Những Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Bo Kẹo


Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo đã xác định tập trung phát triển vào Huyện Huổi Sai và huyện Tổn Phầng trở thành trung tâm du lịch của tỉnh với mục tiêu phấn đấu là:

Phát triển về nguồn nhân lực nhất là đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên và công an du lịch giỏi cả chuyên môn và biết về ngoại ngữ. Thúc đẩy và củng cố, nâng cao chất lượng của các công ty du lịch gắn liền với cải thiện chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Xây dựng hạ tầng cơ sở của du lịch với chung sức của Nhà nước với tư nhân, đầu tư vào phát triển khu du lịch văn hoá, lịch sử, thiên nhiên như:

+ Khu du lịch thành phố Su Văn Nạ Khôm Khăm năm 2005-2006

+ Khu du lịch văn hoá các dân tộc Đon Sao 2005 -2006

+ Khu du lịch Nước Nóng Nặm Khâng 2007-2008

+ Khu du lịch Nặm Can 2005 -2006

+ Khu du lịch Hín Sa Va Ling 2008 -2009

Phát triển khu du lịch Đon Sao trở thành khu du lịch có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước càng ngày nhiều hơn và nâng cấp chất lượng dịch vụ bán hàng đồ lưu niệm và xây dựng đường ô tô ra - vào, trồng cây xanh, vườn hoa đồng thời xây dựng nhà hàng ăn - uống, phòng vệ sinh, nâng cấp chất lượng quản lý và kêu gọi vốn đầu tư để xây kè bờ sông Mê Kông. Ngoài ra, còn có dự án thẩm định kiểm tra khu du lịch huyện Pác Tha, huyện Phá Uđôm và huyện Mương Mâng nhất là khu phát triển Nặm Nhù (hang Phạ Bat). Tiếp tục thúc đẩy mở rộng xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn - uống, bar ở các huyện có chất lượng cao. Tất cả nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để hội nhập với các tỉnh lân cận và quốc tế nhất là Trung Quốc (Nhu Nan, 12 Phăn Na, Xiêng Hung) Thái Lan(Xiêng Rai) Myanma (Tha Khì Lêch) [27, tr.3].

- Phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và ngoài nước để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đưa du

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 11


lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tôn tạo danh lam, thắng cảnh, di tích văn hoá, di tích lịch sử ở các khu du lịch. Coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch…,vừa đảm bảo môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, phát triển du lịch phải gắn liền với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Bốn là, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.

Năm là, phát triển hai huyện Huổi Sai và Tổnh Phầng thành trung tâm du lịch.

- Huy động nguồn lực cho phát triển du lịch

Để các chỉ tiêu kế hoạch đạt được, phải phấn đấu từ nay đến năm 2010 phải tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mức tăng trường bình quân 7%/năm.

Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm khơi dậy mọi khả năng, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực như: vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tỉnh Bo Kẹo sẽ tạo cơ chế, chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.

Trong cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh, thành phần kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng hướng dẫn mở đường, là đầu mối tổ chức các cơ sở kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh. Ở đây, vai trò Nhà nước rất quan trọng, Nhà nước vừa là người tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng vừa là người chỉ đạo tổ chức các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này.

- Đảm bảo nguyên tắc bền vững trong phát triển du lịch


Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng du lịch hiện tại của du khách và người dân sở tại trong khi cần quan tâm việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạ sinh học, sự phát triển của các thế hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người.

Trong bối cảnh hiện nay, một vấn đề không thể xem nhẹ là: phát triển du lịch có thể gây tổn hại về môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng làm biến dạng các công trình văn hoá, lịch sử thậm chí còn kéo theo cả một số tệ nạn xã hội gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông… tại các điểm du lịch cũng là hiện tượng đáng quan tâm. Phân tích theo cặp phạm trù “ nhân - quả” giữa du lịch và môi trường thì du lịch là nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi trường và đến lượt nó, du lịch phải chịu hậu quả xấu do môi trường bị ô nhiễm, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một nội dung quan trọng trong quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc trong quá trình phát triển của ngành du lịch.

Những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển du lịch bền vững tỉnh Bo Kẹo được xác định là:

- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử văn hoá và những tài nguyên khác cần được bảo tồn với những mục đích khai thác lâu dài trong hiện tại mà vẫn bảo đảm được lợi nhuận cho cả tương lai.

- Những hoạt động về phát triển du lịch cần được quy hoạch và quản lý, không gây tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.

