Đánh Giá Chung Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Tây Ninh Thời Kì Hội Nhập‌


2 2 2 3 Các cụm du lịch ■ Cụm du lịch Thành phố Tây Ninh và phụ cận khu vực 1


2.2.2.3. Các cụm du lịch

■ Cụm du lịch Thành phố Tây Ninh và phụ cận (khu vực phụ xung quanh thành phố): Đây là trung tâm thu hút, phân phối khách đến các cụm, điểm du lịch khác trên địa bàn. Sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa, lễ hội gắn với tín ngưỡng và tâm linh.

■ Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và phụ cận: đóng vai trò là đầu mối đón và tiễn khách du lịch từ các nước đến Tây Ninh và đón tiễn khách từ các địa phương trong nước đến Cam-pu-chia và các nước khác. Sản phẩm chủ yếu là du lịch thương mại gắn liền với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, du lịch làng nghề, du lịch caravan…

■ Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Xa Mát và phụ cận: Cụm này cũng đóng vai trò đầu mối đón và tiễn khách tương tự như cụm Mộc Bài, thông qua cửa khẩu quốc tế Xa Mát. Sản phẩm chủ yếu: du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử, về nguồn, du lịch caravan.

2.2.3. Phân tích SWOT trong PTDL‌

2.2.3.1. Điểm mạnh

- Về vị trí địa lí: So với các tỉnh trong vùng du lịch ĐNB, Tây Ninh có những lợi thế so sánh nhất định để phát triển du lịch, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Thứ nhất, Tây Ninh chỉ cách TPHCM 99km, là thị trường có nhu cầu lớn về du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, … Ngoài ra vị trí tiếp giáp với TPHCM cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng hiện có của TPHCM.

Thứ hai, Tây Ninh có lợi thế rất lớn trong việc thông thương và kết nối du lịch với Cam-pu-chia và các nước ASEAN khác. Tỉnh có đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu, là những nguồn cung cấp khách quốc tế cho Tây Ninh. Với 2 cửa khẩu quốc tế, giúp khách du lịch có thể đi lại một cách thuận lợi theo đường bộ đến thủ đô Phom Penh, Angkor, biển hồ Tonle Sap và xa hơn đến với Thái Lan, Ấn Độ và ngược lại.

Trong bối cảnh hội nhập, Tây Ninh sẽ trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, cũng như các nước vùng Trung Á thông qua tuyến đường bộ Xuyên Á.

- Về TNDL: So với các tỉnh trong vùng du lịch ĐNB, Tây Ninh có TNDL khá phong phú và hấp dẫn, với nhiều loại tài nguyên đặc thù như hệ thống các di tích cách mạng miền Nam, trong đó nổi bật với di tích quốc gia đặc biệt căn cứ Trung ương cục


miền Nam, là “địa chỉ đỏ” cho loại hình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa; núi Bà Đen với một trong những lễ hội lớn nhất phía Nam, trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Nam; VQG Lò Gò - Xa Mát với tính đa dạng sinh học cao; hồ Dầu Tiếng có các đảo với nhiều cảnh quan thơ mộng… thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham quan, dã ngoại, cắm trại…

- Về nguồn lực phát triển du lịch: Những TNDL tự nhiên và văn hóa phong phú qua bàn tay và khối óc của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch. Một số sản phẩm du lịch chủ lực của Tây Ninh: du lịch về nguồn; tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch làng nghề…

Nguồn lực quan trọng khác là nguồn nhân lực có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhiệt tình, mến khách. Đây cũng là thế mạnh trong PTDL.

- Về chính sách phát triển du lịch: Sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền đối với phát triển du lịch thể hiện qua Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII, IX, X. Trên phạm vi cả nước là Nghị quyết qua các kì Đại hội Đảng gần đây, Pháp lệnh du lịch 1999, Luật du lịch năm 2005, 2017 và nhiều chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Chính Trị…

- Kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua: Với xuất phát điểm thấp, du lịch Tây Ninh trong 2 thập kỷ qua đã vượt qua mọi khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển. Đây là những bài học tốt, trở thành nguồn lực mềm tạo đà phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2.2.3.2. Điểm yếu

- Về quản lý khai thác TNDL: Mặc dù Tây Ninh sở hữu nguồn TNDL khá phong phú và đa dạng nhưng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện qua hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. TNDL chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Điều đó dẫn tới TNDL thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có, chưa phát huy được giá trị của tài nguyên.

- Về CSHT và cơ sở VCKT du lịch: CSHT chưa được quy hoạch, nâng cấp tổng thể. Hệ thống CSHT tiếp cận điểm du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Tây Ninh không có hệ thống đường hàng không và đường sắt, việc đón khách quốc tế chủ yếu


qua đầu mối TPHCM và các cửa khẩu đường bộ. Hệ thống đường bộ, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới.

Hệ thống cơ sở VCKT với cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển khá nhanh nhưng nhìn chung quy mô, tính chất tiện nghi và sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp.

- Về nguồn nhân lực du lịch: Đây là điểm yếu cố hữu, mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch nhưng so với yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Tỉ lệ lao động được đào tạo chưa cao, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

- Về phát triển sản phẩm và thị trường: Sản phẩm du lịch chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch rất nghèo nàn và trùng lắp với các vùng miền khác. Quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản, vì vậy chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp.

Việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả. Sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu thị trường du lịch thể hiện cả ở tầm vĩ mô và ở cấp doanh nghiệp. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động.

- Về vốn và công nghệ: Nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ của du lịch Tây Ninh còn rất hạn chế. Chưa thu hút được các dòng đầu tư FDI trong du lịch.

- Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước: Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm, đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh.

Quản lý du lịch chưa tốt, các dịch vụ du lịch chưa phong phú, còn hiện tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch trong và ngoài nước. Công tác quản lý đảm bảo PTBV còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn.


2.2.3.3. Cơ hội

Chính sách hội nhập của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ, trong đó có đầu tư du lịch vào các địa phương. Dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch các địa phương ngày càng tăng. Theo dự báo, Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực này. Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương.

Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao, trong khi Tây Ninh giáp với thị trường Cam-pu-chia và gần với các nước ASEAN. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này là rất lớn.

Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam coi PTDL là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội để Tây Ninh có thể tận dụng phát triển đa dạng các loại hình du lịch với lợi thế về TNDL.

2.2.3.4. Thách thức (nguy cơ)

Du lịch Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng có thể sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích nghi và ứng phó với những biến động trên thị trường của các địa phương còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển Đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của các địa phương nước ta. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu.

Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với những địa phương có ngành du lịch còn non trẻ như Tây Ninh. Sự cạnh tranh cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và


công nghệ cao. Ngành du lịch Tây Ninh nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tiếp tục lạc hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

2.2.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập‌

2.2.4.1. Kết quả đạt được‌

Để đánh giá những kết quả đã đạt được của du lịch Tây Ninh hướng tới hội nhập, tác giả đã dựa vào hệ thống các tiêu chí đánh giá PTDL đã xác định cũng như những yêu cầu trong thời kì hội nhập (chương 1) để đánh giá những kết quả đã đạt được trên địa bàn.

- Đối với khách du lịch, đặc biệt là lượt khách quốc tế: Lượng khách đến Tây Ninh đã đạt mức 3,75 triệu lượt (năm 2016), với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2016 là 8,93%/năm. Trong thời gian qua mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách du lịch khá ổn định, tạo tiền đề cho sự PTDL bền vững trên địa bàn Tây Ninh.

Trong thời kì hội nhập, khách quốc tế là một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Khách quốc tế đến Tây Ninh tuy số lượng còn ít (năm 2000 là 1,165 nghìn lượt và đến năm 2016 đạt 18,2 nghìn lượt) nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, giai đoạn 2000 - 2016 khoảng 18,74%/năm. Cũng trong khoảng thời gian trên, tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách quốc tế của nước ta và vùng ĐNB lần lượt là: 10,11% và 10,4%. Như vậy ta có thể thấy tiêu chí về mức tăng trưởng bình quân lượt khách quốc tế của Tây Ninh rất tốt so với tiêu chí đánh giá (mức tốt là từ 14% trở lên) và mức tăng này cũng cao hơn mức tăng chung của vùng và cả nước. Thị trường khách quốc tế cũng ngày càng đa dạng, từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã mở rộng sang các khu vực khác như Tây Âu, Bắc Mĩ…

- Tỉ trọng khách quốc tế/tổng số khách: Đây là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập của ngành du lịch. Tỉ trọng khách quốc tế so với tổng số khách du lịch trên địa bàn rất thấp (dưới 1%), chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tuy vậy, tỉ trọng này đang có xu hướng tăng lên qua các năm (bảng 2.5) và số lượt khách du lịch quốc tế trên địa bàn cũng không ngừng tăng lên với tốc độ TTBQ khá cao. Điều này cho thấy ngành du lịch Tây Ninh đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.


- Tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch: So với các tỉnh dẫn đầu về du lịch trong vùng ĐNB, doanh thu du lịch Tây Ninh còn khá khiêm tốn. Mặc dù lượng khách đến Tây Ninh khá lớn, tuy nhiên chủ yếu là khách nội địa với mức chi tiêu thấp, khách quốc tế còn khá ít nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, đóng góp của du lịch trong tổng GDP của tỉnh còn thấp.

Trong giai đoạn 2000 - 2016, doanh thu du lịch trên địa bàn tăng bình quân khoảng 14,28%, con số này còn thấp hơn nhiều so với vùng ĐNB và cả nước (mức tăng bình quân lần lượt là 23% và 21,64%). Nếu so với tiêu chí đánh giá về mức TTBQ doanh thu du lịch, mức tăng trưởng của Tây Ninh khá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kì hội nhập (mức tăng trung bình phải từ 17% - 20%). Tuy nhiên, do ngành du lịch Tây Ninh còn khá non trẻ và mức độ hội nhập còn yếu nên mức tăng trưởng doanh thu như trên cũng đáng khích lệ.

- Thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân 1 ngày/khách: Đây là những chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch. Thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân trên địa bàn tuy có sự tăng lên nhưng nhìn chung còn khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong hội nhập quốc tế. Trong tương lai khi Tây Ninh hoàn thiện các dự án đầu tư, đa dạng hóa SPDL và các dịch vụ vui chơi giải trí, thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân 1 ngày/ khách sẽ tăng lên đáng kể.

- Tỉ lệ khách du lịch (đặc biệt khách quốc tế) quay trở lại: Đây là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, sự hấp dẫn cũng như chất lượng sản phẩm của điểm du lịch và sự hài lòng của du khách. Theo khảo sát của tác giả năm 2016, kết quả có đến 77,9% khách nội địa đã từng đến Tây Ninh từ 2 lần trở lên (phụ lục 8a) và có 65% sẽ quyết định quay trở lại trong tương lai (phụ lục 8b); Trong khi đó, kết quả đối với khách quốc tế lần lượt là: 22,7% (phụ lục 10) và 45% (phụ lục 11). So với tiêu chí đánh giá tỉ lệ khách quốc tế quay trở lại, con số 22,7% khách quốc tế đã từng đến Tây Ninh từ lần thứ 2 trở lên cho thấy tiêu chí này còn khá thấp (mức trung bình từ 27% - 33%), chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng cho thấy với tỉ lệ 45% khách quốc tế có thể sẽ quay lại trong tương lai, đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho sự PTDL tỉnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


- Liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch: Hợp tác quốc tế về du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu. Tiêu chí liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch trên địa bàn Tây Ninh còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu trong hội nhập quốc tế. Tuy chưa có sự liên kết, hợp tác sâu rộng với các đối tác quốc tế song hiện nay ngành du lịch Tây Ninh cũng đã có một vài liên kết nhỏ với du lịch Cam-pu-chia, đây cũng là điều đáng mừng trong quá trình hội nhập du lịch với khu vực và thế giới.

- Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ du lịch. Tây Ninh chưa có các cơ sở đào tạo về du lịch cũng như các dự án hợp tác trong đào tạo và phát triển nhân lực với các đối tác trong và ngoài nước. Tây Ninh tuy có số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ trọng ở mức trung bình (khoảng 50%) nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới, Tây Ninh cần cải thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự PTDL: Sự đồng thuận của cộng đồng địa phương chiếm tỉ lệ cao là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển hài hòa giữa kinh tế du lịch và lợi ích của cộng đồng. Theo kết quả khảo sát của tác giả đối với cộng đồng địa phương năm 2016, kết quả có đến 82,4% đồng tình, ủng hộ PTDL tại địa phương (phụ lục 4). Cũng theo kết quả của đợt khảo sát này cho thấy: có 67,2% hài lòng về hoạt động du lịch đang diễn ra tại địa phương; có 91,2% cộng đồng địa phương được khảo sát cho rằng hoạt động du lịch góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng; có 74,4% cho rằng người dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. So với tiêu chí đánh giá, kết quả khảo sát đạt được khá tốt. Đây là một trong những tiêu chí cho thấy sự PTDL trên địa bàn ngày càng bền vững, được sự đồng tình của người dân, góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Chính sách PTDL: Chính sách PTDL phù hợp với tình hình, xu thế phát triển KT - XH nói chung sẽ tạo hành lang pháp lí tốt cho sự phát triển các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Tây Ninh là một trong những địa phương có sự quan tâm lớn đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023