tuyệt đẹp trở thành những đồi núi trọc nham nhở khi đang trong giai đoạn xây dựng, tất cả tạo nên một bức tranh không Hòan thiện, khiến cho tất cả đều có cảm giác xót xa trước chứng kiến của mình.
Bảng 4.7. Tỷ lệ ý kiến đánh giá hoạt động du lịch ảnh hưởng đến MT
ĐVT: %
Dân địa phương (n=10) | Khách du lịch (n=50) | |
Ảnh hưởng nhiều | 50 | 44 |
Có ảnh hưởng | 50 | 54 |
Ảnh hưởng ít | 0 | 2 |
Không ảnh hưởng | 0 | 0 |
Tổng cộng | 100 | 100 |
Nguồn: Điều tra và tổng hợp |
Có thể bạn quan tâm!
- Nha Trang - Một Vịnh Đẹp - Nơi Cư Ngụ Của Những Loài Sinh Vật Biển Quý, Hiếm
- Một Góc Khu Dân Cư Tại Đảo Hòn Miếu - Phường Trí Nguyên- Nơi Có Đông Dân Cư Nhất Ở Các Khóm Đảo
- Các Vấn Đề Môi Trường Được Cộng Đồng Quan Tâm
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Và Quản Lý Tài Nguyên – Môi Trường
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 11
- Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hình 4.11. Khu vực đang được xây dựng khu du lịch tại đảo Hòn Tằm
Nguồn: Hoàng Kim Anh
- Các vấn đề môi trường mà hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến Vịnh Nha Trang: theo bảng biểu đồ 4.12 thì vấn đề môi trường mà hoạt động du lịch gây ra đối với Vịnh Nha Trang nhiều nhất đó là vấn đề gia tăng lượng rác. Để giải thích điều này, người được phỏng vấn cho biết rằng, lượng rác ở cảng Cầu Đá gây ấn tượng khá mạnh, vì lượng rác tại đây nổi lênh đênh trên mặt nước không được thu gom, trong khi đó cảng Cầu Đá lại là nơi đầu tiên du khách đến trước khi tiến ra các đảo, đây cũng là điều đáng lưu tâm cho các nhà quản lý về môi trường và du lịch. Một hoạt động khác cũng khiến
du khách quan tâm đó là các hoạt động xây dựng trên các đảo đã được giải thích ở trên.
Hình 4.12. Các vấn đề môi trường do hoạt động du lịch ảnh hưởng vịnh Nha Trang
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
ĐVT:
lượt chọn
Dân địa phươ ng Khách du lịch
Gia tăng rác thải
Thoát nướ c
Nướ c thải Lấn biển không xử
lý thải trực tiếp
Phá vỡ cảnh
quan
Phát sinh bụi, tiếng ồn, mùi
hôi
khác
Nguồn: Điều tra và tổng hợp
- Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển du lịch địa phương. Một lần nữa các du khách khẳng định trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo việc phát triển du lịch không chỉ thuộc về bất kì một tổ chức hay cá nhân nào mà nó thuộc về tất cả cấp sở, ban ngành và cộng đồng được thể hiện rõ ở hình 4.13.
Hình 4.13. Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ MT và đảm bảo phát triển DL
khác
0
ĐVT: lượt chọn
các nh
óm nêu trên
53
khách du lịch
2
Các tổ chức nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trườ ng
Chủ các cơ sở, doanh nghiệp đóng tại địa phươ ng
1
2
Các tổ chức đoàn thể ở địa phươ ng
6
Chính quyền địa phươ ng
5
Ngườ i dân địa phươ ng
3
0
10 20 30 40 50 60
Nguồn: Điều tra và tổng hợp
4.4. Các tác động của du lịch đối với Vịnh Nha Trang
Hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường, tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tạo ra tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn do con người điều khiển, đó là đặc thù của hoạt động du lịch. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường theo hai mặt, chúng đồng thời hỗ trợ và phản ứng ngược với nhau:
Tác động tích cực là tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững;
Tác động tiêu cực là gây lãng phí, tiêu hao tài nguyên, suy thoái môi trường.
Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường có thể là các tác động trực tiếp, cũng có thể là các tác động gián tiếp thông qua phản ứng dây chuyền trong tự nhiên mà làm biến đổi các thành tố của tự nhiên.