- Chất lượng của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội cần phải được bảo vệ và cải thiện trong quá trình khai thác du lịch.

- Cần chú ý sự hài lòng của du khách để tạo lập được uy tín và sự hấp dẫn của du khách đã tham quan. Đồng thời qua kênh thông tin lan truyền từ người này đến người khác, có thể phổ biến rộng rãi đối với những người chưa từng đến.


- Đối với cơ quan Nhà nước, các cơ quan quốc gia về du lịch và các đại diện những tổ chức thương mại thì nhiệm vụ quan trọng nhất là việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm đưa mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.

- Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống cơ chế quản lý mà trong đó lấy việc phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản, đồng thời tích cực tìm kiếm những giải pháp để biến những mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.

Các nguyên tắc bền vững trong phát triển du lịch trên cần dựa trên các nội dung

sau:

Một là, dựa vào lợi thế tiềm năng và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh, địa phương.

Hai là, hoạt động theo hướng du lịch văn hoá, lịch sử và tự nhiên với sự hợp tác toàn dân.

Ba là, đảm bảo tính tồn tại gắn với bảo vệ môi trường, xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Bốn là, thúc đẩy và phát triển sản phẩm trong nước để đáp ứng yêu cầu của du khách trong và nước ngoài.

Năm là, nhằm phát triển du lịch trong nước và du lịch hợp tác quốc tế.

Sáu là, nhằm vào điểm du lịch nổi tiếng cả về tạo sản phẩm du lịch mới có thể cạnh tranh trong nước và quốc tế.


3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức du lịch trên địa bàn tỉnh

Một là, tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch và nhu cầu khách du lịch. Trên cơ sở không gian phát triển du lịch, sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù từng khu vực, từng địa phương. Đồng thời, đưa ra các dự án phát triển du lịch với những mức độ và quy mô đầu tư khác nhau, nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của từng vùng, lãnh thổ. Điều này cũng tránh được sự đơn điệu, trùng lặp của các sản phẩm du lịch của từng vùng, lãnh thỗ. Cần đưa ra các dự án phát triển du lịch theo vùng, lãnh thổ theo thứ tự ưu tiên. Ưu tiên đó có thể là: ưu tiên về giá trị, ưu tiên về sự thu hút khách, ưu tiên


về du lịch theo mùa...., cụ thể, tổ chức không gian du lịch của tỉnh Bo Kẹo theo các hướng sau:

- Khu du lịch Mương Huổi Sai: Gồm có 12 thắng cảnh, 7 du lịch văn hoá và 2 du lịch lịch sử. Bên cạnh đó, còn có thể tham quan các làng nghề, khu du lịch cộng đồng. Ngoài ra, còn có thể khám phá tập quán, giá trị văn hóa của các dân tộc Lan ten, Mồng, Mu Sơ, đặc trưng cho vùng miền nơi đây.

- Khu du lịch Mương Tổn Phầng: Khu vực này đã mở nhiều điểm cho du khách vào tham quan như: Đon Sao, Mương Câu Su Văn Nạ Không Khăm và còn nhiều điểm tham quan khác. Khu du lịch này đã có dự án Suối Nước Nóng Nặm Khấng, Hin Sa Va Ling (bản Nặm Khấng). Với 11 thắng cảnh, 4 khu du lich văn hoá và 2 khu du lịch lịch sử, du khách có thể đi tham quan nơi đây. Ở đây, du khách cũng có thể thể thưởng ngoạn sự ấm áp, sảng khoái, khi ngâm mình vào dòng nước sốt có khí mê tan.

- Khu du lịch Mương Pác Tha: Núi Sì Phà (Núi cao Lào-Thái), Phu Phá Mồn (Núi Phá Mồn), Thác Khòng Tha Li, Khu du lịch này là khu du lịch thiên nhiên có 17 thắng cảnh rất nhiều Hang và Núi cao. Du khách có thể ngắm cảnh thiên nhiên kỳ thú, cũng như tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm như leo núi, khám phá hang động.

- Khu du lịch Mương Mầng bao gồm 8 khu du lịch thiên nhiên, 1 khu du lịch văn hoá, 2 khu du lịch lịch sử. Tại đây, Du khách có thể ngắm dòng thác Tạt Huổi Đoc Thong, hay du khách có thể ngắm tượng đá Hoi Tin Phạ Bạt (Hình chân Phật). Ngoài ra, khách du lịch có thể khám phá hang động Thặm Phạ Bat, Trạm Quân Mỹ (Nặm Nhù), Nhà Tù và kho vũ trang, sân bay cũ. TÊt c¶ những khô điểm du lịch đó t¹o nªn mét ®iÓm ®Õn hµi hoµ cã nói, hang, di lÝch lÞch sö t¹o nªn sù thay ®æi cho du kh¸ch, tr¸nh sù nhµm ch¸n, hay Èn mình trong kh«ng gian ®¬n lÎ.

