là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Núi Bà Đen còn là căn cứ địa cách mạng, nơi lưu giữ nhiều chứng tích anh hùng qua hai cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân Tây Ninh. Nơi đây có nhiều hang động, từng là căn cứ của quân và dân ta trong kháng chiến. Nơi đây lưu giữ nhiều chiến tích của quân giải phóng, vừa chiến đấu vừa bảo vệ căn cứ và có rất nhiều đơn vị bám núi đánh địch như: Đoàn Hậu cần 32, Tiểu đoàn 47 trinh sát, Liên đội 7…
Với những giá trị to lớn về văn hóa - lịch sử, ngày 21-01-1989, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận xếp hạng núi Bà Đen là Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 100/VH-QĐ. Núi Bà Đen không chỉ có ý nghĩa tham quan, tín ngưỡng mà còn là dấu ấn của chiến trường xưa, nơi lưu giữ những kỉ niệm về một thời oanh liệt và oai hùng của quân và dân ta.
- Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh: Công trình được khởi công từ năm 1931, khánh thành năm 1955, tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, là vùng thánh địa thiêng liêng của đạo Cao Đài, nơi đặt trụ sở của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu và đặc sắc ở Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam: căn cứ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 839/QĐ ngày 31-8-1990 của Bộ trưởng Bộ VHTT; được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 - 5 - 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở phía Nam, có nhiệm vụ chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp Cách mạng miền Nam. Di tích nằm trong khu vực Chàng Riệt, cạnh suối “Tiên Cô”, thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 64km về phía bắc theo quốc lộ 22B. Bên trong căn cứ, có các cơ quan trực thuộc Trung ương Cục như: Ban An ninh, Ban Tuyên huấn, Bộ chỉ huy Quân sự Miền, Bệnh viện, Nhà in, Công binh xưởng,…
- Tháp cổ Bình Thạnh và tháp Chót Mạt: Tháp cổ Bình Thạnh nằm trên một gò đất cao, xung quanh là đồng ruộng, thuộc ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng
Bàng, được xây dựng cách đây hàng chục thế kỷ (niên đại thế kỉ VIII). Tháp được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.
Tháp Chót Mạt hiện tọa lạc tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên. Là 1 trong 3 đền tháp còn sót lại ở Nam Bộ (cùng với tháp cổ Bình Thạnh - Trảng Bàng, tháp Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), đó cũng là kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Óc Eo, được xây dựng khoảng thế kỉ VIII. Tháp được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 23-7-1993.
Ngoài các di tích kể trên, vùng đất biên giới Tây Ninh còn có nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam. Những di tích này hứa hẹn một tiềm năng to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, về nguồn, những loại hình có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây.
■ Lễ hội
Theo kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Khảo cứu các lễ hội ở Tây Ninh và định hướng phát triển, quản lý” do Trung tâm văn hóa tỉnh thực hiện, trên địa bàn Tây Ninh có gần 400 lễ hội, có thể chia làm 3 loại: lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo và lễ hội lịch sử cách mạng [63]. Cũng theo khảo cứu, Tây Ninh có 78 đình, đền, miếu, điện đang hoạt động, toàn tỉnh có 101 lễ hội dân gian cổ truyền, trong đó lễ hội miếu đứng đầu với 45 lễ hội, tiếp theo lễ hội đình với 42 lễ hội.
Tuy số lượng lễ hội khá lớn nhưng do Tây Ninh là vùng đất được khai phá muộn hơn so với nhiều tỉnh thành khác ở Nam Bộ, có ít thiết chế văn hóa dân gian nổi bật, nên chất lượng lễ hội không cao. Tuy nhiên Tây Ninh lại sở hữu các lễ hội lịch sử cách mạng mang tầm vóc quốc gia và những lễ hội tôn giáo vô cùng đặc sắc. Điển hình và tiêu biểu nhất là Hội xuân Núi Bà - một trong 5 lễ hội có thời gian tổ chức kéo dài (suốt tháng giêng âm lịch) và quy mô lớn nhất cả nước. Kế đến là các lễ hội của đạo Cao Đài, tiêu biểu cho tín ngưỡng bản địa và việc bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể như đại lễ vía Đức Chí Tôn, Hội Yến Diêu Trì Cung... Hàng năm các lễ hội này luôn thu hút một lượng lớn du khách khắp nơi đến tham quan, thưởng ngoạn.
