Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tây Ninh Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030‌


■ Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch theo cụm Định hướng 1


■ Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch theo cụm

Định hướng tổ chức không gian PTDL được thực hiện dựa trên nghiên cứu điều kiện tự nhiên, TNDL, cơ sở hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và dựa trên địa giới hành chính, quy hoạch thành phố Tây Ninh đến năm 2020 để xác định các cụm PTDL. Theo quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Tây Ninh sẽ có 3 cụm du lịch sau.

- Cụm du lịch Thành phố Tây Ninh và phụ cận

Cụm du lịch này bao gồm Thành phố Tây Ninh, Hòa Thành, Dương Minh Châu và Châu Thành. Cụm này được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Tây Ninh, có vị trí quan trọng nhất đối với việc cung cấp sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao; là trung tâm thu hút, phân phối khách đến các cụm, điểm du lịch khác trên địa bàn Tây Ninh.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch: du lịch văn hóa, lễ hội gắn với tín ngưỡng và tâm linh là quan trọng nhất để thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh, gắn liền với núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài. Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch thể thao leo núi tại núi Bà Đen; du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch thể thao dưới nước tại hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Dầu Tiếng và Ma Thiên Lãnh. Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí tại công viên sinh thái Bến Trường Đổi, Long Điền Sơn với các loại hình dịch vụ tổng hợp vui chơi giải trí.

- Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và phụ cận

Cụm du lịch gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu; cụm được xác định là đầu mối đón và tiễn khách du lịch từ các nước đến Tây Ninh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và đón tiễn khách du lịch từ các địa phương trong nước đến Tây Ninh đi sang Cam-pu-chia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch chủ yếu tại cụm: du lịch thương mại gắn liền với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, du lịch làng nghề và sản phẩm du lịch gắn liền với TNDL văn hóa là di tích lịch sử cách mạng, các điểm di tích đền, đình… Về các điểm vui chơi giải trí, đây là khu vực liền kề với TPHCM và Long An, nơi tập trung nhiều khu đô thị, khu công nghiệp nên việc bố trí các điểm vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch là yêu cầu cấp thiết. Có thể xây dựng khu du lịch sinh thái miệt vườn bên sông Vàm Cỏ Đông để thu hút khách du lịch đường thủy và khách nghỉ cuối tuần cho các tỉnh lân cận.


- Cụm du lịch cửa khẩu quốc tế Xa Mát và phụ cận

Cụm du lịch này bao gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu lấy điểm du lịch Trung ương Cục miền Nam làm điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đặc điểm của cụm du lịch này là các huyện biên giới giáp với Cam-pu-chia có có cửa khẩu quốc tế Xa Mát và nhiều cửa khẩu khác, có VQG Lò Gò - Xa Mát, quần thể di tích lịch sử Cách mạng miền Nam, là đầu mối đón và tiễn khách du lịch quốc tế từ Cam-pu-chia.

Định hướng sản phẩm du lịch chủ yếu của cụm: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử (về nguồn), đây là sản phẩm chủ yếu của cụm du lịch này. Ngoài ra, còn có sản phẩm du lịch thương mại tại cửa khẩu quốc tế Xa Mát và du lịch Caravan.

■ Định hướng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm

Căn cứ vào thị trường khách du lịch và đặc điểm TNDL trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có thể định hướng các tuyến du lịch chủ yếu sau đây:

- Các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng

+ Tuyến du lịch quốc tế bằng đường bộ từ Cam-pu-chia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát. Thị trường khách du lịch quốc tế chính của tuyến này chủ yếu là khách du lịch Cam-pu-chia, khách du lịch các nước khác đến Cam-pu-chia có nhu cầu đi tham quan du lịch Việt Nam. Đây là tuyến du lịch quan trọng đối với thị trường khách quốc tế của Tây Ninh.