Vịnh Nha Trang cũng không nằm ngoài những tác động mà du lịch và các hoạt động khác trong vịnh mang lại. Những ngoại tác dù tích cực hay tiêu cực, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đưa lại những vấn đề mà con người không thể lường trước và tính toán được hết.
Sau khi Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, và được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 2/2/2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra Nghị quyết: 01/2007 phê duyệt tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010, trong đó có đề nghị xây dựng Vịnh Nha Trang thành khu du lịch quốc gia và sẽ là một trong những khu du lịch biển hàng đầu Việt Nam. Như vậy, đi đôi với những thế mạnh về nguồn lợi to lớn từ ngành du lịch mang lại thì đây cũng chính là điều gây nhiều áp lực cho môi trường của Vịnh.
4.4.1. Về tài nguyên
Du lịch đã mang lại cho Khánh Hòa một lượng thu nhập lớn, làm đổi thay cuộc sống của người dân trong cả tỉnh. Hiện nay, ngành du lịch và dịch vụ đóng góp gần 40% giá trị GDP của toàn tỉnh. Riêng ngành du lịch đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tạo điều kiện cho Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung một bộ mặt đô thị hiện đại và một môi trường kinh doanh năng động, có sức hút lớn đối với các dự án đầu tư mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế về du lịch. Ngành du lịch phát triển cũng kéo theo các ngành dịch vụ tư nhân phát triển đáng kể, đáp ứng mọi yêu cầu của du khách.
Để thực hiện việc phát triển du lịch theo các mục đích nghỉ ngơi, giải trí các nhà đầu tư với những dự án hàng trăm tỷ với những sáng kiến san bằng núi đảo, san lấp
biển để xây dựng các dự án kinh doanh du lịch, không chỉ có tại ven bờ mà còn diễn ra khá quy mô cả ngoài đảo, thuộc trong khu vực khu bảo tồn Vịnh Nha Trang. Để thuận tiện và tạo mỹ quan nhân tạo, các con đường bộ và các công trình công cộng cũng được xây dựng chạy dài dọc theo dải đất hẹp ven bờ biển. Những dải cát ven bờ dọc theo thành phố bị thu hẹp một cách đáng kể, có những vùng hầu như không còn bờ cát (cụ thể là bãi cát trên đường Phạm Văn Đồng). Những dự án phát triển du lịch đã và đang làm ô nhiễm Vịnh Nha Trang, các đơn vị thi công đã đổ hàng chục vạn m3 đất đá san lấp bờ biển, làm cho những khu vực được thi công bị biến dạng không còn giữ được trạng thái tự nhiên ban đầu. Những vùng sinh thái biển tại những khu vực Đầm Già (thuộc Hòn Tre) và Hòn Tằm đã bị huỷ hoại do đổ thẳng đất đá xuống biển trong quá trình xây dựng, chôn vùi cỏ biển và san hô bên dưới cùng các giá trị sinh thái biển khác ở khu vực tại chổ, gây ảnh hưởng đến cả một vùng rộng lớn xung quanh do lắng đọng trầm tích tăng lên làm chết san hô trong Vịnh và làm thay đổi dòng chảy. Hay tại vùng biển Sông Lô thuộc phía nam Vịnh Nha Trang cũng bị lấn chiếm, san lấp. Tại đây, ngoài diện tích hơn 170 ha đã giao cho dự án khu du lịch và giải trí Sông Lô, Công ty TNHH Hoàn Cầu được thuê thêm hơn 148 ha mặt biển. Công ty này đã tự tiện đổ đất lấp biển với diện tích 30.000 m2 và nạo vét bùn đắp bờ lấn biển thêm khoảng 20.000 m2.
Ngoài ra, sự đa dạng sinh học trong vịnh giảm không chỉ do hoạt động neo đậu tàu để khách du lịch lên các đảo, hoặc lặn ngắm san hô mà còn do nhu cầu mua hàng lưu niệm, thuốc chữa bệnh dân gian từ các sinh vật biển như san hô, rùa biển, cá ngựa… của khách du lịch cũng đã kích thích việc khai thác của người dân và qua đó ảnh hưởng đến sự tổn hại của các sinh vật quý hiếm.
