Định Hướng Thị Trường Khách Du Lịch


cho lưu trú, ăn uống, vé tham quan, còn các dịch vụ khác không đáng kể. Giai đoạn 2015- 2020, mức chi tiêu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh sẽ tăng lên đáng kể, tuy nhiên vì chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn nên mức chi tiêu cũng chỉ tập trung cho lưu trú, ăn uống, tham quan tại các điểm, khu du lịch nên mức chi tiêu ước đạt 15 - 20 USD [66]. Giai đoạn từ năm 2020 trở đi, mức chi tiêu sẽ ngày càng tăng khi có nhiều dịch vụ mới, sản phẩm du lịch đa dạng hơn, ước tính đến năm 2030 là từ 30 USD trở lên [66].

Trên cơ sở mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Tây Ninh, doanh thu từ hoạt động du lịch của Tây Ninh cũng tăng lên: doanh thu từ khách du lịch quốc tế tăng từ 1,26 triệu USD (2016) và đến năm 2020 ước đạt 2,05 triệu USD [66]. Doanh thu khách nội địa tăng từ hơn 440 tỉ đồng (21,02 triệu USD, năm 2010) lên 742 tỉ đồng (khoảng 32,9 triệu USD, năm 2016) [64] và tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 106,68 triệu USD (năm 2020) và dự báo đến năm 2030, doanh thu du lịch trên địa bàn là 347,25 triệu USD; trong đó khách du lịch có lưu trú đạt 230,82 triệu USD [66].

Nguồn doanh thu chủ yếu của du lịch Tây Ninh hiện nay từ: lưu trú, ăn uống, vé tham quan. Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu là một yếu tố rất quan trọng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Do vậy, cần đầu tư cho sản xuất các mặt hàng lưu niệm, các dịch vụ phụ trợ khác và đầu tư cải tạo, xây mới các khu vui chơi giải trí để hướng du khách chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa và sử dụng các dịch vụ.

3.2.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch

■ Thị trường khách du lịch quốc tế

Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng du lịch ĐNB, là cửa ngõ phía tây của các tỉnh trong vùng với Vương quốc Cam-pu-chia qua 2 cửa khẩu quốc tế, phía đông nối liền với trung tâm du lịch TPHCM, gần đô thị Vũng Tàu và các khu kinh tế phía Nam nên thị trường khách quốc tế của Tây Ninh chịu ảnh hưởng bởi sự tác động và chi phối của thị trường khách quốc tế từ các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước. Vì vậy, du lịch Tây Ninh sẽ có thị trường khách rất đa dạng, phong phú và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch quốc tế cũng khá đặc biệt hơn các tỉnh khác trong vùng. Sau đây là định hướng và thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch cho Tây Ninh.


- Thị trường khách du lịch từ các trung tâm du lịch Cam-pu-chia thông qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Mộc Bài và Xa Mát. Đây là thị trường đầy tiềm năng của du lịch Tây Ninh, vì Tây Ninh nằm giáp với Cam-pu-chia, là cầu nối giữa 2 thành phố lớn của 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia nên Tây Ninh sẽ được hưởng lợi từ nguồn khách Cam-pu-chia. Ngoài khách Cam-pu-chia, còn có khách du lịch của các nước khác đi đến Cam-pu-chia tham quan du lịch có nhu cầu chuyển tiếp đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn; khách du lịch Caravan theo đường Xuyên Á; khách du lịch công vụ, nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch thăm thân...

- Thị trường khách du lịch quốc tế từ các trung tâm du lịch TPHCM, Thành phố Cần Thơ. Tây Ninh cách TPHCM - trung tâm du lịch lớn bậc nhất của cả nước - 99 km và Cần Thơ - trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn nhất vùng ĐBSCL - khoảng 260 km - so về khoảng cách địa lý trong kinh doanh du lịch như vậy là rất gần, có ảnh hưởng nhất định đối với du lịch Tây Ninh. Về hệ thống giao thông đường bộ, đường sông từ các trung tâm du lịch này đến tỉnh Tây Ninh cũng rất thuận lợi, an toàn và dễ dàng đi lại, góp phần quan trọng đối với thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan du lịch Tây Ninh. Vì vậy, du lịch Tây Ninh xác định đây là 2 thị trường tiềm năng cho phát triển du lịch trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Một số thị trường khách du lịch quốc tế cụ thể có ý nghĩa đối với PTDL tỉnh Tây Ninh:

- Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương: Đây là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam, riêng ở Tây Ninh năm 2016 chiếm 52% thị phần khách quốc tế (phụ lục 10) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Các thị trường chính bao gồm: ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Cụ thể:

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 19

+ Thị trường các nước ASEAN: gồm các thị trường như Cam-pu-chia, Thái Lan, Myanma, Lào, Singapore...; trong đó tập trung vào thị trường trọng điểm là Cam-pu- chia với các loại hình du lịch: Caravan, du lịch thăm thân, du lịch kết hợp chữa bệnh...