Bảng 2.3. Một số lễ hội dân gian và tôn giáo tiêu biểu của tỉnh Tây Ninh
Tên lễ hội | Thời gian | Nội dung | |
1. | Hội xuân núi Bà | 18, 19/01 âm lịch | Thể hiện rõ nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam Bộ, chuyển tải mong ước của nhân dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. |
2. | Lễ Vía Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) | 4 - 6/05 âm lịch | Lễ hội tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, với ý nghĩa tôn kính đối với Bà Đen. |
3. | Đại lễ vía Đức Chí Tôn (Đạo Cao Đài) | 8, 9/01 âm lịch | Lễ hội tôn giáo của Đạo Cao Đài, bày tỏ lòng sùng kính, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an đầu năm mới. |
4. | Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung (Đạo Cao Đài) | 14, 15/08 âm lịch | Lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng của Đạo Cao Đài thể hiện nét đặc sắc của nền văn hóa Nam Bộ, cầu sự bình an, hòa thuận trong cuộc sống. |
5. | Lễ hội Chol Chnam Thmay | 14 – 16/04 dương lịch | Lễ hội tết dân tộc Khmer, có ý nghĩa tiễn đưa mùa nắng hạn và thần Teveda cũ, đón mùa mưa và thần Teveda mới. |
6. | Lễ hội Sene Dolta | 29/8 – 1/9 âm lịch | Lễ cúng ông bà của người Khmer. |
7. | Lễ hội Ok Om Bok | Rằm tháng 10 âm lịch | Lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi của người Khmer. |
8. | Lễ hội Hat Gi (Haji, Roya Hadji) | 7 – 10/12 theo Hồi lịch | Lễ hội của dân tộc Chăm thờ Thánh Allah. |
9. | Lễ Ramadan | 1 – 30/09 Hồi lịch | Lễ ăn chay của người Chăm theo đạo Hồi. |
10. | Lễ giỗ quan lớn Trà Vong | 15, 16/03 âm lịch | Lễ cúng giỗ ông lớn Trà Vong - người có công khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh cho vùng đất Tây Ninh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thang Điểm Đánh Giá Các Tiêu Chí Ptdl Thời Kì Hội Nhập
- Phát Triển Du Lịch Vùng Đông Nam Bộ Trong Xu Thế Hội Nhập
- Tốc Độ Gia Tăng Dân Số Tỉnh Tây Ninh Giai Đoạn 2000 - 2016
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Tây Ninh
- Hiện Trạng Số Lượt Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Tây Ninh Giai Đoạn 2000 - 2016
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tây Ninh Giai Đoạn 2000 – 2016
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2016.
Dù là cổ truyền hay hiện đại thì hầu hết các lễ hội trên địa bàn tỉnh đều mang tính chất hướng về cội nguồn, có tác dụng cân bằng đời sống tâm linh con người và cố kết cộng đồng. Hơn nữa, các lễ hội còn góp phần làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì mang nhiều sắc thái địa phương riêng biệt, độc đáo và hấp dẫn, lại có nhiều ý nghĩa to lớn (phụ lục 19), nên lễ hội trở thành nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch địa phương.
■ Làng nghề truyền thống
Trải qua hàng trăm năm cùng với nghề nông là căn bản, vùng đất Tây Ninh có rất nhiều ngành nghề truyền thống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Tây Ninh có tiềm năng lớn trong PTDL.
- Làng nghề mây, tre, nứa: Tiêu biểu là hai làng nghề mây, tre, nứa ở xã Long Thành Trung và Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Các sản phẩm mây, tre, nứa được làm rất công phu và tinh xảo, nhiều mẫu mã kết hợp giữa tay nghề thủ công và kỹ thuật hiện đại.
Hiện nay hoạt động sản xuất ở các làng nghề này được chuyên môn hóa qua từng công đoạn, từ khâu chẻ, vót cho đến việc phơi, gia công sản phẩm… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để du khách có thể tham gia vào một số công đoạn trong sản xuất, hiểu được quy trình cũng như giá trị của các sản phẩm làng nghề truyền thống.
- Làng nghề chằm nón lá: Nghề chằm nón lá ở Tây Ninh đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XX. Ngày nay, có nhiều nơi sản xuất nón lá được gọi là "xóm nón lá" như ở ấp An Phú, An Hòa (Trảng Bàng), “làng nón lá Ninh Sơn” (Thành phố Tây Ninh)… Nghề chằm nón lá Ninh Sơn theo chân những người dân miền Trung - chủ yếu là dân Bình Định vào Tây Ninh lập nghiệp và định cư ở Ninh Sơn cách đây gần thế kỷ.
Bên cạnh một số nghề thủ công truyền thống kể trên, còn có một số làng nghề sản xuất khác cũng đã có mặt ở Tây Ninh từ hàng trăm năm qua với những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sản xuất và sinh hoạt.
- Làng nghề ẩm thực: Đây là khái niệm tương đối mới mẻ, được nhiều người nhắc đến nhưng chưa có một định nghĩa chung thống nhất, được mọi người chấp nhận. Có thể hiểu làng nghề ẩm thực cũng là những làng nghề mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một hoặc một số nghề chủ yếu nào đó (những ngành nghề liên quan đến
ẩm thực, ăn uống), nghề của họ làm thường có từ lâu đời theo kiểu “cha truyền con nối”, mang tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho dân làng. Một số làng nghề ẩm thực tiêu biểu trên địa bàn Tây Ninh (phụ lục 20) như: bánh canh, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng; muối tôm Tây Ninh…
Sự đa dạng của các làng nghề cùng những TNDL văn hóa khác là tiền đề cho việc phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
■ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Nằm trong vùng ĐNB, nơi hội tụ giao thoa của nhiều nền văn hóa, lại là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc anh em còn gìn giữ gần như nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày nên Tây Ninh sở hữu không ít các đối tượng du lịch độc đáo gắn với dân tộc học, tiêu biểu là những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của một số đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn (phụ lục 21) như: cộng đồng người Khmer, cộng đồng người Chăm, cộng đồng người Hoa…
Với sự đa dạng về văn hóa của các cộng đồng tộc người trên mảnh đất Tây Ninh cùng với những TNDL văn hóa khác góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn.
2.1.2.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
■ Các tiêu chí được lựa chọn đưa vào đánh giá
Để đánh giá tiềm năng TNDL của các điểm (mức độ thuận lợi đối với PTDL) ở Tây Ninh, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước [35], [44], [69], [79], [97]… tác giả lựa chọn và vận dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp kết hợp với việc xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn khách du lịch và cộng đồng địa phương (phụ lục 4, 6, 9, 13, 14, 15, 17, 18) để xác định các tiêu chí.
- Mức độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch: độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút du khách. Tiêu chí này được đánh giá trên cơ sở xây dựng bảng hỏi (phụ lục 6,9) kết hợp phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém.
- Cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch: tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi về cảm nhận của du khách đối với CSHT - VCKT các điểm TNDL trên địa bàn (phụ lục 6,9) và kết hợp với phân cấp đánh giá về mức độ thuận lợi đối với hoạt động du lịch.
- Vị trí và khả năng tiếp cận: Tiêu chí này dựa trên kết quả khảo sát sự hài lòng của du khách (phụ lục 6,9) kết hợp với phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi cho hoạt động du lịch.