4.4.2. Về môi trường
Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay hướng về các môi trường tự nhiên như việc lặn xuống vùng có các rạn san hô. Vịnh Nha Trang nổi bật hơn so với các vùng du lịch khác về sự phong phú của các rạn san hô đầy màu sắc càng hấp dẫn các du khách (đặc biệt là du khách quốc tế), cũng chính những điều này sẽ dẫn đến sự hủy hoại của chính môi trường tự nhiên mà dựa vào đó hoạt động du lịch mới phát triển. Rất nhiều thợ lặn cũng như các mỏ neo từ các tàu thuyền du lịch đã phá hại các cấu trúc mỏng
manh của vỉa san hô, trong khi nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động du lịch thì gây ô nhiễm môi trường biển. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, vào năm 1994 có 52,4% rạn san hô bảo phủ nhưng đến năm 2005, con số này đã giảm xuống chỉ còn 21,2%, trung bình mỗi năm giảm 2,8%. Vịnh Nha Trang đang ngày càng chịu những áp lực nặng nề từ các hoạt động của con người gây ra, những khu vực san hô đã bị khai thác hoặc bị phá hủy rất ít hoặc thậm chí không có sự phục hồi sau cả quãng thời gian tới 50 năm.
Khó mà tính toán được những chi phí kinh tế của sự hủy hoại san hô vì nó không chỉ liên quan tới sự mất mát cơ sở tài nguyên tái tạo mà còn liên quan tới sự mất mát giá trị bảo vệ của phần nền các vỉa san hô (được gọi là sân san hô). Ví dụ tại Cộng hòa Maldives, việc khai hoang đất trên sân san hô hướng về biển Ấn Độ phía trước thành phố đảo thủ đô - đảo Male đã dẫn đến sự ngập lụt và bị phá hủy trong cơn bão năm 1987. Dưới những điều kiện tự nhiên, phần lớn năng lượng của sóng sẽ bị phân tác trên san hô và kết quả là sẽ ít bị ngập lụt hơn. Dựa vào điều này, một hàng rào cản nước dài đã được xây dựng trên bờ của sân san hô với chi phí là 12.000USD/1m. Đây chính là chi phí phản ánh về giá trị kinh tế của việc bảo vệ mà hệ thống vỉa san hô có đủ khả năng thay thế cho chi phí này.
Ngoài ra, theo Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang, mỗi ngày vịnh phải tiếp nhận 10 tấn rác thải gây ô nhiễm môi trường biển và cảnh quan xung quanh. Số rác này do hơn 5.000 người dân sống trên các đảo Vũng Ngán, Hòn Một, Đầm Bấy, Bích Đầm (phường Vĩnh Nguyên) xả ra; cùng với 6.000 lồng nuôi thủy sản ngay trong vịnh và từ tàu thuyền đánh cá, khách du lịch xả rác, phân, nước hút khô hầm tàu ra biển trực tiếp, chưa kể rác sinh hoạt của người dân sống trên thượng nguồn theo sông Tắc, sông Cái đổ vào vịnh và hầu như số rác này không được thu gom, xử lý hoặc nếu có cũng không thể thu gom hoàn toàn do tính lưu động của chất thải.
Trong lần nghiên cứu khảo sát thực địa tại một số tour du lịch tham quan các đảo xung quanh Vịnh Nha Trang, nhận thấy đa số khách tham quan đều trầm trồ vẻ đẹp của Vịnh Nha Trang, tuy nhiên vẫn còn một số du khách (chủ yếu là người Việt Nam) chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên, ngang nhiên thực hiện hành động khạc nhổ, ói mửa do say
tàu, hay vứt rác trực tiếp xuống biển mặc dù các nhân viên du lịch đã có hướng dẫn bỏ rác vào các thùng rác có trên thuyền. Điều đáng nói là khi có những hành động này, các nhân viên du lịch không có lời nhắc nhở hay lưu tâm nào về hành động của du khách. Đây là tình trạng chung của tất cả các tour du lịch tư nhân nhỏ lẻ, chủ yếu khai thác các hoạt náo du lịch để phục vụ du khách, chứ không thiên về quảng bá chất lượng môi
trường được bảo tồn và giữ gìn như thế nào. Đối với người nước ngoài, họ chiêm
ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và có thái độ tôn trọng, nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ thiên nhiên, đây là thái độ mà chúng ta nên học hỏi.
