch nhưng không được ảnh hưởng tới giá trị của VQG.

- Thu hút sự tham gia tích cực và toàn diện của cộng đồng dân cư.

- Tạo thu nhập bình đẵng và lâu dài cho công đồng địa phương và cho các

bên tham gia vào hoạt động du lịch; không phân biệt các thành phần kinh tế.

- Thông qua các hoạt động du lịch đóng góp trở lại một phần tài chính cho công tác bảo tồn các giá trị của VQG.

- Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương.

- Phát triển du lịch phải đồng thời gắn với việc tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch về giá trị của VQG; tăng cường trách nhiệm của họ trong công tác bảo tồn các giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch

- Định hướng dài hạn cho việc phát triển các sản phẩm du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định không gian phát triển các loại hình, tuyến điểm du lịch VHST phù hợp với điều kiện tự nhiên, giá trị địa mạo địa chất, cảnh quan thiên nhiên; không làm tổn hại đến các giá trị của Di sản, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo tồn các giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định và phân vùng sử dụng đất xây cơ sở hạ tầng các điểm du lịch VHST bên trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Lưu ý, không nên quy hoạch xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, kể cả khu nghỉ dưỡng cao cấp ở trong VQG.

- Xác định và phân vùng sử dụng đất, xác định không gian kiến trúc, kết cấu, màu sắc, vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, điện nước, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ở các xã vùng đệm, nhằm định hướng và quản lý quá trình đầu tư xây dựng phát triển các dịch vụ bổ trợ.

- Xác định danh mục các dự án phát triển du lịch VHST, phân đoạn tiến độ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiêp tìm kiếm cơ hội đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

* Phạm vi lập quy hoạch

- Việc phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ đầu tư xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi VQG mà bao gồm cả việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ bổ trợ tại các xã vùng đệm VQG như: Xã Sơn Trạch (hiện nay đã phát triển mạnh) và trong tương lai là các xã Xuân Trạch (vùng ngã ba Khe Gát), xã Phúc Trạch (vùng dọc theo nhánh Tây đường HCM từ ngã ba Khe Gát xã Xuân Trạch đến Trạm Trộ Mợơng). Vì thế, trong quá trình lập quy hoạch phát triển du lịch cần phải lưu ý đến việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ du lịch ở các địa phương này, làm công cụ quản lý và định hướng cho nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống, hạn chế việc xây dựng nhà ở có kiến trúc lai căng, pha tạp kiến trúc đô thị, làm mất bản sắc kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương. Rút kinh nghiệm việc buông lỏng quản lý quy hoạch để xảy ra tình trạng xây dựng lộn xộn tại xã Sơn Trạch thời gian qua.

- Nên quy hoạch và định hướng xây dựng thêm Trung tâm đón khách thứ 2 tại xã Xuân Trạch (ngã ba Đông - Tây đường HCM), nhằm tạo điều kiện để du khách từ các tỉnh phía Bắc vào có điểm dừng chân, nghỉ ngơi, giải trí trước khi khám phá, tham quan VQG theo hướng nhánh Tây đường HCM. Mặt khác, việc quy hoạch thêm Trung tâm đón khách này sẽ góp phần giảm áp lực về sức chứa của Trung tâm đón khách Phong Nha trong tương lai, khi du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển mạnh, đồng thời tạo điều kiện để nhân dân các xã Xuân Trạch, Phúc Trạch tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển KTXH của địa phương.

* Chỉ đạo công tác triển khai lập quy hoạch.

Căn cứ ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 27/3/2009 về việc giao Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Quảng Bình và các bộ ngành liên quan tổ chức thi tuyển, tìm kiếm đối tác tư vấn thiết kế quy hoạch VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, UBND tỉnh cần khẩn trương giao cho một đơn vị của tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì để phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để triển khai công tác này (hiện nay UBND tỉnh chưa giao cho đơn vị nào).

Như đã đánh giá ở chương hai, Quy hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới - VQG Phong Nha - Kẻ Bàng” là bản quy hoạch gồm có ba lĩnh vực: Quy hoạch bảo tồn giá trị địa mạo địa chất và đa dạng sinh học, Quy hoạch phát triển du lịch VHST bền vững, Quy hoạch xây dựng. Việc tìm kiếm được một đơn vị tư vấn có đủ năng lực chuyên môn triển khai quy hoạch tổng thể tất cả ba lĩnh vực là tốt nhất. Thời gian qua, việc tìm kiếm một đối như thế đã gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy trong quá trình triển khai quy hoạch sắp tới cần phải xem xét và phân quy hoạch tổng thể thành ba loại quy hoạch theo lĩnh vực nêu trên, từ đó tìm kiếm đối tác có năng lực chuyên môn phù hợp, tiến hành lập từng loại quy hoạch. Quy hoạch nào tìm được đối tác trước thì triển khai trước, không nhất thiết phải đợi ba quy hoạch cùng triển khai một lần làm chậm tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch cần xem xét tính phù hợp, đan xen hài hòa giữa các lĩnh vực, cùng một mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng một cách bền vững.

3.2.1.2. Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư

* Về Tài chính

- Tăng cường sự phối hợp với các bộ ngành trung ương, trực tiếp là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ ưu tiên thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình nói chung và du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng.

- Cần có chính sách thiết thực, cụ thể nhằm khuyến khích, huy động nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế trong xã hội, kết hợp giữa vốn đầu tư của Nhà nước và vốn của các doanh nghiệp để đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Hay nói cách khác, cần phải “Xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”. Khi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư họ sẽ có biện pháp để quản lý và khai thác hiệu quả, thông qua sự cạnh tranh trong hoạt động du lịch sẽ nâng cao số lượng và chất lượng của các sản phẩm du lịch VHST.