- Sức chứa khách du lịch: Dựa vào khảo sát thực tế và các công trình nghiên cứu trước đó [10], [116]… tác giả bước đầu áp dụng tính toán sức chứa cho một số điểm TNDL tiêu biểu trên địa bàn tỉnh (phụ lục 16). Từ đó đánh giá mức độ thuận lợi của sức chứa cho các hoạt động du lịch (phụ lục 17).
- Mức độ bền vững và thời gian khai thác du lịch: vận dụng tiêu chí phân cấp đánh giá và khảo sát thức tế để xác định mức độ bền vững của TNDL và thời gian có thể khai thác du lịch trong năm (phụ lục 18).
■ Thang điểm đánh giá
Gồm điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và điểm đánh giá tổng hợp. Theo thang đánh giá này ta xác định được điểm TNDL có điểm cao nhất là 55 và điểm thấp nhất là 11 (bảng 1.1). Từ đó sắp xếp mức độ thuận lợi và khả năng phục vụ PTDL của các điểm TNDL tiêu biểu trên địa bàn.
■ Lựa chọn các điểm đánh giá
Các điểm có tiềm năng TNDL trên địa bàn Tây Ninh được lựa chọn để đánh giá
dựa trên những cơ sở sau:
- Điểm du lịch (tự nhiên, văn hóa), có tiềm năng phát triển du lịch.
- Điểm du lịch hoặc TNDL tiêu biểu trong tỉnh.
- Điểm du lịch hoặc TNDL được nhiều du khách biết đến.
Trên cơ sở các tiêu chí trên, những địa điểm có tiềm năng được lựa chọn đánh giá trên địa bàn Tây Ninh gồm 11 điểm (bảng 2.4)
■ Kết quả đánh giá
Qua kết quả khảo sát thực tế, điều tra thực địa, phỏng vấn du khách và cộng đồng địa phương của tác giả được tiến hành trong giai đoạn 2015 - 2016 với số lượng cộng đồng địa phương là 500 người (phụ lục 4, 5), 560 khách du lịch nội địa (tuổi từ 15 trở lên, phụ lục 6, 7, 8), 300 khách du lịch quốc tế (phụ lục 9, 10) với sự đa dạng về thành phần, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính… kết hợp với các tiêu chí đánh giá đã trình bày ở những phần trên, tác giả đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp TNDL của các điểm cụ thể trên địa bàn Tây Ninh được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Bảng điểm đánh giá tổng hợp TNDL các điểm tiêu biểu trên địa bàn Tây Ninh
Điểm thành phần | Điểm tổng hợp | Loại | |||||
Độ hấp dẫn | CSHT - VCKT | Vị trí | Sức chứa | Độ bền vững và thời gian | |||
- Núi Bà Đen | 12 | 12 | 8 | 10 | 5 | 47 | 1 |
- Hồ Dầu Tiếng | 9 | 3 | 8 | 10 | 4 | 34 | 3 |
- Tòa Thánh Cao Đài | 12 | 9 | 10 | 8 | 5 | 44 | 2 |
- Di tích Tua Hai | 3 | 3 | 8 | 2 | 4 | 20 | 4 |
- VQG Lò Gò - Xa Mát | 12 | 6 | 8 | 6 | 4 | 36 | 2 |
- Trung ương Cục MN | 12 | 6 | 8 | 6 | 5 | 37 | 2 |
- Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ | 6 | 3 | 8 | 6 | 4 | 27 | 3 |
- Địa đạo An Thới | 9 | 6 | 10 | 4 | 4 | 33 | 3 |
- Tháp cổ Bình Thạnh | 6 | 3 | 8 | 2 | 4 | 23 | 4 |
- Chùa Gò Kén | 6 | 3 | 10 | 4 | 4 | 27 | 3 |
- Cửa khẩu Mộc Bài | 3 | 6 | 10 | 6 | 4 | 29 | 3 |
Nguồn: Kết quả khảo sát [tổng hợp từ phụ lục 6, 8, 9, 13, 14, 15, 16, 17, 18].