Hiện Trạng Khai Thác Và Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Bo Kẹo


công ty được hoạt động theo quyền và trách nhiệm đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước đề ra và phù hợp với nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện và báo cáo người sai phạm.

2.2.3. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn Bo Kẹo

- Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có trên địa bàn

Bo kẹo là một tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, văn hoá lịch sử của các thế hệ trước để lại, do tự nhiên ban tặng cho nhân loại nói chung và nhân dân tỉnh Bo Kẹo nói riêng, với văn hoá lịch sử của dân tộc và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Bo Kẹo có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, nhiều di tích lịch sử được xếp hạng.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Đá quý đã có rất nhiều ở khắp nơi và tập trung nhiều nhất là huyện Huổi Sai, được khai thác mỗi năm nhiều kg. Du lịch thiên nhiên như hang, núi, rừng, suối nước nóng, thác và nhiều loại thú nổi tiếng của tỉnh.

- Núi Phu Sì Phà khu vực cụm làng Kèng Phac -Kòn Tưn ở biên giới Lào – Thái, cảnh quan rất đẹp và núi cao đứng thẳng phù hợp với du lịch. Tỉnh có 4 rừng bảo tồn nhất là cây gỗ quý giá, có các loại thú quý hiếm phong phú và có rừng bảo tồn Nặm Can. Khách du lịch đến nơi đây choáng ngập trong cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Các công ty du lịch đã khai thác nó một cách có hiệu quả.

- Khu du lịch Nặm Can của Công ty Du lịch sinh thái (ANIMO) được Nhà nước cho phép đấu thầu với diện tích 136.000 ha trong vòng 15 năm nộp vào ngân sách nhà nước 1.100USD/ năm. Phía Bắc giáp huyện Mương Mâng, phía Nam giáp đường A3, phía Đông giáp huyện Viêng Phu Kha, tỉnh Luang Năm Tha và phía Tây giáp đường đi huyện Mương Mâng. Trong đó, chia thành 5 khu nhỏ. Hiện nay, chỉ mở một khu nhỏ cho du khách du lịch sinh thái với tổng chi phí đầu tư ban đầu là 100.000 USD, 100% vốn nước ngoài. Đã đầu tư làm nhà trên cây (7 nhà), đi lại bằng dây thép. Mỗi tháng bình quân có khoảng 80 -100 khách vào tham quan. Về tổ chức của khu du lịch gồm có 9 cán bộ văn phòng và 46 lao động. Hoạt động bước đầu đã thành công và có xu hướng mở rộng thêm.

- Khu du lịch Đon Sao là điểm du lịch mua sắm các sản phẩm dân tộc đồ lưu niệm hàng năm có du khách vào thăm như sau:


Bảng 2.5: Số lượng khách đến Đon Sao 2004 - 2008


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng khách nước ngoài

83.357

88.870

92.050

127.150

134.850

Thu phí $

48.746

51.970

53.830

74.356

78.859

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - 8

Nguồn: Tài liệu huyện Tổn Phẩng.


- Điểm du lịch Nặm Kâng Hín Si Va Ling (Đá có hình như của Nam và Nữ) của Nam đo được dài 2.20 m và vòng tròn 2.80 m và hình dáng của Nữ ở cùng nhau (có hình ảnh) cách thị xã Huổi Sai 24 km. Ngoài cảnh quan trong tỉnh còn sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Lào và tựa như dòng máu của dân nhân đang sinh sống tại hai bên bờ sông. Sông Mê Kông còn là đường giao thông vận tải quan trọng, vận chuyển hàng hoá, dịch vụ, vận chuyển khách du lịch ngắm cảnh hai bờ sông từ Huổi Sai (tỉnh Bo Kẹo) đến Pác Beng (tỉnh U Đôm Say) và tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới) và ngược lại. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế qua sông Mê Kông: cửa Khẩu Huổi Sai với Xiêng Long (Thái Lan) và cửa khẩu Bàn Mom với Tha Kì Lêch (Myanma), hàng ngày khách du lịch qua lại biên giới qua 2 cửa khẩu này khá nhiều.

Di tích lịch sử của tỉnh gồm: Thành Phố Cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, xây dựng từ Vương quốc Lan Na (thế kỷ V) theo ông PrăngSit người Si Lăng Ka đã viết ở trong sách của ông trong thế kỷ XIX. Còn trạm quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894 trong thời kỳ Pháp xâm lược Lào và là trạm quân đội lớn nằm ở trung tâm tỉnh Bo Kẹo. Trạm quân đội Mỹ ở Nặm Nhù, huyện Mương Mâng cách huyện Huổi Sai 60 km. Nổi bật nhất là nhà tù có 24 phòng xây dựng thời kỳ chiến tranh, khi Mỹ xâm lược Lào.

Về văn hoá, phong tục tập quán, toàn tỉnh có 3 dân tộc nói chung và 27 dân tộc nói riêng và chia thành 4 nhóm tiếng nói. Từng dân tộc có phong tục tập quán, nếp sống khác nhau, nổi bật là dân tộc Mu Sơ Khao, Mu Sơ Đăm và Kui, đặc biệt 3 dân tộc này chỉ có ở tỉnh Bo Kẹo.

Ngoài phong tục tập quán và nếp sống của các dân tộc, tỉnh Bo Kẹo còn có lễ hội của các dân tộc đang sinh sống. Trật tự an ninh xã hội, an toàn cho du khách cũng là một ưu thế của tỉnh Bo Kẹo. Do đó, khách du lịch tham quan, nghỉ ngơi, giải trí có thể an tâm suốt thời gian lưu lại Bo Kẹo.


Tỉnh Bo Kẹo có cơ hội là điểm dừng chân nghỉ ngơi của du khách bởi có đường hội nhập kinh tế khu vực Bắc – Nam quốc lộ R3 từ Thái Lan qua tỉnh Bo Kẹo, tỉnh Năm Tha, Bo và trên 228 km vào Trung Quốc và Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh mới có chiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bo Kẹo chỉ là khách du lịch tự tìm hiểu, khám phá trong các ngày lễ, ngày nghỉ. Hiện tại, chưa có khách đi theo tour hay tổ chức nào đứng ra đưa khách du lịch đến với Bo Kẹo. Hiện nay, cả tỉnh có 2 khu du lịch Đon Sao và khu du lịch Nặm Can (Animo) đang có sự phát triển như đã nêu ở trên.

- Phát triển các loại hình du lịch, các loại dịch vụ du lịch mới

Thông qua hoạt động du lịch tỉnh Bo Kẹo nhằm tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, gìn giữ và nâng cao truyền thống dân tộc qua các chương trình tham quan các khu di tích lịch sử - văn hoá - thiên nhiên, về cội nguồn. Tập trung khai thác vào du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng…Các hoạt động du lịch, hành trình, kết hợp công tác xã hội với du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay, tỉnh Bo Kẹo có 88 di tích được nhà nước xếp hạng và không xếp hạng. Theo thống kê của tỉnh, trong số 88 di tích nêu trên có 70 thắng cảnh, 6 di tích lịch sử, 12 di tích văn hoá. Số lượng di tích trên được phân bố như sau:

Bảng 2.6: Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo



TT


Tên các huyện


Tổng

Trong đó

Thiên nhiên

Lịch sử

Văn hoá

1

Huyện Huổi Sai

22

13

2

7

2

Huyện Tổn Pầng

17

11

2

4

3

Huyện Pác Tha

17

17

-

-

4

Huyện Phá U Đôm

21

21

-

-



5

Huyện Mương Mâng

11

8

2

1


Cộng:

88

70

6

12


Nguồn: Thống kê của sở du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2007 -2008.

Hiện nay, các lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi phát triển trở lại, các sinh hoạt lễ hội nổi tiếng trong tỉnh. Sinh hoạt lễ hội là một phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó, các lễ hội trong thực tế đã trở thành nhu cầu văn hoá tinh thần và tâm linh của người dân. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hàng và hương và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, du khách còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí của các lễ hội. Chính quyền tỉnh ở đây biết cách tập trung vào những mặt có sẵn của tỉnh để khai thác du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và tập trung vào khai thác du lịch lễ hội của tỉnh. Đây cũng chính là những nội dung mà du khách thường đặt chân đến để tham quan những hoạt động văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc anh em chung sống trên một địa bàn để du khách có thể hiểu được nguồn gốc của lễ hội và tạo lên một tour tham quan khép kín. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Bo Kẹo bao gồm:

- Lễ hội Bun Khẩu Chí 21 tháng 2 âm lịch Lào.

- Lễ hội Dân Tộc Mồng (Kin Chiêng) tháng 3 âm lịch Lào.

- Lễ hội Hoa Nở, Chợ Đêm (huyện Huổi Sai) ngày 11 - 12 tháng 4 âm lịch.

- Lễ hội tháng năm (té nước, đốt pháo ban ngày) 14 -16 tháng 4 âm lịch (Bun pi

may).


- Lễ hội Viên Thiên (thắp niến) 15 tháng 6 âm lịch Lào.

- Lễ hội khẩu Vắt Xã 17 -18 tháng 7 âm lịch Lào.

- Lễ hội Ho khẩu Pa Đắp Đin 20 tháng 8 dương lịch.

- Lễ hội Ho Khẩu Sa Lạc 14 tháng 9 âm lịch Lào.

- Lễ hội Óc Vắt Xã Đua Thuyền, Lay Hưa Phay 14 -15 tháng 11 âm lịch Và ngày

mồng 1 tháng 12 âm lịch Lào

- Lễ hội nông nghiệp Bản Đan 19 – 20 tháng 2 dương lịch.

- Lễ hội Đóc Ngịu Ban (Đon Sao) 23 -25 tháng 2 dương lịch.


Nhìn chung, lễ hội dân tộc của tỉnh Bo Kẹo rất đa dạng, phong phú, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là lễ hội Bun Pi May (té nước), ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch và vào ngày 18 tháng 4 dương lịch Đốt Pháo (Chụt Bằng Phay) vào ban ngày và lễ hội Ho Khẩu Pa Đin ngày 20 tháng 8 dương lịch và lễ hội Óc Phăn Xã (đua thuyền, thi Hưa Phay) vào ngày 14-15 tháng 11 âm và mồng 1 tháng 12 âm lịch, lễ hội Đóc Ngịu Ban 23 -25 tháng 2 dương lịch hàng năm các lễ hội nêu trên diễn ra khá rầm rộ. Trên quan điểm phát huy những tinh hoa, hạn chế những lạc hậu của các lễ hội, các lễ hội được đưa vào những nội dung mới, phù hợp với từng thời điểm, nhưng vẫn lưu giữ những nét riêng biệt của từng lễ hội. Điều này, là do được nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng. Tuy nhiên, các lễ hội này chưa được tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hoá, phục vụ cho hoạt động của du lịch tỉnh.

Các lễ hội truyền thống hiện nay có xu hướng được phục hồi lại và phát triển thêm, nhất là các địa phương trong tỉnh đang có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để phục hồi lại các văn hoá tuyền thống của các dân tộc. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục nét đẹp trong các lễ hội cổ truyền. Chính vì vậy, các lễ hội có sức thu hút rất lớn với nhân dân và khách du lịch đi từ khắp nơi, nhất là khách quốc tế.

Được sự chỉ đạo của chính quyền, cũng như lịch trình khai thác của các tour du lịch chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội. Để có được chương trình lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa…của các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời có trách nhiệm biểu dương văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hoá địa phương.

Ngoài các du lịch văn hoá nêu trên, tỉnh Bo Kẹo còn có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, như: đá tranh của con nhà vua A Nu Vông Lào (người đã chết trong việc giữ nước và cứu nước thời đó), đó là (Phá Phạ) huyện Huổi Sai cách thị xã 15 km; thành phố cổ (Su Văn Nạ Khôm Khăm) ở huyện Tổn Phầng cách thị xã huyện Huổi Sai 50 km. Ngoài ra, còn có điểm du lịch nổi tiếng đang được quan tâm của du khách như là:


Du lịch thăm Chùa MaNiLat trên núi trung tâm thị xã huyện Huổi Sai tỉnh Bo Kẹo. Du lịch Tháp Phá Khăm cách thị xã 2 km.

Du lịch thắng cảnh rừng bảo tồn Nặm Can phục vụ có nhà nghỉ, nhà hàng ăn (Bản Tụp) cách thị xã Huổi Sai 85 km. Hiện nay, đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách quốc tế.

Du lịch dân tộc Len ten (Bản Nặm Trạng) cách thị xã 17 km. Du lịch thắng cảnh Đon Sao huyện Tổn Phầng cách tỉnh 60km. Du lịch trạm quân đội Mỹ Nặm Nhù cách tỉnh 56 km.

Du lịch thắng cảnh Sông Mê Không Huổi Sai - Pác Beng – Luang Pra Bang

- Thực trạng thu hút khách du lịch thời gian qua:


Bảng 2.7: Khách quốc tế, khách nội địa


TT

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

1

Khách quốc tế

65.732

82.512

81.065

104.199

115.247

2

Khách nội địa

23.295

24.426

24.318

30.957

32.320


Tổng

89.027

106.938

105.383

135.156

147.567

Nguồu: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo.

Qua bảng trên, cho ta thấy số lượt khách quốc tế đến Bo Kẹo trong những năm qua (2004 – 2008), ổn định và tăng bình quân mỗi năm khoảng 25%, số khách tăng đồng đều qua các năm, riêng năm 2006 số lượng khách quốc tế giảm xuống khoảng 1,78%, tuy vậy, không ảnh hưởng đến phát triển khách du lịch những năm tiếp theo. Tuy nhiên, con số khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn hơn khách trong nước chiếm 71,96% tổng số khách du lịch. Năm 2004, khách quốc tế là 65.732 và tăng dần đến năm 2008, số lượt khách là

115.247 lượt. Về cơ cấu du khách theo quốc tịch thì có 75% du khách đến từ Thái Lan bằng đường ô tô, 10% du khách từ Trung Quốc bằng đường ô tô qua quốc lộ R3 đi từ Luang Nặm Tha. Còn lại 15% là du khách đến từ các nước khác đi bằng máy bay từ Thủ Đô Viêng Chăn và Luang Pra Bang. Bình quân hàng năm du khách quốc tế đến với tỉnh Bo Kẹo tăng khoảng 25%. Con số đó của tỉnh Luang Pra Bang là 23,1%.


Cơ cấu khách du lịch quốc tế ở một số nước những năm qua cho chúng ta thấy thị trường khách lớn, truyền thống được giữ vững và phát triển.

Bảng 2.8: Khách quốc tế đến Bo Kẹo năm 2004-2008


TT

Tên các nước

2004

2005

2006

2007

2008

1

Thái lan

26.169

25.932

31.195

46.924

52.167

2

Anh

6.274

10.110

7804

8..658

8.570

3

Pháp

4.877

7.614

6.019

6.704

6.904

4

Mỹ

3.451

3.817

3.918

4.526

5.794

5

Đức

2.644

4.554

3.715

4.207

6.670

6

Uk

2.776

4.856

4.053

4.208

4.508

7

Newzealand

725

777

679

864

4.076

8

Canada

2147

2.367

2.585

2.916

3.024

9

Ireland

1.405

1.551

1.514

2.218

2.138

10

Japan

1.145

1.175

1.549

1.983

2.005

11

Switzerland

1.212

2.587

1.469

1.752

1.881

12

China

181

282

566

1.541

1.754

13

ViệtNam

265

462

911

1.359

1.477

14

Italy

915

2.049

1.324

1.372

1.426

17

Belgium

912

1.104

1.096

1.308

1.319

18

Korea Rep

314

356

771

1.080

1.184

19

Khác

10.320

12.919

1.897

12.579

10.350


Tổng:

65.732

82.512

81.065

104.199

115.247

Nguồn: Thống kê Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo.

Những năm gần đây, khách trong nước đến Bo Kẹo tăng lên vì cơ sở hạ tầng của tỉnh được xây dựng và đáp ứng với nhu cầu của du khách đi lại thuận tiện về đường giao


thông dường ô tô trong tỉnh cũng như liên tỉnh nhất là quốc lộ R3, đường sông và đường hàng không đã được cải thiện đồng bộ. Năm 2004, du khách đến Bo Kẹo là 23.295 lượt khách và đến năm 2008 tăng lên 32.320 lượt khách so với năm 2004 tăng 38,7%.

Cơ cấu khách theo mục đích du lịch, khách đến Bo Kẹo hàng năm cho thấy mục đích đi tham quan, nghỉ ngơi là chiếm 65% tổng lượng khách, trong khi đó khách đến với mục đích kinh doanh buôn bán là 30% là buôn bán, số còn lại là khách đến với mục đích khác. Phần lớn là khách qua tỉnh Bo Kẹo là để đi tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới), vì Bo Kẹo là cổng vào CHDCND Lào phía Tây Bắc.

Số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Bo Kẹo là 1 ngày. Ngoài ra, khách du lịch đến khu vực biên giới là không lưu trú qua đếm, sáng họ đến, chiều họ về. Số khách này là khách từ các nước có chung đường biên giới với Lào, đó là khách từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Myama.

Về doanh thu từ du lịch, nộp ngân sách nhà nước qua các năm như sau: năm 2004 thu được 5.733 USD, năm 2005 thu được 6.610 USD, năm 2006 thu dược 16.078 USD, năm 2007 thu được 16.146 USD, năm 2008 thu được 16 994 USD. Có thể nói rằng về doanh thu từ du lịch là càng ngày tăng lên. Mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách mỗi ngày khoảng 40 USD/ngày qua các năm như bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Về doanh thu từ khách quốc tế


Năm

Số lượng khách

Bình quân chi tiêu ($)

Ngày lưu trú

Doanh thu

$

2004

65.732

40

1

2.629.280

2005

82.512

40

1

3.300.480

2006

81.065

40

1

3.242.600

2007

104.199

40

1

4.167.960

2008

115.247

40

1

4.609.880

Nguồn: Thống kê Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo.

Nhìn vào bảng thống kê trên lượng khách đến với tỉnh Bo Kẹo ta thấy, lượng khách nước ngoài tăng rõ dệt nhất là khách từ các nước láng giềng Thái Lan, tiếp theo đó là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023