các nhà đầu tư liên kết xây dựng các khu du lịch, SPDL chất lượng cao, chú trọng đầu tư vào cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí dưới hình thức chậm thu lợi ích cho tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, thực hiện liên kết giữa các công ty gửi khách từ các tỉnh, thành với công ty lữ hành và các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, các khu du lịch tại Tây Ninh.
■ Liên kết với các trung tâm du lịch của cả nước
Hiện nay hình thức liên kết chủ yếu là đầu tư du lịch; liên kết công tác xúc tiến, quảng bá thông tin về tiềm năng và điều kiện đáp ứng của du lịch Tây Ninh; liên kết giữa các bên gửi khách và Tây Ninh là bên đón khách du lịch, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
Thị trường liên kết nhằm vào các trung tâm du lịch có nhiều nhà đầu tư có năng lực, nhiều công ty lữ hành quốc tế có thị trường khách tiềm năng, trong đó quan trọng nhất là trung tâm du lịch TPHCM.
■ Liên kết quốc tế
Tây Ninh là tỉnh liền kề với Cam-pu-chia, có điều kiện thuận lợi để liên kết các doanh nghiệp du lịch với các tỉnh bạn. Các nội dung liên kết: liên kết đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch; liên kết đón khách du lịch thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ đơn lẻ hoặc du lịch trọn gói cho các đoàn khách du lịch.
3.3.8. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập
Hội nhập sẽ dẫn đến xu thế hợp tác, tăng cường giao lưu trao đổi cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Thị Trường Khách Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tây Ninh Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Giải Pháp Phát Triển Hệ Thống Csht - Vckt Phục Vụ Du Lịch.
- Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 23
- Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 24
- Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 25
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Hoàn thiện đầu tư CSHT: Nhanh chóng hoàn thiện đầu tư CSHT nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.
Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư: Xây dựng phương án giải quyết việc gia hạn dự án theo tinh thần nếu nhà đầu tư có nguyện vọng thì được tự động gia hạn. Đồng thời công bố công khai mọi quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục đầu tư, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
Hoàn thiện chế độ kiểm tra, thanh tra: Qui định cụ thể chế độ kiểm tra, thanh tra nhằm chấm dứt tình trạng kiểm tra tùy tiện, tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đi đôi với áp dụng các chế tài đối với những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật.
Sửa đổi các chính sách, thủ tục về đất đai, tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thuế: Luật Đầu tư mới cho phép doanh nghiệp FDI được thế chấp tài sản gắn liền với đất đai và giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Đổi mới nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư theo một kế hoạch chủ động, có hiệu quả phù hợp với địa phương: Chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lớn có tầm quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dữ liệu dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ.
3.3.9. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Hội nhập du lịch sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong PTDL, đòi hỏi quản lý nhà nước về du lịch cũng phải có sự thay đổi, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Để tăng cường sự quản lý nhà nước về du lịch, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời tạo sự chủ động cho doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong PTDL.
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm môi trường du lịch văn minh, an ninh, trật tự, an toàn tại các khu, điểm du lịch. Cần kiên quyết xóa bỏ nạn chèo kéo, đeo bám, ép khách du lịch; vận động nhân dân tự giác, tích cực xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện.
Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao nhận thức về du lịch, đồng thời đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch cần phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề, tập trung các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch như: môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông... tại các cơ sở lưu trú, điểm du lịch.
3.3.10. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các điểm tham quan du lịch
Nhằm hướng tới PTBV, việc bảo tồn, tôn tạo các di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự PTDL trong bối cảnh hội nhập. Để bảo tồn, tôn tạo các điểm tham quan du lịch, cần chú trọng vào một số nội dung sau:
Triển khai các dự án giáo dục cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao ý thức toàn dân về tầm quan trọng của công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích phục vụ PTDL.
Kiện toàn bộ máy quản lý, cần đẩy mạnh công tác liên kết giữa các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn và khai thác các DTLSVH. Chính quyền và cộng đồng địa phương cần tăng cường các hoạt động cùng tham gia vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích; đầu tư cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát huy giá trị DTLSVH gắn với PTDL.
Đẩy mạnh và hỗ trợ công tác xã hội hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn, tôn tạo các DTLSVH; khuyến khích và huy động các cá nhân, tổ chức đóng góp kinh phí tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật, cổ vật quý hiếm.
3.3.11. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương
Bất cứ ngành kinh tế nào nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái, gây những tác động xấu đến sự PTBV.