- Khu du lịch Mương Pa U Đôm gồm 11 điểm du lịch thiên nhiên. Hiện nay, Khu du lịch này đang đươch kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư. Các khu du lịch rất đa dạng và phong phú của Huyện Phá Uđôm, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là thác Gốc Tên, hang Phá Ngua, hang Ngu Lươm, Phá Phạ, Pha Ngân, Phá Khăm. Nơi đây đang hứa hẹn mang lại rất nhiều tiềm năng cho tỉnh Bo Kẹo trong tương lai.


Ngoài các khu du lịch nêu trên, tỉnh Bo Kẹo còn có quy hoạch các điểm du lịch. Trong tổng số 85 điểm du lịch có 6 điểm du lịch lịch sử, 12 điểm du lịch văn hoá và 67 điểm du lịch thiên nhiên và có khả năng khai thác và thu hút một lượng khách du lịch khá lớn. Hiện nay, 20 điểm đã sử dụng dịch vụ, 23 điểm đã đưa vào khai thác, đang trong thời gian khai thác có 9 điểm du lich và số điểm du lịch chưa khai thác là 34 điểm

Hai là, tổ chức quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010

- 2015. Đẩy nhanh việc hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Bo Kẹo đến năm 2015. Đây sẽ là cơ sở cho việc định hướng xây dựng các dự án phát triển du lịch đến 2020. Trước mắt, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm để có cơ sở thu hút đầu tư và tạo môi trường liên kết giữa các vùng, các huyện. Tập trung đầu tư khu du lịch Huyện Huổi Sai, Huyện Tổn Phầng. Hiện nay, đây là 2 ®iÓm du lịch, ®ang thu hót một số lượng lớn kh¸ch du lÞch .

Phải kết hợp chặt chẽ và có sự thống nhất giữa quy hoạch du lịch với các quy hoạch kinh tế, xã hội như quy hoạch khu dân c-, quy hoạch nuôi trồng, quy ho¹ch khu sinh th¸i... Đặc biệt là quy hoạch đất đai cho các khu, vùng, các dự án phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước, để làm tốt vai trò chủ đạo, là đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế du lịch ở tỉnh Bo Kẹo .

ĐÈy nhanh cæ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn, nhà hµng, huy động thêm vốn nâng cấp các cơ sở du lịch, tạo thêm động tực thúc đẩy nhanh doanh hoạt động có hiệu quả.

Ba là, tổ chức triển khai xây dựng các khu điểm du lịch, thu hút vốn đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch quan trọng. Việc thiết kế cơ sở lưu trú phải phù hợp những cảnh quan thiên nhiên, trùng tu, tôn tạo lại những kiến trúc đã có ở từng khu du lịch nhằm tạo ra đa dạng và hấp dẫn đối với hệ thống cơ sở lưu trú cú tỉnh. Điều này cũng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của tỉnh. Một trong những định hướng đầu tư quan trọng đối với ngành du lịch là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư các khu thể thao hoặc các dự án đầu tư gắn liền với dịch vụ thể thao như là leo núi, chÌo thuyền của các điểm du lịch Nặm Tha, Nặm ngao nhất là khu du lịch Nặm Can là điểm du lịch Bảo tổn đang được sự quan tâm của du khách nước ngoài (đầu tư của nước ngoài) ngoài ra còn có du lịch văn hoá như dân tộc Lan Ten, dân tộc


Mồng, Lao Huổi, du lịch Huyện Cổ Su Văn Nạ Không Khăm, Chùa Chom Khấu Ma Ni Lăt v.v..

Bốn là, tập trung khai thác có hiệu quả những tài nguyên thiên nhiên có sẵn của tỉnh, bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo, phong tục tập quán, bởi vì, tỉnh Bo Kẹo có nhiều dân tộc đang sinh sống. Bò Kẹo cũng là trung tâm phân phối khách du lịch đến từ Thái Lan vào tỉnh Bo Kẹo và các tỉnh Miền Bắc nhất là Huyện Pác Beng tỉnh Uđôm Xay, tỉnh Luang Pra Bang, Tỉnh Luang Nặm Tha và Mương Là (Trung Quốc). Giao thông thuận lợi, gắn liền với các vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch phía Nam, đặc biệt là du lịch ®Õn tỉnh Luang Pra Bang (di sản thế giới). Tỉnh Bo Kẹo rất có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Nếu có quy hoạch khai thác hợp lý, chắc chắn những tiềm năng về du lịch Bo Kẹo sẽ được phát huy một cách hiệu quả.