+ Thị trường khách Trung Quốc: Đây là thị trường có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây, chiếm tỉ trọng khá lớn từ 28 - 30% thị phần [66]. Khả năng chi tiêu


của khách Trung Quốc thấp nên dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, phù hợp với địa phương đang có. Thị trường khách du lịch Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao là thị trường mà người dân có xu hướng đi du lịch ngày càng tăng; cho đến nay nguồn khách này đến tham quan du lịch Tây Ninh còn khiêm tốn; trong tương lai gần ngành du lịch Tây Ninh cần thông qua các đầu mối du lịch hoặc qua thị trường Cam- pu-chia, Trung Quốc, Lào và Thái Lan để thu hút nguồn khách này.

+ Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Đây là thị trường châu Á có khả năng chi trả cao nhất, chiếm khoảng 10 - 12% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam [66]. Tuy nhiên, khách du lịch Nhật Bản trực tiếp đến Tây Ninh còn hạn chế nhưng đến các các trung tâm du lịch của Việt Nam tương đối nhiều.

+ Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: Hiện nay khách du lịch Hàn Quốc đến các trung tâm du lịch Việt Nam như Hà Nội, Huế, TPHCM ngày càng tăng; nguồn khách đến Việt Nam thông qua thị trường du lịch Thái Lan, Singapore, Cam-pu-chia cũng có xu hướng tăng lên, đây là nguồn khách tiềm năng đối với du lịch Tây Ninh. Vì vậy, cần có chiến lược thị trường hợp lý để thu hút nguồn khách này qua các trung tâm du lịch trong và ngoài nước.

- Thị trường Tây Âu: Là thị trường quan trọng, đang có xu hướng tăng lên, khách thuộc các thị trường này có khả năng chi trả rất cao. Bên cạnh đó, khách du lịch Tây Âu đến thị trường Cam-pu-chia, Thái Lan, Singapore cũng có xu hướng tăng lên. Vì vậy, ngành du lịch Tây Ninh cần đầu tư xúc tiến, liên kết khai thác thị trường khách này thông qua các trung tâm du lịch của các nước lân cận.

- Thị trường du lịch Đông Âu: Trong mấy năm gần đây, thị trường khách du lịch Đông Âu có xu hướng đến Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường khách du lịch Nga. Vì vậy, ngành du lịch Tây Ninh cần có giải pháp quảng bá, xúc tiến liên kết khai thác thị trường tiềm năng này.

- Thị trường Châu Mĩ: Trong thời gian gần đây, thị trường khách du lịch từ châu Mĩ đến tham quan du lịch các nước ASEAN có xu hướng tăng, đặc biệt là khách từ các nước Mĩ, Canađa,...; bên cạnh đó, hơn nửa triệu bà con Việt kiều đang sống và làm việc trên lục địa này cũng có nguyện vọng về thăm quê hương và thực tế hàng năm vào dịp Tết, hàng ngàn bà con Việt kiều đã về thăm quê hương, kết hợp đi du lịch. Đây


là thị trường tiềm năng, ngành du lịch Tây Ninh cần có giải pháp để xúc tiến và quảng bá thu hút khách du lịch từ các thị trường này.

■ Thị trường khách du lịch nội địa

Thời gian qua, khách du lịch nội địa từ các tỉnh vùng ĐNB, ĐBSCL và Tây Nguyên, đặc biệt là khách du lịch nội địa từ các thị trường trọng điểm TPHCM, Bình Dương, Long An, Cần Thơ… đến tham quan du lịch Tây Ninh ngày càng tăng về số lượng và số ngày lưu trú. Mục đích khách nội địa đi du lịch cũng rất đa dạng, trong đó xu hướng du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái ngày càng chiếm thị phần lớn trong dòng khách du lịch nội địa đến Tây Ninh. Thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nội địa được xác định như sau:

- Thị trường khách du lịch tại TPHCM: Tây Ninh là cầu nối giữa 2 trung tâm TPHCM và Phnôm Pênh, là cửa ngõ đi quốc tế của các tỉnh ĐNB và TPHCM. Đây còn là thành phố công nghiệp có đội ngũ công nhân đông đảo và cường độ lao động rất cao nên nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi là không thể thiếu. Đồng thời TPHCM còn là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục… nên hàng năm diễn ra nhiều cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, trao đổi mua bán,... của các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nhân và hàng ngàn học sinh, sinh viên đến nhập học... Đây là nguồn khách có thể khai thác, thu hút với số lượng lớn đến tham quan du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Loại hình tham quan chủ yếu là tín ngưỡng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch cuối tuần...

- Thị trường khách du lịch từ các tỉnh lân cận và các vùng khác. Tây Ninh liền kề các tỉnh như Bình Dương, Long An và khá gần các tỉnh ĐBSCL khác..., đây là các tỉnh có dân số đông trong vùng, lại có các trung tâm kinh tế, có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị,... nên có số lượng lao động làm việc, sinh sống rất đông và đa dạng, dẫn đến tất yếu có nhu cầu đi du lịch trong vùng và các tỉnh xung quanh, trong đó có Tây Ninh.

- Thị trường dân cư nội tỉnh. Đây là thị trường cũng có đóng góp quan trọng vào hiệu quả kinh doanh du lịch. Trong mấy năm gần đây, đời sống của cộng đồng dân cư trong tỉnh không ngừng được cải thiện và nâng lên, số lượng khách đi du lịch trong tỉnh ngày càng tăng, thời gian tham quan của các đoàn này thường trong ngày, đi du lịch chủ yếu là tham quan kết hợp với các hoạt động tâm linh tại các đền thờ, chùa, di


tích..., Vì vậy, các công ty lữ hành cần có kế hoạch, định hướng công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm để thu hút nguồn khách này.

3.2.2.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Trước yêu cầu của sự phát triển và hội nhập, ngành du lịch đã xác định lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển. Trên thế giới nhu cầu du lịch cũng đã có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Vì vậy ngành du lịch Tây Ninh khi xây dựng sản phẩm du lịch cũng cần gắn với xu thế phát triển của du lịch quốc tế. Căn cứ vào xu hướng “cầu” của du lịch thế giới cũng như thực tế địa phương, Tây Ninh cần định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù sau đây:

- Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng: Nhu cầu tín ngưỡng và tâm linh là một hoạt động tinh thần không thể thiếu. Tây Ninh có nhiều khu vực gắn liền với tự do tín ngưỡng của cộng đồng dân cư, với các lễ hội rất phong phú, đặc biệt là lễ hội của cộng đồng dân cư theo đạo Cao Đài tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, lễ hội núi Bà Đen, lễ hội tại các đình, chùa... Đây là điều kiện để tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với loại tài nguyên này. Sản phẩm cụ thể: các tour du lịch gắn liền với lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo như: Lễ Vía Đức Chí Tôn, Hội Yến Diêu Trì Cung (tôn giáo Cao Đài), Lễ Vía Bà, Hội xuân núi Bà…

- Sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa trên địa bàn: Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và công trình văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia và địa phương. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu. Vì vậy, để xây dựng loại hình sản phẩm này, cần đầu tư bảo tồn các DTLSVH trên địa bàn, lấy khu di tích Quốc gia đặc biệt căn cứ Trung ương Cục miền Nam làm điểm nhấn để thu hút khách.


Hai loại hình sản phẩm trên là định hướng chính trong phát triển SPDL trên địa bàn. Ngoài ra, để đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú, có thể nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm khác như:

- Sản phẩm du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái VQG, đồng quê, miệt vườn: Tây Ninh có tiềm năng hệ sinh thái đa dạng tại VQG Lò Gò - Xa Mát, hệ sinh thái đất ngập nước tại hồ Dầu Tiếng, hệ sinh thái nông nghiệp, vườn cây ăn trái gắn liền với nông nghiệp và nông thôn (mãng cầu Bà Đen trồng tại chân núi Bà Đen, đã được cấp chứng nhận địa lý), để có thể xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch mới. Sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với VQG, hệ sinh thái sông hồ,... hướng đến phục vụ cho các đoàn khách du lịch là nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học… đến tham quan kết hợp với du lịch.

- Sản phẩm du lịch làng nghề: Tây Ninh có một số làng nghề thủ công truyền thống lâu đời như: làm nhang, nón lá, đồ mộc, mây tre đan… và các làng nghề ẩm thực đặc trưng như: bánh tráng, bánh canh, mắm chua, muối ớt, cơm chay… Một số sản phẩm của làng nghề đã được cấp chứng chỉ chất lượng của Cục Sở hữu Trí tuệ, sản xuất bằng thủ công từ khâu chế biến nguyên liệu đến thành phẩm nên có thể trở thành điểm tham quan của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

- Sản phẩm du lịch thương mại, công vụ: Là một tỉnh có TNDL đặc sắc, lại có các tuyến giao thông quan trọng, gắn liền với sự thông thương thuận lợi cho một thị trường chung ASEAN. Do vậy, nhiều giao dịch hàng hóa, trao đổi sản phẩm thương mại được thực hiện hàng năm và theo đó là các hội nghị, hội thảo khu vực được tổ chức, thu hút được một lượng khách là thương gia, khách công vụ, các hãng thông tấn, nhân viên, cán bộ... đến Tây Ninh. Đặc điểm của khách công vụ, thương mại thường có mức chi tiêu cao nên có thể đầu tư khai thác các dịch vụ du lịch chất lượng cao.

- Sản phẩm gắn liền với loại hình du lịch thăm thân, khám chữa bệnh: Do vấn đề lịch sử để lại, nên một số Việt kiều là người Tây Ninh đã xuất xứ đi đến các nước khác tương đối nhiều, một số đã từng về thăm quê hương, một số đang có ý định về. Tây Ninh có biên giới dài và lại có các cửa khẩu quốc tế có thể giúp khách Việt kiều từ các nước trong khu vực về Việt Nam rất thuận tiện nên đây là nguồn khách quan trọng trong PTDL. Bên cạnh đó, hiện nay tồn tại một thực tế là có nhiều người dân Cam-pu-


chia ở dọc biên giới với Việt Nam, chưa có điều kiện được chăm sóc y tế có chất lượng cao nên một số người dân có nhu cầu sang Việt Nam để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, các hãng lữ hành và các công ty cung cấp dịch vụ cần xây dựng các chương trình đưa đón, cung cấp các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách đi thăm người thân, khám chữa bệnh.

- Sản phẩm ẩm thực Tây Ninh: Hiện nay, một số sản phẩm ẩm thực trên địa bàn Tây Ninh được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng như bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mắm chua, muối ớt, các món chay... Vì vậy, có thể xây dựng một số sản phẩm ẩm thực đặc trưng trên địa bàn phục vụ cho khách du lịch hướng đến những đối tượng khác nhau.

- Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí: Vui chơi giải trí là một dịch vụ quan trọng góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách trên địa bàn. Tây Ninh có nhiều lợi thế để phát triển loại hình này, với địa hình khá đa dạng, có nhiều khu vực bằng phẳng, lại có ao hồ, sông suối... Vì vậy, ngành du lịch cần chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí với các loại hình khác nhau như: các công viên vui chơi giải trí, các sân chơi thể thao, tenis, bóng đá, các dịch vụ gắn liền với tài nguyên nước...

3.2.2.5. Định hướng không gian phát triển du lịch

■ Định hướng các trục không gian phát triển du lịch

- Các trục hành lang phát triển du lịch liên vùng và quốc tế

+ Trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia - quốc tế nối Tây Ninh với các đô thị trong nước và quốc tế như nối với TPHCM, thủ đô Phnôm Pênh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài theo quốc lộ 22 và cửa khẩu Xa Mát theo quốc lộ 22B; nối Tây Ninh với các thành phố trong vùng ĐNB, ĐBSCL như Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ...; nối Tây Ninh với các thành phố duyên hải Phan Thiết, Cam Ranh, Nha Trang theo quốc lộ 1A.

+ Trục hành lang kinh tế quốc tế (đường Xuyên Á) nối Tây Ninh với các khu kinh tế của các nước trong khối ASEAN qua các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.

+ Trục hành lang kinh tế liên vùng nối Tây Ninh với các tỉnh vùng Tây Nguyên theo đường bộ 14C kéo dài (đường Hồ Chí Minh hiện nay).


+ Trục đường thủy: Sông Vàm Cỏ Đông kết nối du lịch Tây Ninh với Cam-pu- chia và các tỉnh ĐBSCL; sông Sài Gòn gắn kết Tây Ninh với TPHCM.

- Trục không gian nội vùng:

+ ĐT 781: kết nối PTDL từ cửa khẩu Phước Tân (Châu Thành) với các điểm du lịch tại thị trấn Châu Thành, thành phố Tây Ninh và Thị trấn Dương Minh Châu.

+ ĐT 782: kết nối PTDL của 3 huyện là Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu.

+ ĐT 786: kết nối PTDL từ Thành phố Tây Ninh với Đức Huệ.

+ ĐT 789: kết nối PTDL từ đập phụ hồ Dầu Tiếng đến ngã 3 Bến Dược - Củ Chi (ranh giới TPHCM)

+ ĐT 792: kết nối PTDL từ cửa khẩu Xa Mát (giáp QL22B) với điểm cuối đến sông Sài Gòn (ranh giới tỉnh Bình Phước).

+ Đường Trung ương Cục: kết nối điểm du lịch Trung ương Cục với các khu vực

khác.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí