người, trong đó có 6 nữ. Hệ thống quản lý du lịch ở cấp huyện chưa được thành lập, do đó toàn bộ quản lý du lịch, chủ yếu do Sở Du lịch đảm trách. Trước tháng 8 năm 2007, chức năng quản lý nhà nước về du lịch thuộc về Sở Thương mại-du lịch.
Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ được quy định, Sở Du lịch thủ đô, thành phố, huyện và các đơn vị du lịch là cơ quan tổ chức hành chính sự nghiệp của nhà nước cấp địa phương, thuộc bộ máy tổ chức quản lý của tỉnh, thủ đô, huyện. Sở có chức năng giúp việc của Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thủ đô, Chủ tịch huyện, trong việc thúc đẩy và phát triển công nghiệp du lịch trong tỉnh hay cấp quản lý của mình. Đồng thời, các cơ quan đó còn chịu sự kiểm tra giám sát, chỉ định về chuyên môn của Tổng Cục Du Lịch quốc gia. Hệ thống tổ chức quản lý du lịch được thực hiện theo pháp luật về du lịch Số 10 /QH, ngày 09/11/2005 và Chỉ thị của Thủ Tướng số 91/TT, ngày 30/6/2004 nói về tổ chức và hoạt động của du lịch quốc gia. Cụ thể chức năng, nhiệm vụ chính của Sở là:
+ Thực thi các chính sách chung và xây dựng biện pháp thực hiện cụ thể của chính quyền đối với phát triển du lịch địa phương.
+ Thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Cơ quan quản lý du lịch tỉnh thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Nghiên cứu các chủ chương, các chính sách và cơ chế để quản lý những ngành kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí khác..mà liên quan đến du lịch cho phù hợp với cơ chế, luật pháp của Tổng Cục Du Lịch quốc gia ban hành và các cơ quan Nhà nước Trung ương.
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các địa phương để kiểm tra, giám sát, phân các loại ngành du lịch, điểm du lịch, khu bảo tồn các du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch lịch sử, đề nghị cấp trên phê duyệt và đồng thời để tìm các nguồn đầu tư và phát triển du lịch.
+ Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương để lập các dự án, lập kế hoạch về du lịch bảo tồn, hợp tác với người dân cùng để thực hiện xoá đói giảm ngheo.
+ Xử lý, cung cấp số liệu thống kê về du lịch để sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cũng như báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, thống kê
lượng khách du lịch, số khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu, điểm du du lịch, doanh thu du lịch, nộp ngân sách, thời gian lưu trú của khách …
+ Thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Cụ thể là tuyên truyền, Poster to, nhỏ, ảnh, Video, xây dựng các website, biển quảng cao du lịch. Thúc đẩy, khuyến khích việc sản xuất đồ lưu niệm đặc trưng của địa phương và v.v..
+ Thành lập, củng cố phòng thông tin liên lạc cấp địa phương nơi có khu, điểm du lịch nổi tiếng.
+ Cung cấp thông tin cho các đài, báo để quảng bá hình ảnh của Bo kẹo ra với các tỉnh khác cũng như bạn bè trên thế giới.
- Công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch của tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết những vấn đề hiện tại và có kế hoạch ngăn chặn, không cho phép hoạt động du lịch trái phép. Đảm bảo cho pháp luật nhà nước nói chung và pháp luật du lịch nói riêng được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt là các quy định nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch. Trong 8 năm qua (2001 - 2008), Sở Du lịch tỉnh đã tổ chức các công ty và hãng du lịch thay lượt đón khách ngoài kế hoạch và tổ chức dịch vụ nhóm của các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng; tham mưu xây dựng quy định, quy chế quản lý các ngành dịch vụ du lịch và đề nghị lên chủ tịch tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin dự thảo quy định đối với hoạt động tại các quán Bar, Karaoke, khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, phục vụ cắt tóc, trình Chủ tịch tỉnh ban hành.
Tuy nhiên, qua việc kiểm tra, thanh tra, các vi phạm pháp luật, quy chế, quy định về du lịch còn ít. Sở dĩ đạt được kết quả đó là vì: i) Sở Du lịch đã được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, của Tổng cục Du lịch; ii) Sở Du lịch đã làm công tác tuyên truyền giáo dục tốt, đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra, thanh tra.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Kết quả đạt được
Hoạt động phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch nói riêng hiện đang diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Mặc dù, cuộc khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, các bệnh dịch lây lan trong khu vực, đã làm cho lượng khách nước ngoài giảm tương đối, nhưng kinh tế của tỉnh Bo kẹo vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội 750,69 tỷ kýp, đạt 100,32% kế hoạch đề ra, vượt kế hoạch đề ra 0,32%. Tốc độ kinh tế phát triển ở mức 7,6%. Trong đó, ngành Du lịch góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngành đã tham gia nhiều cuộc giao lưu với các tỉnh trong nước và khu vực. Đồng thời, cũng tổ chức các hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm các tỉnh miền Bắc, các công ty du lịch
- Tỉnh Bo kẹo có rất nhiều tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Hệ thống giao thông khá thuận tiện, cùng với sự gia tăng dân số, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển như đã nêu ở trên.
- Về thực hiện xây dựng chiến lược của tỉnh khá toàn diện như: cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng hoàn thiện và được đáp ứng với du khách đến tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua và tương lai. Quản lý kinh doanh hoạt động du lịch được chặt chẽ hơn, thực hiện đúng Quy định số 1150/ Văn phòng Chính phủ, về tổ chức và hoạt động kinh doanh. Việc tổng kết hoạt động du lịch đã được thực hiện theo tháng, quý, năm. Công tác phối hợp với các ngành hữu quan trong quản lý du lịch được thường xuyên và khá hiệu quả.
- Tỉnh Bo Kẹo đã hợp tác rộng rãi với các tỉnh lân cận về chiến lược lâu dài cũng như kế hoạch trước mắt. Tỉnh đã ký kết liên kết, hợp tác với 4 tỉnh miền Bắc nhằm phối hợp công tác quản lý về hoạt động du lịch như quản lý, kết nối các tour, vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, nơi ăn uống, an ninh trật tự. Ngoài ra tỉnh cũng đã chú trọng công tác hợp tác quốc tế.
Sở dĩ đạt được kết quả nêu trên là do: Tổng cục du lịch đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ máy quản lý du lịch đã được đổi mới, từ phòng du lịch nâng cấp thành Sở Du lịch tỉnh. Phương pháp làm việc của đội ngũ công chức chuyên nghiệp hơn, góp phần phát triển du lịch tốt hơn. Chính quyền cấp tỉnh có sự cố gắng, thúc đẩy chỉ đạo trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh và tạo thuận lợi cho việc chuyên
môn. Sự quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác của các cơ quan, ngành liên quan. Sự phân công công việc gữa các phòng, ban trong sở rõ ràng làm cho công việc đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm các quy chế, nguyên tắc hoạt động của Sở. Hoạt động thi đua sôi nổi của các công ty, đơn vị kinh doanh làm cho việc phục vụ kinh doanh tốt lên. Ngoài ra, vị trí, địa lý của tỉnh thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng là nhân tố dẫn đến thành công trên.
- Hạn chế
+ Tuy đã được Chính quyền tỉnh chú trọng, quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch cũng yếu và thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đến việc phát triển du lịch Bo Kẹo. Ngoài đường quốc lộ R3, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn rất khó khăn. Còn nhiều cụm bản, điểm du lịch chỉ có đường mòn đi trên sườn núi do đó, đi lại rất khó khăn. Đó cũng là vấn đề lớn, làm cho việc vận chuyển khách đến tận nơi du lịch để hưởng thụ thiên nhiên, văn hoá của các dân tộc, tham quan sông suối, hang đá, thác, tìm hiểu phong tục tập quán của cư dân hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với dân cư các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống điện, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, hệ thống xử lý chất thải, một số dịch vụ, tư vấn, quảng cáo… còn kém phát triển cũng là trở ngại lớn trong việc khai thác lợi thế phát triển du lịch Bo Kẹo hiện tại.
+ Công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển du lịch, sản phẩm du lịch chưa thật đa dạng, loại hình vui chơi, giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
+ Trong điều kiện đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng một số chính sách về du lịch chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hoá hoăc còn thiếu điều kiện khả thi. Trình độ, khả năng của cán bộ quản lý chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới cũng là vấn đề phải lo cho sự phát triển du lịch Bo Kẹo.
+ Vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa được đảm bảo, trật tự kinh doanh ở một số điểm du lịch, khu du lịch dã ngoại chưa được quản lý tốt, giá cả dịch vụ thất thường gây ấn tượng không tốt đối với khách du lịch.
- Nguyên nhân
+ Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp với trình độ phát triển, còn lúng túng trên một số mặt nhất là phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ trong thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn. Vốn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hạn hẹp. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện thành phố, chưa thống nhất, bộ máy quản lý ở cấp huyện chưa được hình thành, cán bộ công chức chưa đủ trình độ mọi mặt để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch của một số cơ sở kinh doanh và dân cư tại địa bàn chưa thường xuyên đầy đủ.
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công tác kinh doanh du lịch bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Các cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ du lịch chưa chú trọng đến công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm du lịch, cả trên mạng thông tin quốc tế và các phương tiện thông tin trong nước.
+ Sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai, tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án thiếu kịp thời và chưa đồng bộ.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO ĐẾN NĂM 2020
3.1. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO NHỮNG NĂM TỚI
- Dự báo phát triển kinh tế xã hội Bo Kẹo đến năm 2020
Phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện có hiệu quả liên tục và ổn định, đảm bảo sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển về văn hoá - xã hội, cùng với bảo vệ môi trường sinh thái tồn tại được lâu dài.
Phát triển phải tương xứng giữa kinh tế với xã hội, giữa thành thị và nông thôn. Thúc đẩy mạnh các ngành kinh tế phát triển. Khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của người dân, nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực có hiệu quả và đạt kết quả tốt.
Phát triển phải đi đôi với việc cải thiện, xây dựng chế độ chính trị, hành chính vững mạnh, tăng cường đoàn kết và phát huy dân chủ toàn dân tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phối hợp việc sử dụng lợi thế của tỉnh cũng như đất nước trong việc hợp tác khu vực và quốc tế.
Việc phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo sự ổn định và phát triển vững chắc.
* Để thực hiện phương hướng đó tỉnh Bo kẹo phải tiếp tục thực hiện chính sách như:
Tiếp tục thực hiện chính sách chuyển nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên thành kinh tế hàng hoá. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ. Tập trung nguồn lực và vốn vào 11 kế hoạch và 111 chương trình của Chính phủ đề ra, trên cơ sở thúc đẩy nhiều đơn vị kinh tế phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng về chính sách, pháp luật và quy chế khác trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ngoài ra, chú ý tập trung sử dụng lợi thế khác có hiệu quả để làm cơ sở từng bước thực hiện tốt việc thực hiện CNH, HĐH đất nước.
* Mục đích và mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 - 2020.
Làm cho đất nước thoát khỏi nước kém phát triển. Kinh tế phát triển bền vững. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có sự phát triển bền vững có hướng hiện đại. Đói nghèo không chỉ được giải quyết, mà còn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giáo dục, y tế cũng được cải thiện toàn xã hội được hưởng thụ. Duy trì, phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc. Đảm bảo an toàn xã hội, chính trị ổn định, vững mạnh, hợp tác quốc tế được mở rộng.
- Năm 2015, dự kiến dân số tỉnh Bo kẹo tăng khoảng 182.197 người và đến năm 2020, dân số tăng khoảng 200.328 người, với tốc độ tăng bình quân khoảng 2,4% /năm. Để cho tỉnh, cũng như đất nước thoát khỏi nghèo đói, mục tiêu mà tỉnh đề ra và phấn đấu thực hiện:
Đến năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phải đạt 1.413, 84 tỷ kíp, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 8,5%. GDP bình quân đầu người là đạt 987,02 USD.
Đến năm 2020 GDP phải đạt 1.991,30 tỷ kíp, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,1%
/năm. GDP bình quân đầu người đạt 1.290,21USD Phấn đấu xây dựng cơ cấu kinh tế vĩ mô như:
Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp chiếm 46,2% GDP, giảm 7,62% so với năm
2010.
Tổng sản phẩm công nghiệp chiếm 17,0% GDP, tăng 4,02% so với
năm 2010.
Tổng sản phẩm dịch vụ chiếm 36,8%, tăng lên 3,6% so với năm 2010
Về đầu tư cho từng năm chiếm 25 - 30% GDP, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 10 - 12% GDP
Về đời sống nhân dân sẽ được cải thiện, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo có việc làm cho người lao động.
Dự báo phát triển du lịch
Về du lịch, năm 2015 tỉnh Bo Kẹo tập trung vào phát triển du lịch hợp tác với nhân
dân:
Một là, phát triển điểm du lịch nước nóng khu vực bàn Nặm Phà. Vốn đầu tư là
256.677.500 kíp(trong nước và nước ngoài)
Hai là, phục hồi điểm du lịch Núi (Phu xì phà), khu vực làng Chiêng Tong huyện Pác Tha. Dự án đầu tư với tổng số 132.981.000 kíp
Ba là, phát triển điểm du lịch Núi Nhà Kha (Pasà 300 năm Mương Mâng).
Bốn là, phát triển điểm du lịch Nặm Nhù (Trạm lính cũ của Mỹ).
Năm là, phát triển điểm du lịch hang Huổi Kụt, Hang Ngu Lươm Mương Pha
Uđôm.
Sáu là, phát triển điểm du lịch Phu Sa Then Mương Par Tha.
Bảy là, phục hồi dân tộc khut Kẹo (khai thác đá quý của dân) thành một loại điểm
du lịch.
Đến năm 2015, dự báo khách du lịch đến tỉnh Bo Kẹo 230.000 người, khách ra
117.000 người, tổng cộng 347.000 người. Năm 2020, dự tính là 337.900 người, khách ra khoảng 171.900 người tổng cộng 510.900 người.
Đến năm 2020, tập trung vào phát triển điểm du lịch hang động Pha Bạt nối bàn Pạ Nạ khu vực Nặm nhon, phát triển điểm du lịch Nước Nóng Huổi Pụng Lọ Mương Mâng và xây dựng phát triển điểm du lịch Phu Xì Phà Mương Pác Tha.
Bảng 3.1: Dự báo về lượng khách nội địa, khách quốc tế
ĐVT: nghìn người
loại khách du lịch | hạng mục | 2009 | 2010 | 2015 | |
Tổng số lượt khách | 132.000 | 141.000 | 230.000 | ||
Khách quốc tế | Ngày lưu trú | 1 | 1 | 3 | |
Phương | Tổng số ngày khách | 132 | 141 | 690 | |
án 1 | Tổng số lượt khách | 32.32 | 37.168 | 62.900 | |
Khách nội địa | Ngày lưu trú | 0 | 4 | 5 | |
Tổng số ngày khách | 396 | 148 | 314 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xây Dựng Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Thời Gian Qua
- Hiện Trạng Khai Thác Và Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Bo Kẹo
- Quản Lý Của Chính Quyền Tỉnh Bo Kẹo Đối Với Phát Triển Du Lịch
- Những Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Bo Kẹo
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 12
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO
- Phát triển du lịch và hội nhập du lịch trong khu vực.
Với vị trí, địa hình của đất nước nói chung, của tỉnh nói riêng, loại hình du lịch và giao thông của tỉnh có thể hội nhập với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng .