Giải Pháp Phát Triển Hệ Thống Csht - Vckt Phục Vụ Du Lịch.‌


đặc biệt quan trọng để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Ninh nói riêng có thể hội nhập được đầy đủ với khu vực và quốc tế.

Qua phân tích hiện trạng lao động du lịch tỉnh Tây Ninh cho thấy: Nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn chưa đạt cả về số lượng và chất lượng cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Tây Ninh cần đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC, du lịch là một trong những lĩnh vực có sự dịch chuyển lao động khá lớn thông qua việc triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA - TP) về nghề du lịch. MRA - TP là cơ hội rất tốt để du lịch Tây Ninh nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động chất lượng cao.

Với sự luân chuyển tự do của nhân lực trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn... cũng tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng có được nguồn lao động chất lượng cao từ các quốc gia có thế mạnh về du lịch trong khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch trong nước cũng được tiếp cận với các phương pháp quản trị hiện đại hiện đang được áp dụng tại một số quốc gia. Hội nhập cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp du lịch quan tâm hơn tới công tác đào tạo nhân lực của mình, các cơ sở đào tạo về du lịch cũng sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch trong nước đáp ứng được yêu cầu khu vực và quốc tế.

Như vậy có thể thấy MRA - TP đã mở ra cơ hội rất lớn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Chất lượng lao động du lịch vốn là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương, trong đó có Tây Ninh, nhưng giờ đây với sự hội nhập khu vực đã tạo điều kiện cho sự dịch chuyển nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao.

Bên cạnh tác động do MRA - TP mang lại, ngành du lịch Tây Ninh cũng cần có những thay đổi trong đào tạo và phát triển nhân lực cho phù hợp với xu thế hội nhập. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: phải tiêu chuẩn hóa nhân sự gắn liền với công việc


và nhiệm vụ thực hiện của từng chức danh cán bộ. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: cần xem nâng cao năng lực cho người lao động là yếu tố sống còn, thu hút lực lượng lao động có trình độ làm công tác chuyên môn, đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo lựa chọn nhân sự có trình độ chuyên môn tốt, giỏi ngoại ngữ bổ sung nguồn nhân lực. Cần có chính sách thu hút lao động có tay nghề cao (kể cả lao động người nước ngoài), nghệ nhân để tạo nên SPDL mang tính thương hiệu cho Tây Ninh.

Cơ quan quản lý phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư mở các lớp đào tạo nghề và nghiệp vụ nghề cho các doanh nghiệp để nâng mặt bằng chất lượng sản phẩm trên địa bàn. Cần có chính sách khuyến khích mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch của các nước có ngành du lịch phát triển tham gia tập huấn, giảng dạy. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để thu hút sự tham gia tích cực của nhà quản lý, các nhà khoa học giỏi, các doanh nhân có kinh nghiệm, các nghệ nhân, chuyên gia, kỹ thuật viên có kỹ năng nghề cao để nâng cao tính thực tiễn của các chương trình tập huấn, đào tạo du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Đối với cộng đồng dân cư tại các vùng du lịch và khu du lịch: cần nâng cao trình độ dân trí và đào tạo kỹ năng nghề cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng phải uyển chuyển và linh hoạt, tùy theo điều kiện về cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

3.3.4. Giải pháp phát triển hệ thống CSHT - VCKT phục vụ du lịch.‌

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 21

Cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống CSHT tại các khu, điểm du lịch. Trước hết, cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông và phương tiện vận chuyển đến các khu, điểm du lịch; Xây dựng hệ thống cấp thoát nước, xử lí chất thải, cung cấp điện, dịch vụ viễn thông và các dịch vụ công cộng khác tại các điểm du lịch; Xây dựng các công trình dân sinh: văn hóa, thể thao…

Đối với các khu vực quy hoạch PTDL, CSHT như hệ thống giao thông, điện, nước… phải được đầu tư trước một bước để tạo đà phát triển cơ sở VCKT, hình thành các khu, điểm du lịch.

Hệ thống GTVT trên địa bàn Tây Ninh còn khá đơn điệu, chỉ có hai loại hình chính là đường bộ và đường sông. Do vậy trước mắt cần nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông hiện có. Cần kiến nghị với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án


đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Ninh để tạo sự kết nối với các vùng du lịch khác. Bên cạnh đó, Tây Ninh cũng cần đề xuất với Bộ GTVT về kế hoạch mở tuyến đường sắt TPHCM - Mộc Bài cũng như tận dụng CSHT từ các sân bay cũ để phát triển hệ thống đường hàng không, đưa đón khách trực tiếp đến Tây Ninh.

Đầu tư xây dựng một số cơ sở lưu trú cao cấp. Hiện nay cơ sở lưu trú đạt chuẩn sao trên địa bàn còn hạn chế, thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao. Tây Ninh cần ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư cho lĩnh vực cơ sở lưu trú chất lượng cao (điển hình như dự án Trung tâm thương mại – khách sạn Vincom Tây Ninh của tập đoàn Vingroup) tại một số khu vực trọng điểm PTDL.

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn có tác động đến sự phát triển KT - XH cũng như PTDL trên địa bàn: dự án xây dựng Trung tâm thương mại - khách sạn Vincom Tây Ninh với 130 phòng đạt chất lượng 5 sao, dự án PTDL sinh thái ở các đảo của hồ Dầu Tiếng…

3.3.5. Giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập‌

■ Về đầu tư phát triển du lịch.

Tỉnh cần có chính sách đầu tư hạ tầng đến tận các khu, điểm du lịch. Đối với những khu vực đã xác định PTDL, chính quyền cần phải gấp rút thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng theo tiến độ để các nhà đầu tư triển khai dự án và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các khu, điểm du lịch.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho từng khu vực với chất lượng cao và mang tính khác biệt cả về kiến trúc, mô hình và loại sản phẩm để cho các khu du lịch trở thành trụ cột trong PTDL và mang thương hiệu của du lịch Tây Ninh.

Căn cứ vào mức độ thu hút khách hiện nay, trước mắt Tây Ninh cần lựa chọn Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen với sản phẩm du lịch tín ngưỡng và tâm linh làm thương hiệu cho du lịch Tây Ninh để phục vụ cho công tác thu hút đầu tư, xúc tiến, quảng bá. Giai đoạn tiếp theo, ưu tiên đầu tư điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia căn cứ Trung ương Cục miền Nam với sản phẩm du lịch di tích lịch sử cách mạng (về nguồn) và VQG Lò Gò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng với sản phẩm du lịch sinh thái. Đối với các


khu vực này cần quy hoạch chi tiết và tiến hành phân khu theo hạng mục từng dự án cụ thể để trình Chính phủ phê duyệt, phục vụ cho công tác kêu gọi đầu tư.

Đối với dịch vụ chơi giải trí, cũng cần có chính sách đầu tư hợp lí. Trước mắt cần lựa chọn một số điểm dịch vụ vui chơi giải trí để ưu tiên đầu tư xây dựng cho khách du lịch nội địa - thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao, cụ thể: Khu công viên du lịch sinh thái Bến Trường Đổi, mở rộng các loại hình dịch vụ tại Khu du lịch Long Điền Sơn, Khu du lịch trên đảo tại hồ Dầu Tiếng...

Về nguồn vốn có thể huy động và tìm kiếm từ 2 nguồn: ngân sách Trung ương, địa phương (10 - 15%) và từ khu vực tư nhân (85 - 90%). Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý để huy động nguồn vốn đầu tư từ tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 85 - 90% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Cần xây dựng chiến lược về đầu tư, đa dạng loại hình và hình thức đầu tư để thu hút vốn vào các điểm du lịch. Có thể xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển CSHT các khu, điểm du lịch theo hướng đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu, hình thức BOT trong việc đầu tư CSHT du lịch gắn với các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch...

Lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia với PTDL tại các khu vực đã được QHDL, đặc biệt là khu vực bảo tồn VQG, khu vực phát triển biên giới, phát triển lâm nghiệp hoặc các chương trình mục tiêu của các bộ, ngành có liên quan.

Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua góp vốn, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, đóng góp của nhân dân, cộng đồng người Việt ở nước ngoài vào các hoạt động xúc tiến quảng bá.

Ngành du lịch làm tham mưu cho tỉnh tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế như UNICEF, JICA, FAO, các ngân hàng quốc tế WB, ADB… về các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm gắn liền với PTDL, chương trình du lịch cộng đồng, chương trình bảo tồn giá trị di sản…

Các chính sách hợp tác quốc tế

Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch không nằm ngoài chính sách chung về hợp tác quốc tế của Việt Nam, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà


nước. Tuy nhiên với tư cách là một ngành kinh tế, chính sách hợp tác quốc tế của du lịch cũng có những đặc điểm riêng và tập trung vào một số lĩnh vực sau:

Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Chính sách hợp tác trong xúc tiến điểm đến chung; khai thác các tiềm năng du lịch xuyên biên giới trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi và đảm bảo chủ quyền của mỗi nước.

Chính sách hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ góp phần phát triển du lịch bền vững.

Chính sách hợp tác, thu hút đầu tư PTDL phù hợp với lợi ích của mỗi bên.

Cơ chế, chính sách về thuế

Các cơ quan tài chính cần tham mưu cho tỉnh thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí và phương tiện vận chuyển khách du lịch. Miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách tại các làng nghề truyền thống và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến khích của các ngành hàng xuất khẩu.

Rà soát, điều chỉnh một số chính sách thuế và tính thuế ở mức thấp nhất đối với hoạt động đầu tư cho du lịch; rà soát các khoản phí, lệ phí, các khoản thu khác để đảm bảo không tăng giá dịch vụ đối với khách du lịch.

■ Cơ chế, chính sách khai thác thị trường du lịch

Hỗ trợ từ ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường. Tây Ninh cần có những đề án cụ thể nghiên cứu về từng nhóm thị trường và đề ra các giải pháp phù hợp cho từng thị trường cụ thể.

Cần xác định được thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng cần mở rộng để có những giải pháp khai thác hợp lí phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch Tây Ninh gắn liền với TNDL nổi trội trên địa bàn. Hoàn thiện cơ chế,


chính sách về dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng... tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch.

■ Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan

Cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực xuất nhập cảnh đối với khách du lịch từ thị trường Cam-pu-chia. Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế tại Mộc Bài, Xa Mát.

Bên cạnh chính sách xuất nhập cảnh, cần mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các cửa khẩu quốc tế như thu đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch...

■ Chính sách xã hội hóa du lịch

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức như: góp vốn cổ phần với doanh nghiệp Nhà nước, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư nhân.

Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

■ Chính sách phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững

Tiến hành nghiên cứu và đề xuất với Nhà nước đối với các dự án PTDL sinh thái, du lịch về nguồn để có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất.

Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch cộng đồng với các nguồn tín dụng ưu đãi về lãi suất cho mục đích phát triển các dịch vụ du lịch; hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức và kinh doanh du lịch; hỗ trợ về hạ tầng du lịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đóng góp một phần từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo các giá trị về sinh thái, văn hóa vật thể và phi vật thể.

3.3.6. Giải pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế‌

Để các doanh nghiệp du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động kinh doanh hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của địa phương, cần nhiều cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.


Giải pháp nâng cao nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức là nền tảng của mọi hoạt động từ xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển và tổ chức các hoạt động cụ thể hướng đến thực hiện mục tiêu. Mục tiêu nâng cao nhận thức của doanh nghiệp du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng không phải là ngoại lệ và để đạt được mục tiêu đó cần có được nhận thức chung của xã hội.

Trước hết cần tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến và nâng cao nhận thức trong xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của PTDL đối với công cuộc đổi mới và hội nhập.

Doanh nghiệp cần nhận thức vấn đề hội nhập là một xu thế tất yếu, sự phát triển của doanh nghiệp không tách rời khỏi xu thế hội nhập. Cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch, củng cố và mở rộng hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm PTDL. Thực hiện đầy đủ các cam kết và khai thác tối đa quyền lợi trong hợp tác du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, diễn đàn du lịch khu vực, thế giới.

Doanh nghiệp cần ý thức được cạnh tranh là vấn đề sống còn trong hội nhập quốc tế. Cần đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa nhưng cũng mang yếu tố văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền, sản phẩm có giá thành hạ, khả năng cạnh tranh cao.

Các doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt thông tin, kiến nghị Nhà nước rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách xuất nhập cảnh, hải quan, chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch vì hiện nay nhiều nước trên thế giới đã bỏ visa đơn phương để thu hút khách du lịch.

Doanh nghiệp phải ý thức được rằng hiện ngân sách nhà nước đang hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện du lịch ở nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động xúc tiến quảng bá phải là hoạt động chính của doanh nghiệp, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải nhận thức được trong bối cảnh hội nhập phải tuân thủ luật chơi chung, hoạt động theo cơ chế thị trường; nhiệm vụ, chức năng của từng vị trí việc làm phải theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tránh tình trạng hoạt động theo kiểu “cha truyền con nối”.


Cần xúc tiến thành lập Hiệp hội Du lịch trên địa bàn, là tổ chức đại diện của các doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch sẽ giúp cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo du lịch về nhu cầu lao động ở các trình độ và kỹ năng nghề khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp, giúp nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

3.3.7. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng‌

■ Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch

Cần mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác. Đây là giải pháp giúp tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn khách, tìm kiếm vốn đầu tư. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, Tây Ninh cần phải mở rộng hợp tác với các vùng lãnh thổ, các quốc gia khác nhau bằng các hình thức khác nhau để xây dựng cơ sở tốt nhất cho PTDL.

Trước mắt cần đẩy mạnh hợp tác về công tác lữ hành, phát triển thị trường du lịch quốc tế (đặc biệt thị trường Cam-pu-chia) thông qua hình thức hợp tác liên kết, xúc tiến quảng bá trao đổi thông tin giữa 2 bên, phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện của Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng trên nước bạn; hợp tác đưa đón khách du lịch bằng các hợp đồng kinh doanh du lịch. Hợp tác thông qua đổi mới các thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư dịch vụ…

Bên cạnh hợp tác trong công tác lữ hành, phát triển thị trường, cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào SPDL chất lượng cao và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế.

Hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước, giúp đỡ đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm PTDL, có thể áp dụng hình thức thuê chuyên gia đối với nghiên cứu thị trường và thu hút khách du lịch quốc tế.

■ Liên kết trong vùng du lịch Đông Nam Bộ

Tây Ninh có điều kiện thuận lợi cho liên kết PTDL. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ giao lưu quốc tế đường bộ của vùng, liền kề với TPHCM là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm PTDL cả nước và chi phối nguồn khách du lịch đến nhiều tỉnh, thành. Tây Ninh cần có chính sách hợp lý nhằm liên kết với cơ quan quản lý du lịch các các tỉnh, thành trong khu vực, khuyến khích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023