Do vậy, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu
thuẫn nảy sinh trong quá trình PTDL là hết sức cần thiết, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên.
3.3.12. Một số giải pháp khác
■ Giải pháp phát triển không gian du lịch
Theo định hướng không gian PTDL trên địa bàn, Tây Ninh sẽ hình thành 3 cụm du lịch. Trên thực tế hiện nay, các dự án du lịch thường chậm tiến độ về thời gian, xác định phạm vi cho các dự án không rõ và chồng lấn, liên quan đến nhiều ngành và sự đồng thuận của cộng đồng không cao. Do vậy cần phổ biến quy hoạch du lịch rõ ràng, cụ thể vì chúng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và cộng đồng dân cư. Đối với mỗi cụm du lịch, cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lặp với khu vực khác, kêu gọi đầu tư đồng bộ vào các cụm du lịch theo phương châm: nhà nước đầu tư CSHT, xã hội hóa các điểm du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm.
■ Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong PTDL
Ngành du lịch cần xây dựng 1 website riêng theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin để phục vụ cho công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Ninh; đồng thời đây cũng là trang website chung cho các doanh nghiệp giới thiệu mua, bán chương trình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kiến thức mới đối với các lĩnh vực du lịch, tập trung cho việc phân tích đánh giá TNDL, thị trường, sản phẩm, hiệu quả, các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu có liên quan đến du lịch để làm cơ sở cho việc định hướng PTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành các hoạt động kinh doanh du lịch như công nghệ GIS, phần mềm SPSS trong kiểm kê, đánh giá và phân loại TNDL, sản phẩm và thị trường….
■ Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Việc PTDL có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với môi trường và mục tiêu PTBV. Để PTDL bền vững và bảo vệ môi trường du lịch, cần chú ý đến một số nội dung sau:
- Khai thác hợp lý và tránh làm ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tiến tới việc loại bỏ phát thải bừa bãi các loại rác thải rắn, đồ nhựa…
- Cần kiểm soát lượng khách đến phù hợp với sức chứa của từng điểm du lịch, đặc biệt là những dịp diễn ra lễ hội, nhất là Hội xuân núi Bà.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa ở các điểm du lịch và địa phương làm du lịch thông qua tập huấn, tuyên truyền vận động cộng đồng địa phương.
- Có những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, có những quy định xử phạt hẳn hoi về các hành động xả rác hoặc gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiêm cấm các hành vi xâm hại di tích; thường xuyên kiểm tra, giám sát các di tích để có kế hoạch trùng tu, tôn tạo kịp thời.
■ Xây dựng mô hình phát triển điểm du lịch, lấy ví dụ cụ thể trường hợp hồ Dầu Tiếng
Ban quản lý KDL
hồ Dầu Tiếng
Chính quyền địa
phương
Các tổ chức phi
chính phủ (NGOs)
Cộng đồng
Quản lý nhà nước
Doanh nghiệp
Khách du lịch
Nguồn: tác giả
- Vai trò của từng đối tượng:
* Cộng đồng dân cư địa phương: Đây là nhóm chủ chốt trong hoạt động du lịch, họ có vai trò cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú tại nhà, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, tham gia các trò chơi và hoạt động giải trí…
Cộng đồng địa phương cũng là những người tham gia tích cực nhất trong tổ chức các hoạt động du lịch. Cộng đồng cam kết đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch theo đúng các cam kết trong hoạt động du lịch, đồng thời tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch hoặc làm mất đi giá trị sinh thái, thư giãn, nghỉ dưỡng của điểm đến. Do vậy, cộng đồng sẽ đóng vai trò lớn trong việc giáo dục môi trường và giám sát các hành vi tác động đến môi trường của khách du lịch.
Với phương thức hoạt động như trên cộng đồng giữ vai trò chủ động, lợi ích thu được từ hoạt động du lịch tương đối cao, họ sẽ phải gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, do vậy sẽ giảm thiểu việc khai thác tài nguyên, hủy hoại môi trường và đa dạng sinh học.
Cộng đồng địa phương sẽ là nhân tố bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường tích cực nhất, họ coi TNDL như tài sản của mình và ra sức bảo vệ, duy trì, tôn tạo, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch bản địa đặc trưng thu hút khách du lịch.
* Quản lý nhà nước (Chính phủ và các bộ, ngành liên quan): Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL; ban hành, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến điểm đến, chức năng của điểm đến và chú ý đến chức năng phát triển du lịch, cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho điểm đến,...
* Chính quyền địa phương các cấp: Cần xây dựng được khung quản lý quy hoạch, chiến lược PTDL và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch hàng năm tại điểm đến. Chính quyền địa phương cấp xã, huyện phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực…
* Ban quản lý khu du lịch (KDL) hồ Dầu Tiếng: UBND tỉnh Tây Ninh thống nhất quản lý nhà nước, giao cho Ban quản lý KDL tổ chức quản lý, khai thác và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững,
Ban quản lý cần phải lập kế hoạch phân vùng chức năng và quy định nghiêm ngặt cho từng vùng (dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển DLST hồ Dầu Tiếng Tây Ninh).
* Các doanh nghiệp: Các công ty du lịch trong nước và ngoài nước cung cấp tour cho khách đến tham quan; có thể tham gia xây dựng và quảng bá các SPDL. Các doanh nghiệp này cần nhận thức và có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách về bảo vệ môi trường, đặc biệt nhấn mạnh vai trò cung cấp nước sinh hoạt của hồ cho các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp cần sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, phối hợp với địa phương để ấn định mức phí các hoạt động dịch vụ du lịch.
* Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): có vai trò hỗ trợ tổ chức mô hình, tài trợ về vật chất, hướng dẫn các công nghệ và giúp đỡ kinh nghiệm.
* Khách du lịch: có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của cộng đồng. Khách du lịch được tham quan, nghỉ dưỡng, dã ngoại, cắm trại… theo các tuyến du lịch đã được cơ quan nhà nước quy hoạch cho phép tham quan.
- Cơ chế hoạt động của mô hình:
* Cơ chế liên kết: chính quyền và các tổ chức phối hợp liên kết với cộng đồng địa phương tổ chức các hoạt động du lịch.
* Cơ chế hoạt động: Các cơ quan quản lý chủ trì thực hiện, xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác có vai trò giúp đỡ cộng đồng thực hiện, thể hiện qua các hoạt động như đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
* Cơ chế chia sẻ lợi ích: Đây là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động du lịch. Cần phải có sự hài hòa lợi ích giữa các bên, trong đó người dân phải là người hưởng lợi chủ yếu, cộng đồng là người tự quyết định thu nhập và mức độ tham gia của mình đối với các hoạt động du lịch.
3.4. Kiến nghị
- Đối với Trung ương (Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan): cần có những Hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho Tây Ninh, trong đó dành ưu tiên cho tỉnh những dự án liên quan đến CSHT và du lịch vì Tây Ninh là một trong những địa phương giàu tiềm năng nhưng tiềm năng này vẫn còn bỏ ngõ.
- Đối với UBND tỉnh: cần đưa Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết chuyên đề về du lịch của Tỉnh ủy vào thực hiện một cách sáng tạo, quyết liệt. UBND tỉnh cần đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, trong đó cần thực hiện quyết liệt vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch (điển hình là trường hợp tập đoàn Sungroup hiện nay). UBND tỉnh cũng cần quan tâm sát sao, đôn đốc để đưa các dự án du lịch hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.
- Đối với Sở VH,TT&DL: đây là cơ quan chuyên môn quan trọng nhất trong lĩnh vực du lịch, cần làm tốt công tác tham mưu và quản lý các vấn đề liên quan đến du lịch trên địa bàn. Sở cần tham mưu với UBND tỉnh tách mảng du lịch từ trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại - dịch vụ - du lịch Tây Ninh, hình thành trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch Tây Ninh đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước mảng xúc tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho du lịch trên địa bàn.
- Đối với chính quyền địa phương: cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong vấn đề tuyên truyền, giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các khu vực quy hoạch PTDL.
Đối với các dự án du lịch chậm tiến độ về thời gian, xác định phạm vi cho các dự án không rõ và chồng lấn, liên quan đến nhiều ngành và sự đồng thuận của cộng đồng không cao. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải có sự chung tay và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cả cộng đồng dân cư.
- Đối với cộng đồng địa phương: Cần nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, họ phải thấy được cộng đồng địa phương là người được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch và họ cũng chính là những người bảo vệ, giữ gìn tài nguyên quan trọng nhất. Cộng đồng địa phương phải ý thức được du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch: cần liên kết lại và hình thành Hiệp hội du lịch Tây Ninh để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn hiệu quả hơn.