+ Tuyến du lịch liên vùng bằng đường bộ: chủ yếu thông qua Quốc lộ 22, tỉnh lộ 786, 794 từ trung tâm du lịch TPHCM và các tỉnh khác trong vùng du lịch ĐNB và ĐBSCL đến tham quan du lịch Tây Ninh.

+ Tuyến du lịch liên vùng bằng đường thủy: thông qua du lịch trên các sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông; đón khách du lịch chủ yếu từ TPHCM và các tỉnh thuộc vùng du lịch ĐNB, ĐBSCL.

- Các tuyến du lịch địa phương

+ Tuyến du lịch đường bộ

• Thành phố Tây Ninh - Ma Thiên Lãnh - núi Bà Đen: tham quan các điểm du lịch trên địa bàn gồm: Tòa Thánh Cao Đài, các di tích, bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử và tham quan Khu di tích văn hóa núi Bà Đen. Đặc trưng tuyến du lịch này là du lịch văn hóa, di tích lịch sử gắn liền với tâm linh và nghỉ dưỡng.


• Thành phố Tây Ninh - hồ Dầu Tiếng: Là tuyến du lịch đi theo đường tỉnh lộ 781 đến khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng. Đặc trưng tuyến du lịch này là du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái đất ngập nước.

• Thành phố Tây Ninh - Cửa khẩu Xa Mát: Là tuyến du lịch hấp dẫn khách gắn liền với sản phẩm du lịch sinh thái VQG Lò Gò - Xa Mát, kinh tế cửa khẩu quốc tế, du lịch văn hóa, di tích lịch sử cách mạng.

• Thành phố Tây Ninh - cửa khẩu Mộc Bài: Là tuyến tham quan các di tích lịch sử cách mạng, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, tham quan du lịch làng nghề.

+ Tuyến du lịch đường thủy

• Tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn: Là tuyến du lịch thu hút khách từ TPHCM và các tỉnh lân cận đến Tây Ninh và ngược lại. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cuối tuần, du lịch thể thao...

• Tuyến du lịch trên hồ Dầu Tiếng: Là tuyến du lịch dựa vào khu vực lòng hồ Dầu Tiếng để tổ chức các chương trình tham quan. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao...

■ Định hướng phát triển các điểm, khu du lịch

- Điểm du lịch: Theo Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Tây Ninh sẽ hình thành một số điểm du lịch chủ yếu trong thời gian tới. Các điểm du lịch quan trọng, có ý nghĩa quốc gia như di tích đặc biệt căn cứ Trung ương Cục miền Nam, di tích Ban An ninh Trung ương Cục... Ngoài ra còn có các điểm du lịch khác, có ý nghĩa địa phương: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh; Điểm du lịch tại các căn cứ Tỉnh ủy và Huyện ủy; DTLSVH Dương Minh Châu; điểm du lịch chùa Khmer Khe Don; điểm du lịch ven sông Vàm Cỏ Đông, ven sông Sài Gòn; điểm du lịch Tháp Chót Mạt; di tích chiến thắng Tua Hai; điểm du lịch Cầu Độn; điểm du lịch Cao Sơn Tự; địa Đạo An Thới; căn cứ Rừng Rong; đền thờ quan lớn Trà Vong; tháp cổ Bình Thạnh; điểm du lịch bảo tàng tỉnh; điểm du lịch làng nghề; điểm du lịch các đền chùa, miếu...

- Khu du lịch: Cũng theo Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Tây Ninh sẽ hình thành một số khu du lịch sau:


+ Khu du lịch Quốc gia: Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen thuộc cụm du lịch thành phố Tây Ninh và phụ cận gắn liền với với di tích LSVH-DT&DL núi Bà Đen.

+ Khu du lịch địa phương: Khu du lịch sinh thái Mộc Bài; Bàu Cà Na; Khu cảng dịch vụ du lịch Phước Đông - Bời Lời; Khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh; Khu du lịch sinh thái VQG Lò Gò - Xa Mát; Khu du lịch Long Điền Sơn; Khu du lịch Trảng Bàng; Khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng; Khu du lịch sinh thái Bến Trường Đổi…

3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng cho sự phát triển của du lịch nước ta trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa phương. Trên cơ sở thực trạng PTDL trên địa bàn Tây Ninh, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự PTDL phù hợp với những yêu cầu của sự hội nhập và phát triển.

3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch‌

Để phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Tây Ninh có chất lượng, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế trong bối cảnh hội nhập, cần xác định được các sản phẩm đặc thù và các sản phẩm bổ trợ dựa trên tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Các sản phẩm đặc thù cụ thể:

Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng: cần tập trung đầu tư phát triển và xem đây là sản phẩm chính: khuyến khích tổ chức và khôi phục các lễ hội truyền thống trên địa bàn: Hội xuân núi Bà, lễ hội Vía Bà, các lễ hội gắn liền với tôn giáo Cao Đài, Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong, Lễ Kì Yên đình Gia Lộc,…, tạo mối liên kết giữa các lễ hội nhằm thu hút du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn.

Sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hoá trên địa bàn: cần đầu tư bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng dịch vụ, xúc tiến quảng bá SPDL, lấy khu di tích quốc gia đặc biệt Trung ương Cục làm điểm nhấn, đồng thời nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch.

Bên cạnh các sản phẩm đặc thù nêu trên, Tây Ninh có thể xem xét và xây dựng một số sản phẩm bổ trợ sau nhằm đa dạng hóa SPDL và kéo dài thời gian lưu trú.


SPDL gắn với hệ sinh thái VQG, đồng quê, miệt vườn, làng nghề: cần tăng cường liên kết với khu du lịch núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh cũng như tăng cường đầu tư CSHT-VCKT cho các làng nghề, VQG; đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư cho loại hình du lịch đồng quê, miệt vườn gắn với xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng.

Sản phẩm du lịch thương mại, công vụ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với vị trí cầu nối giữa TPHCM và Phnôm Pênh cũng như nằm trên đường Xuyên Á, Tây Ninh sẽ có cơ hội đón các dòng du khách gắn với hoạt động thương mại, công vụ. Để xây dựng SPDL thương mại, công vụ, cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật như khách sạn từ 3 sao trở lên, trung tâm hội nghị tầm cỡ quốc gia, trung tâm thương mại mang tầm quốc tế,… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết hợp tác với trung tâm du lịch TPHCM để thu hút khách.

Sản phẩm gắn liền với loại hình du lịch thăm thân, khám chữa bệnh: Xuất phát từ nhu cầu thăm người thân và khám chữa bệnh của một bộ phận dân cư vùng biên giới, ngành du lịch cần kết hợp với ngành y tế tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh, tận dụng mô hình bệnh viện - khách sạn ở Bệnh viện Đa Khoa Lê Ngọc Tùng để thu hút du khách đến khám và chữa bệnh, nhất là du khách Cam-pu-chia từ các tỉnh biên giới giáp với Tây Ninh. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình du lịch khám chữa bệnh kết hợp với thăm người thân, chủ yếu thu hút khách từ thị trường Cam-pu-chia.

Sản phẩm ẩm thực Tây Ninh: Trong bối cảnh hội nhập, ẩm thực cũng được xem như sản phẩm du lịch gắn liền với từng vùng miền khác nhau. Tây Ninh cần phát triển sản phẩm ẩm thực đặc sản gắn liền với địa phương như bánh canh, bánh tráng phơi sương, mãng cầu Bà Đen,… để tạo thương hiệu ẩm thực cho du lịch Tây Ninh.

Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí: Đây là một trong những sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Tây Ninh cần ưu tiên phát triển, kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, các khu công nghiệp, các cửa khẩu quốc tế,… các sản phẩm vui chơi giải trí phù hợp với các thành phần khách khác nhau. Cần chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí với các loại hình khác nhau như:


các công viên vui chơi giải trí, các sân chơi thể thao, tenis, bóng đá, dịch vụ gắn liền với tài nguyên nước và sân golf,...

3.3.2. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch trong bối cảnh hội nhập‌

Thị trường khách du lịch giữ vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố có vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong bối cảnh hội nhập, cần có các hoạt động nghiên cứu thị trường (đặc biệt là thị trường khách quốc tế), hỗ trợ tài chính và xã hội hóa các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Trong bối cảnh hội nhập, thị trường khách quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hội nhập của ngành du lịch. Theo khảo sát của tác giả năm 2015 - 2016, có đến 32% du khách quốc tế đến Tây Ninh thông qua bạn bè, người thân chứ không phải được quảng bá bởi các phương tiện thông tin đại chúng (phụ lục 10). Do vậy, Tây Ninh cần xác định thị trường khách quốc tế là quan tâm hàng đầu, cần chú trọng cho công tác xúc tiến quảng bá nghiêm túc.

Đối với Tây Ninh, thị trường Cam-pu-chia sẽ đóng vai trò là thị trường mục tiêu cần tập trung khai thác nhằm tăng lượng khách quốc tế đến địa bàn trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Để khai thác thị trường này, cần chú trọng phát triển các điểm vui chơi giải trí, các điểm dừng chân dọc theo quốc lộ 22B và quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) để thu hút khách du lịch Cam-pu-chia và từ các nước khác đến tham quan du lịch tại Cam-pu-chia, khách quốc tế từ các trung tâm du lịch lớn trong nước như TPHCM, Cần Thơ…, chú trọng khách du lịch là chuyên gia, nhân viên sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế; từng bước thực hiện quảng bá ra thị trường quốc tế: ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, TPHCM là thị trường nội địa quan trọng nhất. Đối tượng chủ yếu: học sinh, sinh viên; cán bộ, công nhân viên chức, kể cả dân thường; người dân từ các tỉnh, người nước ngoài sống và làm việc tại TPHCM. Cần hướng tới tham gia xúc tiến các thị trường khách du lịch nội địa có thu nhập cao, thị trường người dân có xu hướng du lịch tâm linh tín ngưỡng và du lịch về nguồn.

Ngoài TPHCM, cần ưu tiên xúc tiến quảng bá ở các thị trường lân cận Tây Ninh như Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh ĐBSCL… Đây cũng là những thị trường


quan trọng vì những nơi này có sự phát triển đô thị và khu công nghiệp mạnh mẽ, đồng thời có vị trí địa lí gần với Tây Ninh. Đối tượng khách du lịch từ thị trường các tỉnh lân cận: công nhân tại các khu công nghiệp, dân cư các khu vực đô thị ở Bình Dương, Đồng Nai…

Trong bối cảnh hội nhập, giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cần đa dạng như: thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm… trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Khuyến khích các công ty lữ hành, doanh nghiệp lưu trú liên kết, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước.

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử - văn hóa, cảnh quan và sản phẩm du lịch Tây Ninh đối với các thị trường khách trong và ngoài nước, nhất là thị trường trọng điểm. Xây dựng trang website chuyên nghiệp quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Để xúc tiến, quảng bá du lịch hiệu quả hơn cần thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, đồng thời thành lập Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VH,TT&DL trên cơ sở tách một mảng xúc tiến du lịch của Trung tâm xúc tiến Đầu tư

- Thương mại - Du lịch để hoạt động chuyên ngành theo ngành dọc. Tiến hành thành lập Hiệp hội du lịch Tây Ninh nhằm hỗ trợ tìm kiếm thị trường và liên kết định hướng kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp.

3.3.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập‌

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Tuy nhiên, nhận thức này cần được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lao động, theo đó cần coi đào tạo nguồn nhân lực du lịch hướng đến chuẩn quốc tế là ưu tiên hàng đầu và được xem là khâu đột phá có ý nghĩa

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí