Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Tây Ninh‌


Qua kết quả đánh giá ở bảng 2.4, ta nhận thấy một số điểm về TNDL như sau:

- Điểm đánh giá tổng hợp cho các điểm được lựa chọn khá cao, nhất là mức độ hấp dẫn của TNDL, qua đó cho thấy tiềm năng du lịch của các điểm đánh giá khá lớn. Đây tiền đề quan trọng trong PTDL, nhất là loại hình du lịch gắn với DTLSVH.

- Một số đối tượng có điểm đánh giá bằng nhau hoặc gần bằng nhau, tức là mức độ thuận lợi cho PTDL nói chung tương đương nhau nhưng không phải phát triển các loại hình du lịch giống nhau hoặc cùng đề xuất các giải pháp khai thác như nhau.

- Trong các yếu tố đánh giá, thời gian hoạt động du lịch có tính ổn định nhất vì lãnh thổ Tây Ninh không rộng lớn, địa hình khá bằng phẳng, khí hậu ít có sự phân hóa nên hầu hết các điểm đánh giá đều có thời gian hoạt động du lịch gần như quanh năm.

- Hầu hết các điểm có tiềm năng TNDL lớn đều bị hạn chế bởi CSHT - VCKT phục vụ PTDL nên nhiều điểm chỉ là điểm tiềm năng.

- Tây Ninh có nhiều điểm là các di tích lịch sử cách mạng có giá trị cao nhưng hầu hết những điểm này đều chỉ được đầu tư, tôn tạo ban đầu để bảo vệ di tích, còn mục đích phục vụ du lịch vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng du lịch‌

CSHT du lịch là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự PTDL. Đôi khi nhiều địa điểm có TNDL phong phú nhưng CSHT yếu kém nên không thể khai thác và PTDL. CSHT du lịch tiêu biểu gồm:

■ Hệ thống giao thông vận tải (GTVT): Do địa hình khá bằng phẳng nên mạng lưới GTVT của tỉnh khá phát triển, bao gồm hai loại hình vận tải: đường bộ và đường thủy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Đường bộ: Theo số liệu thống kê đến năm 2016, mạng lưới giao thông đường bộ trên toàn tỉnh đạt 8.384km, với 2 tuyến quốc lộ, trên 255 tuyến tỉnh lộ và gần 2.700 tuyến đường do cấp xã, phường, thị trấn quản lý, đạt mật độ khoảng 2,1km/km2 [7]. Quốc lộ 22 - đoạn đầu của tuyến đường xuyên Á qua Việt Nam và 22B là 2 tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Ninh mà còn đối với cả nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại và an ninh quốc phòng. Hệ thống các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường nội bộ cũng dần được trải nhựa hoặc bê tông hóa khá kiên cố. Trong tương lai không xa, khi đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An) đi qua địa bàn Tây Ninh được hoàn thành, mạng lưới giao thông


Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 12

đường bộ của tỉnh sẽ ngày càng hoàn thiện, mang tính kết nối cao hơn và dễ dàng đưa khách du lịch đến với Tây Ninh.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp vận tải chuyên nghiệp liên tiếp ra đời. Các doanh nghiệp này đều trang bị hệ thống xe khách chất lượng cao, tiện nghi và chủ yếu đảm nhận vận tải liên tỉnh, trong đó nhiều nhất là tuyến Tây Ninh - TPHCM. Ngoài ra các loại hình vận tải công cộng như xe bus, taxi cũng ra đời và hoạt động khá nhộn nhịp từ hàng chục năm nay. Đến nay mạng lưới vận tải công cộng hoạt động khá hiệu quả, nối liền tất cả các huyện thị, vươn ra đến tận các cửa khẩu và đi qua hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính mạng lưới vận tải này đã đón một lượng du khách không nhỏ từ Cam-pu-chia sang tham quan các điểm du lịch ở Tây Ninh, chủ yếu là đi về trong ngày.

- Đường thủy: Hệ thống vận tải đường thủy trên địa bàn dài 670km [13], khá thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách nội tỉnh, liên tỉnh và liên vùng. Quan trọng nhất là tuyến vận tải trên hệ thống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Ngoài vận tải đường bộ và đường thủy, Tây Ninh có thể tận dụng cơ sở hạ tầng còn sót lại từ thời kháng chiến chống Mĩ, đó là các sân bay Trảng Lớn (Châu Thành) và sân bay Thiện Ngôn (Tân Biên) để phát triển GTVT hàng không trong tương lai.

Nhìn chung hệ thống GTVT ở Tây Ninh tuy không phong phú về loại hình nhưng có ưu điểm là dễ dàng kết nối với TPHCM và các tỉnh lân cận xung quanh, đây là một lợi thế lớn của Tây Ninh trong kết nối tour, tuyến với các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.

■ Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay gần như tất cả các mạng di động lớn của Việt Nam đều phủ sóng trên khắp địa bàn tỉnh, kể cả các xã vùng sâu, biên giới. Năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.359.115 thuê bao điện thoại, trong đó hơn 90% là thuê bao di động [7]. Trong khi đó mạng lưới Internet ở địa phương cũng không ngừng lớn mạnh với số lượng thuê bao Internet tăng liên tục qua các năm, đến năm 2015 tỉ lệ người dân sử dụng Internet trên 50% [18].

Các phương tiện và dịch vụ thông tin hiện đại như máy Fax, chuyển phát nhanh EMS, chuyển tiền nhanh… trở nên phổ biến giúp người dân cũng như khách du lịch dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Chất lượng các dịch vụ ngày càng được cải tiến.


■ Hệ thống cấp điện: Hiện nay nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của Tây Ninh được cung cấp từ hệ thống điện miền Nam, qua 9 trạm biến áp 110/220 KV: Tây Ninh, khu công nghiệp Trảng Bàng, Thạnh Đức, Bến Cầu, Tân Hưng, Tân Biên, xi măng Fico Tây Ninh, Bourbon và trạm 220 KV Trảng Bàng 2.

Về lưới điện, tính đến năm 2015, toàn tỉnh có hơn 2.500km đường dây trung thế và hơn 4.000km đường dây hạ thế đạt yêu cầu về kĩ thuật và vận hành. Điện khí hóa nông thôn được đẩy mạnh khi 100% xã, phường, thị trấn đều có điện lưới quốc gia và gần 100% hộ gia đình sử dụng lưới điện quốc gia [18]. Với nguồn điện và mạng lưới điện như trên, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt và phục vụ cho các hoạt động du lịch trên địa bàn.

■ Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước có tổng công suất thiết kế trên 12.000 m3/ngày đêm. Tính đến năm 2015, Tây Ninh có trên 90 công trình cấp nước tập trung, vài chục nghìn giếng đào và hàng trăm nghìn giếng khoan… đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân. Tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm trên 90% và tỉ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt 100% [18]. Hệ thống thoát nước công cộng ở đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, còn ở nông thôn chủ yếu thẩm thấu qua đất.

Có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng ở Tây Ninh không những đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn mà còn đủ khả năng cung cấp cho các hoạt động du lịch.

2.1.4. Các yếu tố khác‌

Chính trị: Du lịch là một trong những ngành kinh tế chịu sự tác động lớn của nhân tố chính trị. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt du lịch. Tây Ninh tuy là tỉnh biên giới nhưng tình hình chính trị hết sức ổn định tạo điều kiện tăng cường giao lưu, thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Kinh tế - xã hội: Yếu tố này góp phần làm nảy sinh nhu cầu du lịch trong xã hội. Tây Ninh có nền kinh tế - xã hội ngày càng ổn định và phát triển, nhất là yếu tố kinh tế đã làm nảy sinh nhu cầu du lịch của người dân. Nhu cầu du lịch ngày càng cao làm cho sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, góp phần hấp dẫn du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.


Đường lối chính sách: Thực hiện theo phương châm của Đảng và Nhà nước, Tây Ninh không ngừng thực hiện đa phương hoá, đa dạng hóa mối quan hệ với các nước, các đối tác làm cho ngành du lịch ngày càng có điều kiện phát triển. Tây Ninh với VTĐL thuận lợi cùng chính sách mở cửa, hội nhập sẽ tạo đòn bẩy cho ngành du lịch phát triển (thu hút vốn, khoa học công nghệ, khách quốc tế…), từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Mức sống: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mức sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu du lịch sẽ không ngừng tăng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn Tây Ninh trong những năm qua không ngừng tăng lên đã thúc đẩy yếu tố “cầu” trong PTDL. Du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành du lịch.

Khoa học công nghệ: Cùng với quá trình hội nhập, tiếp thu xu hướng cách mạng khoa học công nghệ mới đã làm thay đổi hoạt động sản xuất của con người. Người lao động cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đã giảm dần lao động tay chân nhưng cường độ và sự căng thẳng trong lao động ngày càng tăng lên. Điều đó đòi hỏi người lao động phải được hồi phục sức lực sau những ngày làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi và du lịch. Như vậy, khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra xu hướng “cầu” du lịch, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh‌

2.2.1. Phát triển du lịch theo ngành‌

2.2.1.1. Thực trạng khách du lịch

- Số lượt khách du lịch: Thời gian qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Ninh đã có những kết quả đáng ghi nhận. Qua nghiên cứu thực trạng PTDL trên địa bàn từ năm 2000 đến 2015 (một số chỉ tiêu cập nhật đến năm 2016), tác giả tạm chia ra hai giai đoạn chính với mốc thời gian là năm 2007 khi nước ta gia nhập WTO (chính thức được Quốc hội thông qua), đánh dấu sự hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới.

Theo thống kê từ Sở VH,TT&DL Tây Ninh, ta có thể thấy giai đoạn 2000 - 2007, lượng khách du lịch đến Tây Ninh đã tăng từ 953,47 nghìn lượt (năm 2000) lên thành 1710 nghìn lượt khách (năm 2007), với tốc độ tăng trung bình là 8,7%. Giai đoạn 2007

- 2016 do nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, gia nhập nhiều


tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, làm cho số người đi du lịch tăng lên, xu hướng đó cũng tác động đến du lịch Tây Ninh, tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch có phần khá hơn giai đoạn trước, đạt 9,14%. Tính chung trong cả giai đoạn 2000 - 2016 số lượng khách du lịch đến Tây Ninh đã tăng từ 953,47 nghìn lượt khách lên 3.750 nghìn lượt (bao gồm cả khách du lịch địa phương), với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,93%/năm (phụ lục 22). Mức tăng trưởng này khá cao, tuy nhiên so với mức tăng chung của vùng ĐNB (11,2%), mức tăng của Tây Ninh vẫn còn khá thấp. Cũng trong khoảng thời gian trên, mức tăng trưởng lượt khách du lịch bình quân của nước ta khoảng 11,11%. Như vậy, mức tăng trưởng số lượt khách du lịch trên địa bàn Tây Ninh còn thấp hơn mức tăng chung của vùng ĐNB và của cả nước khoảng 2%.

- Cơ cấu khách du lịch: gồm khách nội địa và khách quốc tế nhưng có sự chênh lệch nhau rất lớn, khách nội địa chiếm áp đảo trên 99% tổng số khách đến Tây Ninh, trong khi khách quốc tế chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số khách.


Nghìn lượt


10000



6

2614.6 2976.84 3339.4

Khách quốc tế Khách nội địa



32


2

3731.8


1000


952.31

1478.43 1707.45

3689.7



100


10



16

1 1. 5


2.868


2.542


6.2


8.15 9.


14.


18.

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016

Năm


Nguồn:[64], xử lý của tác giả (vẽ theo thang logarit).

Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌

■ Khách nội địa:

Trong giai đoạn 2000 - 2007, lượng khách du lịch nội địa tăng khá nhanh, từ 952,31 nghìn lượt (năm 2000) đến năm 2007, đạt 1707,45 nghìn lượt khách (phụ lục


22), tốc độ tăng bình quân khoảng 8,69%. Giai đoạn 2007 - 2016, nền kinh tế Tây Ninh có những bước tiến khá vững chắc, mức độ hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng sâu rộng góp phần làm cho lượng khách nội địa đến Tây Ninh có xu hướng tăng nhanh hơn giai đoạn trước, với tốc độ tăng bình quân là 9.08%.

Tính chung trong giai đoạn 2000 - 2016, số lượng khách nội địa đến Tây Ninh tăng khá ổn định, từ 952,31 nghìn lượt (năm 2000) lên 3731,8 nghìn lượt (năm 2016), với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,91%/năm (phụ lục 22). Mức tăng trưởng này khá lớn, tuy nhiên so với mức tăng trưởng khách du lịch nội địa của nước ta và vùng ĐNB trong khoảng thời gian trên, mức tăng trưởng của Tây Ninh còn khá khiêm tốn (8,91% so với 11,28% và 11,4%). Trong những năm 2008 - 2009, xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu nên phần nào đã ảnh hưởng đến lượng khách nội địa đến Tây Ninh, tuy nhiên số lượng khách nội địa trong những năm này vẫn tăng trưởng khá tốt. Mặc dù lượng khách nội địa tuy có tăng nhanh nhưng mức chi tiêu của du khách nội địa không cao. Trong cơ cấu khách nội địa, số khách có lưu trú ngày càng có xu hướng tăng lên.



Lượt khách


1600000


1400000


1305000


1350000


1200000


1000000


800000


811590


956820

1113000


600000


400000


366120 363220


200000


0


35094


Năm

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Nguồn: xử lý của tác giả từ [64].

Biểu đồ 2.2. Số lượt khách nội địa lưu trú của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌


Qua biểu đồ cho ta thấy số khách nội địa có lưu trú năm 2000 mới chỉ trên 35 nghìn lượt (chiếm khoảng hơn 3% tổng số lượt khách), đến năm 2016 số khách nội địa có lưu trú đạt mức 1,35 triệu lượt (chiếm khoảng 36% tổng số lượt khách đến Tây Ninh) (phụ lục 22). Tuy nhiên, số ngày khách lưu trú tăng không nhiều, đến năm 2016 mới chỉ đạt bình quân 1,9 ngày/khách [64].

Theo khảo sát của tác giả năm 2016 (được tiến hành với 560 khách) cho thấy, khách du lịch nội địa đến Tây Ninh từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là từ khu vực Đông Nam Bộ (nếu gồm cả du khách địa phương chiếm khoảng 64,6%), kế đến là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 23,6%, những vùng còn lại chiếm khoảng 11,8% khách nội địa đến Tây Ninh (phụ lục 7).



11,8

23,6

64,6

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long Các vùng khác


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Tây Ninh phân theo vùng năm 2016 (%)‌


Cũng theo kết quả khảo sát, nếu xét theo cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch nội địa đến Tây Ninh, ta có kết quả như sau: có trên 50% số khách được khảo sát là nông dân, công nhân, học sinh - sinh viên; còn lại là các thành phần khác (phụ lục 7).



3,1

12,3

18,2

5,5

20

20

17,3

3,6

Cán bộ, công chức Nhân viên công ty Buôn bán

Nội trợ Nông dân Công nhân

Học sinh, sinh viên Khác


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Tây Ninh phân theo nghề nghiệp, năm 2016 (%)‌


Qua hai biểu đồ 2.3 và 2.4 cho ta thấy khách du lịch nội địa đến Tây Ninh chủ yếu là từ các tỉnh thành phía Nam, nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ với thành phần chủ yếu là nông dân, công nhân và học sinh - sinh viên, các thành phần khác chiếm tỉ trọng ít hơn. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như mức chi tiêu của du khách.

■ Khách quốc tế:

Khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh trong những năm qua có sự tăng lên đáng kể. Qua biểu đồ 2.1 cũng như bảng số liệu 2.5 ta có thể thấy trong giai đoạn 2000 - 2007 lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh biến động không ổn định, tốc độ tăng bình quân khoảng 11,79%. Giai đoạn 2007 - 2016, lượng khách quốc tế đến Tây Ninh có xu hướng tăng nhanh và ổn định, với tốc độ tăng bình quân khoảng 24,44%. Có thể thấy trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, đặc biệt thể hiện ở khía cạnh khách du lịch quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh trước đây biến động không ổn định, một phần do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất ổn trên thế giới, trong vài năm gần đây khi nền kinh tế thế giới tương đối ổn định, thị trường khách quốc tế có xu hướng tăng ổn định trở lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023