- Cần giành toàn bộ nguồn thu từ bán vé tham quan để đầu tư trở lại cho

công tác bảo tồn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch VHST đang khai

thác hiện nay. Trong lúc chưa thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp cần ưu tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng thêm các sản phẩm du lịch VHST, giao cho Trung tâm Du lịch VHST quản lý khai thác, thông qua thu vé tham quan để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

- Trích một phần từ nguồn thu vé tham quan cho BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để bổ sung thêm nguồn chi phí cho công tác quản lý điều hành của đơn vị, triển khai một số đề tài nghiên cứu khoa học về giá trị của VQG. Tăng tỷ lệ trích lại từ nguồn thu vé tham quan cho Trung tâm Du lịch VHST, tỷ lệ trích hiện nay chưa đủ để đơn vị trang trải. Tiền lương của người lao động quá thấp (bình quân 1.450.000đ/tháng/người) nên thời gian qua đã có nhiều cán bộ, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có hình thức và chuyên môn cao xin chuyển đến các đơn vị du lịch khác trong tỉnh (từ 2005 đến 2008 đã có 20 cán bộ hướng dẫn xin chuyển đi).

- Xem xét lại giá cả các dịch vụ để điều chỉnh cho phù hợp, theo kết quả hồi quy ở chương 2, đây là một trong hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ hiện nay ( =0,138). Có chính sách giảm giá vé tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau để thu hút khách vào mùa này, khắc phục tình trạng du lịch mang nặng tính mùa vụ như hiện nay. Số tiền mua vé tham quan chiếm tỷ lệ rất thấp so với các khoản chi dịch vụ ăn uống, lưu trú và hàng lưu niệm (theo ý kiến của một số chuyên gia, khoản chi vé tham quan chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi phí của chuyến du lịch), vì vậy giảm giá vé tham quan chỉ giảm chút ít nguồn thu trực tiếp cho ngân sách Nhà nước nhưng lại tăng thu nhập cho xã hội, cho tổng thể nền kinh tế, thông qua điều tiết bằng chính sách thuế để tăng nguồn thu ngân sách.

* Về chính sách thu hút đầu tư

- Bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư chung trên địa bàn toàn tỉnh, cần ban hành một số chính sách ưu đãi riêng cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Quan tâm, nghiên cứu áp dụng mô hình cho thuê môi trường rừng theo tinh thần Khoản 2, Điều 22, Quyết định 186/226/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, theo đó “Chủ rừng được

tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh khai thác du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng”. Mô hình này đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thailand và một số địa phương như VQG Ba Vì (Hà Nội) đã thực hiện rất thành công.

- Có chính sách miễn tiền thuê đất, thuê tài nguyên rừng, tài nguyên cảnh quan thiên nhiên trong thời gian dài nhất mà không trái quy định pháp luật cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Cần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ đến mức cao nhất lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Trong chính sách thu hút đầu tư không nên phân biệt doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, trong tỉnh hay ngoài tỉnh. Cần chú trọng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và tỉnh, thành khác để vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, tạo ra các sản phẩm du lịch VHST độc đáo, hấp dẫn, đồng thời thu hút con người có kinh nghiệm quản lý trong khai thác và kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư khai thác du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để vừa khai thác tốt nguồn vốn nội lực, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh cọ xát, cạnh tranh lành mạnh để phát triển.

- Trước khi cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp cần phải xem xét, kiểm tra chặt chẽ tư cách pháp nhân, chỉ cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đề phòng và hạn chế các hiện tượng xin cấp phép đầu tư để giữ đất, giữ tài nguyên như thời gian vừa qua.

- Kiểm tra lại tiến độ của các dự án đã và đang đầu tư hiện nay. Cần có chính sách động viên kịp thời, bên cạnh đó cần phải có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, đốc thúc các dự án của Công ty TNHH Đông Dương và Công ty CIVIDEC triển khai dự

án nhanh, sớm đưa Khu du lịch Thung lũng Di sản Phong Nha, Khu nghỉ mát và giải trí Phong Nha và Khu du lịch sinh thái Hang động Thiên đường vào khai thác phục vụ khách tham quan.

3.2.1.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Cần tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống giao thông, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống cấp nước sạch. Có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và rác thải tại Trung tâm Phong Nha, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư nâng cấp tuyến đường 20 Quyết thắng đoạn từ đoạn từ km 16 đến xã Tân Trạch và xã Thượng Trạch nhằm tạo điều kiện để các địa phương này phát triển KT - XH, đồng thời thu hút khách tham quan đến du lịch, khám phá các giá trị văn hóa của các tộc người tại hai xã này; khuyến khích các Tập đoàn viễn thông, Tập đoàn điện lực xây dựng mạng điện thoại di động, đường dây cấp điện cao thế dọc tuyến đường 20 Quyết thắng và đường HCM nhánh Tây, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác, phát triển và các loại hình du lịch VHST tại các địa điểm có giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử.

- Tập trung nguồn vốn nhiều hơn nữa cho việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, để vừa nâng cao trình độ văn hóa, đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương các xã vùng đệm, vừa đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch lưu trú tại Phong Nha - Kẻ Bàng vào ban đêm.

- Cần có chế tài và tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, xử lý nghiêm túc và kiên quyết với tình trạng xây dựng nhà ở dân cư lộn xộn tại Trung tâm Phong Nha trong thời gian qua.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là an ninh biên giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2024