Như vậy, hậu quả của việc suy thoái nơi cư trú của sinh vật biển - một hệ sinh thái ven biển hết sức nhạy cảm - gây ra bởi ô nhiễm và các can thiệp khác của con người gây ra là làm tăng mức độ suy giảm kích thước quần thể sinh vật, tính đa dạng gien và tính thích nghi đàn cá cũng giảm theo. Mối đe doạ lớn nhất đối với số lượng cá sẽ nảy sinh khi đánh bắt quá mức và sự suy thoái nơi cư trú kết hợp với nhau. Sự hủy hoại nơi cư trú tự nhiên như các các bãi san hô, cỏ biển hay rừng ngập mặn có vai trò là những bãi đẻ, nơi kiếm ăn của các loài sinh vật biển là những vấn đề cần phải lưu tâm.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý quan tâm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Sự tập trung quá cao của khách du lịch tại những điểm du lịch ở khu vực nội thành Nha Trang như khu vực bãi biển trên đường Trần Phú, Tháp Bà Ponaga, Chùa Long Sơn… đã và đang là nguyên nhân làm xuống cấp môi trường ở những khu vực này. Bên cạnh đó, tình trạng mở hàng quán kinh doanh lộn xộn tại hầu hết các điểm du lịch, đặc biệt là tình trạng bán hàng rong trên bãi biển Nha Trang đã làm giảm đi vẻ đẹp của thành phố Nha Trang và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường du lịch.
Các tác động tiêu cực của du lịch không chỉ trực tiếp tổn hại, suy giảm lợi nhuận và chất lượng uy tín cho ngành du lịch, nguồn thu nhập chính của họ mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như việc đánh bắt nuôi trồng của những người dân địa phương hay của những người có mục đích sử dụng khác trong Vịnh. Những thử thách đó cần phải có những kế hoạch thiết lập khu bảo vệ rộng lớn đa dụng với hệ thống quản lý tổng hợp quy định các mức bảo vệ khác nhau trong toàn bộ khu bảo vệ. Cũng là điều mà
BQL KBTB Vịnh Nha Trang đang nổ lực thực hiện, đúc rút những bài học kinh nghiệm để áp dụng và nhân rộng cho nhiều các KBTB khác của Việt Nam.
4.5. Công tác quản lý môi trường Vịnh Nha Trang
Trước các thử thách và các áp lực do các hoạt động của con người gây ra cho môi trường, chính quyền địa phương cùng với nhiều nổ lực để giảm thiểu sự ô nhiễm một cách tốt nhất có thể. Nhiều hoạt động chính sách, các bộ luật, nhiều dự án bảo tồn và phát triển đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang.
Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi ban ngành, mọi cấp, mọi cơ sở và của mọi người dân. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên vẫn là hàng hoá công cộng do đó cần có những cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp cho vấn đề
này. Ở
cấp quốc gia, có một số
cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về
bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó Bộ Thủy sản được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các khu bảo tồn biển của Việt Nam.
Ở cấp tỉnh thì UBND tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động diễn ra trong tỉnh theo chính sách quốc gia kể cả quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua những tổ chức là đại diện cho các Bộ chuyên ngành ở tỉnh là các Sở chuyên ngành như Sở Thủy sản, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v..v. Các Sở này trực tiếp chỉ đạo công tác thực hiện chính sách quốc gia trong tỉnh. Sở Thủy sản Khánh Hòa là cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong tỉnh Khánh Hòa. Về mặt hành chính, Sở Thủy sản Khánh Hòa chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Khánh Hòa; về mặt chuyên môn, Sở Thủy sản Khánh Hòa chịu sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản. Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển bền vững trong phạm vi lãnh thổ được giao dưới sự giám sát trực tiếp của Sở Thủy sản Khánh Hòa. Chức năng của BQL là tiếp tục triển khai thực hiện dự án KBTB Hòn Mun đồng thời với các lực lượng có liên quan tiến hành giám sát các hoạt động nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học trong vịnh. Ngoài ra, các chức năng khác của