Víi lợi thế n»m ë khu Tam Giác Vàng, tỉnh Bo Kẹo có cơ hội rất lớn để mở rộng hoạt động du lịch của tỉnh cả hiện nay và những năm tiếp. Điều này cũng nằm trong quy hoạch phát triển chung vùng du lịch Bo Kẹo, cũng như khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Năm là, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, với các hàng hoá được trao đổi thường xuyên trên thị trường của xã hội như: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm… sản phẩm du lịch có thể là hàng hoá đặc biệt ở dạng v« h×nh nh-ng qua s¶n phÈm đã du kh¸ch cã thÓ cã mét c¸i nh×n kh¸c vÒ ng-êi d©n n¬i ®©y.

Đẩy mạnh sản xuất các đồ lưu niệm phục vụ du khách ở các điểm trung tâm. Nghiên cứu khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các loại sản phẩm đặc trưng riêng của Bo Kẹo. Bên cạnh đó, chúng ta phải hạn chế những mặt yếu kém về tài nguyên du lịch, như mở rộng quy mô khai, tăng khả năng hấp dẫn ở các điểm đến tập trung vào những loại hình du lịch có thế mạnh của tỉnh.

Đẩy mạnh khai thác các lµng nghề truyền thống và các ngành nghề dịch vụ khác ở các Huyện có điểm du lịch và các điểm du lịch phụ cận. Tổ chức các c¸c cuéc giao l-u giữa người sản xuất với du kh¸ch ®Ó kh¸ch du lÞch cã thÓ hiÓu thªm vÒ nh÷ng nghµnh nghÒ truyÒn thèng cđa ng-êi d©n ®Þa ph-¬ng. Phát triển các khu vui chơi giải trí tập trung vào hai huyện; huyện Huổi Sai và Huyện Tổn Phầng như thăm các khu du lịch Đon Sao,


Thành phố cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, khu du lịch Nặm Can và các làng văn hoá của các dân tộc Mu Sơ, Mồng, Làn Ten và khu khai thác mỏ Đá quý, lên Thuyền ngắm cảnh hai bờ Sông Mê Kông.

3.3.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch

Vèn lµ một yÕu tè đầu vào rÊt quan trọng trong sản xuất kinh doanh vµ ph¸t triÓn của ngành du lịch. Đầu tư vào ngành du lịch có lợi thế hơn so với các ngành khác, như vốn có thể bỏ ra ít hơn mà thu hồi vốn nhanh và cao. Tuy vậy, Nhu cầu vốn cho du lịch Bo Kẹo hiện nay là rất lớn. Vì thế, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau đầu tư cho phát triển du lịch. Khả năng thu hút đầu tư là yếu tố có tính quyết định sống còn đến quy mô và tốc độ phát triển du lịch, đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển trên địa bàn tỉnh. Do vậy, để đạt được các mục tiêu như trên, về chủ trương tỉnh Bo Kẹo tập trung huy động nội lực nguồn vốn nội lực, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, chú trọng khuyến khích đầu tư các dự án du lịch lớn có khả năng thu hút khách du lịch cao, các dự án vui chơi giải trí, chđ yếu tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng như cấp điện, nước sinh hoạt, giao thông, thông tin liên lạc trong các khu du lịch, đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hoá, di tích lịch sử.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay tỉnh Bo Kẹo chưa có điều kiện để phát triển. Điều này nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, để thu hút khách. Trong các hoạt động này, cần có sự đổi mới cơ chế về tổ chức quản lý ; có sự mở cửa thông thoáng ; có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để họ có thiện chí khi đầu tư vào đây. Các ưu đãi đó có thể là ưu đãi về thuê đất, phí môi trường...

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế để kinh tế du lịch phát triển theo hướng du lịch hiện đại hoá. Trước hết, tập trung chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các trung tâm lữ hành. Tiếp đến, đẩy nhanh chuyên môn hoá công tác du lịch, phân công, bố trí lao động hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài việc triển khai các chính sách về thu hút đầu tư, tỉnh coi trọng huy động vốn từ nguồn tích luỹ của ngành du lịch. Đây là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí