Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tây Ninh Giai Đoạn 2000 – 2016‌


Ninh phát triển nhanh về số lượng và số phòng, nhưng chất lượng phòng đạt tiêu chuẩn cao rất thấp, loại phòng đạt chất lượng từ 3 sao trở lên không có, loại phòng từ 1

- 2 sao đạt mức thấp là 12,44% [64].


Số cơ sở Số phòng


1000


100

62


158


233 251 267


3157

2592 11


408


4152


23


560 603

6100

5800


35 38

7000


6000


5000

Cơ sở lưu trú

4000

Cơ sở đạt chuẩn sao

3000

Số phòng

10


855


1328

1921

4

3


2000

2 2 1000


1 0

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Nguồn: xử lí từ [64] (vẽ theo thang Logarit).

Biểu đồ 2.10. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2016‌


Qua biểu đồ trên cho ta thấy số cơ sở đạt chuẩn sao trên địa bàn Tây Ninh khá thấp, đến năm 2016 chỉ đạt 6,3% tổng cơ sở lưu trú. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đón tiếp đối tượng du khách là những người có thu nhập cao hoặc khách du lịch nước ngoài. Trong những năm gần đây, sự phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn đã hợp lí hơn, tốc độ tăng trưởng số cơ sở lưu trú đã chậm lại (11,14% so với giai đoạn 2000 - 2007 là 20,81%), tốc độ tăng số cơ sở lưu trú đạt chuẩn sao khá nhanh, trong suốt giai đoạn 2000 - 2016 đạt 20,2%.

Qua đợt khảo sát của tác giả năm 2015 - 2016 (với 560 khách nội địa và 300 khách quốc tế), kết quả cho thấy mức độ hài lòng của du khách về cơ sở lưu trú trên


địa bàn Tây Ninh không cao. Cụ thể, chỉ có chưa đầy 15% số du khách nội địa đánh giá số cơ sở lưu trú trên địa bàn đạt chất lượng tốt, còn số không hài lòng đánh giá mức độ kém chiếm đến trên 46% (phụ lục 8b). Đối với du khách quốc tế, mức độ hài lòng về hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn qua khảo sát cũng có những điểm tương tự khách nội địa nhưng số khách đánh giá tốt rất thấp, chỉ có 5,17% đánh giá tốt và hài lòng, số khách du lịch đánh giá kém và không hài lòng chiếm tỉ trọng rất cao (55%) (phụ lục 11).


1,7 4

8,6

55

30,7

4,3

10

16,4

46,1

23,2

Rất tốt


Tốt


Khá


Trung bình


Kém


Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của khách du lịch về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Tây Ninh năm 2016 (%)‌


Về công suất sử dụng phòng trên địa bàn tỉnh cũng chỉ đạt trung bình 40% [64], rất thấp so với các tỉnh trong khu vực (trung bình của vùng ĐNB là 52%, TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 65%) [118], dẫn đến hiệu quả kinh doanh lưu trú không cao. Qua thực trạng phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn, có thể nhận định trong thời gian tới Tây Ninh sẽ không thiếu cơ sở lưu trú, vấn đề là cần tập trung xây dựng số cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao và nâng cấp, cải tạo số cơ sở hiện có để đạt tiêu chuẩn sao, tức là tập trung vào phát triển chất lượng cơ sở lưu trú.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cần đẩy mạnh số lượng phòng đạt tiêu chuẩn cao không chỉ phục vụ khách du lịch nội địa có mức chi tiêu cao, mà còn hướng đến


tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế ở những thị trường khó tính. Vừa qua trên địa bàn tỉnh cũng có một số tín hiệu lạc quan về cơ sở lưu trú, nhất là đối tượng có thu nhập cao. Năm 2016, Tây Ninh đã khởi công xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại - khách sạn Vincom Tây Ninh với 130 phòng khách sạn đạt chuẩn 5 sao. Điều này hứa hẹn làm thay đổi bộ mặt hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

- Dịch vụ ăn uống

Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn tỉnh bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm cà phê,… với chất lượng khác nhau. Hiện nay, một số khách sạn vừa kinh doanh lưu trú vừa kinh doanh ăn uống như khách sạn Đông Phương, Nhất Quý, Đan Thi, Sunrise... Đặc điểm nhà hàng trong khách sạn kinh doanh ăn uống cho khách du lịch sẽ mở ra nhiều dịch vụ kinh doanh khác như tổ chức đám cưới, hội họp, thuê phòng sinh nhật... Số lượng nhà hàng ăn uống độc lập, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có khoảng 16 đơn vị, các nhà hàng này được các công ty lữ hành đặt cho khách du lịch ăn uống trong thời gian đến tham quan du lịch trên địa bàn hoặc khách du lịch lẻ lựa chọn. Đa số nhà hàng tập trung tại thành phố Tây Ninh và một số thị trấn của các huyện, nhưng tập trung nhiều tại Trảng Bàng, nơi bán đặc sản bánh tráng, bánh canh như Hoàng Minh, Năm Dung, Út Huệ,.... phục vụ khách du lịch đến Tây Ninh và đi tour Cam-pu-chia. Tuy nhiên, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao để phục vụ khách du lịch quốc tế không nhiều, nhà hàng có số lượng chỗ ngồi nhiều thì rất ít, số nhà hàng còn lại là bình dân chủ yếu là phục vụ khách nội địa và khách vãng lai.

- Dịch vụ lữ hành

Trên địa bàn Tây Ninh chỉ có 2 đơn vị kinh doanh có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Công ty cổ phần lữ hành Tây Ninh và Công ty TNHH Du lịch Tây Ninh Việt), hoạt động kinh doanh chủ yếu là đưa khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài nhưng thị trường cũng rất hạn chế, chỉ đến thị trường Cam-pu-chia, năng lực thu hút khách du lịch quốc tế Inbound còn hạn chế, thị trường khách quốc tế chưa nhiều. Công ty du lịch nội địa có 10 đơn vị, chủ yếu tổ chức các đoàn khách du lịch nội địa trên địa bàn đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn và các tỉnh khác.


Nhìn chung, Tây Ninh có ít công ty, hãng lữ hành quốc tế, lại chưa có văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước nên ảnh hưởng đến thị trường khách du lịch. Năng lực chuyên môn thiếu, thị trường đón khách chưa hiệu quả; trình độ cán bộ yếu cả nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoạt động trên địa bàn còn ít. Công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường còn thụ động.

- Dịch vụ thương mại

Ở Tây Ninh trong những năm gần đây hoạt động thương mại tập trung chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, trung tâm thương mại Long Hoa và một số trung tâm khác. Những nơi khác, đặc biệt là gần các điểm du lịch thì hầu như có rất ít các trung tâm thương mại.

Theo quan sát và tìm hiểu của tác giả cho thấy, khách du lịch chủ yếu mua hàng ở chợ, ở các cửa hàng, cửa hiệu, một phần từ những người bán hàng rong và chỉ có một tỉ lệ nhỏ khách mua ở quầy lưu niệm tại các khu du lịch hoặc những địa điểm thường có khách du lịch. Vì vậy để thu hút khách du lịch, người bán phải hết sức thân thiện, giá cả phải hợp lý, hàng hóa phải ấn tượng, giàu bản sắc địa phương và phải được đặt ở vị trí phù hợp lịch trình di chuyển của khách.

- Dịch vụ vui chơi giải trí

Dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách và cộng đồng dân cư tập trung vào khu du lịch núi Bà Đen, Long Điền Sơn, Bàu Cà Na, Thiên Ngân, Trung tâm văn hóa tỉnh, … Hầu hết các khu vui chơi giải trí này thu hút khách du lịch nội địa là chủ yếu, thời gian tập trung vào ngày nghỉ lễ và cuối tuần. Tổng mức đầu tư vào các khu vui chơi giải trí còn khiêm tốn, các loại hình vui chơi giải trí chưa nhiều, chưa phong phú, đơn điệu.

Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ít về số lượng, đơn điệu về nội dung; nhiều điểm tham quan du lịch chưa có các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm nên đã ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách du lịch, cũng như việc kéo dài thời gian lưu trú của khách. Trên địa bàn Tây Ninh có nhiều khu vực có thể xây dựng được nhiều loại hình vui chơi như câu cá, đua thuyền, leo núi, thám hiểm hang động, nghiên cứu hệ sinh thái... nhưng đến nay chưa được đầu tư nghiên cứu để xây dựng sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Theo khảo sát của tác giả năm 2015 - 2016 (với 560 du khách nội địa và 300 khách quốc tế), kết quả cho thấy các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm nghèo nàn, đơn


điệu, không tạo được điểm nhấn đáng chú ý. Có đến trên 50% du khách nội địa không hài lòng với các điểm vui chơi giải trí, đánh giá các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn ở mức độ kém, chỉ có khoảng 8,3% du khách đánh giá tốt với các dịch vụ này (phụ lục 8b). Đối với khách du lịch quốc tế, kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng về các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn Tây Ninh cũng rất thấp (phụ lục 11).



1 2,7

11

53,3

32

2,9

5,4

14,3

51,7

25,7

Rất tốt Tốt

Khá


Trung bình


Kém


Khách quốc tế Khách nội địa


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ vui chơi giải trí ở Tây Ninh, năm 2016 (%)‌

Qua biểu đồ cho ta thấy khách du lịch quốc tế đánh giá không tốt về các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn. Cụ thể, chỉ có 3,7% số khách đánh giá tốt, số khách không hài lòng chiếm hơn phân nửa (phụ lục 11). Đây là một điều hết sức đáng ngại trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

2.2.1.4. Lao động và sử dụng lao động du lịch

Giải quyết công ăn việc làm là một trong những tiêu chí để đánh giá sự PTDL trên địa bàn. Thực tế nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực được tính từ 0,3 - 1,6 lao động trực tiếp, đối với lao động gián tiếp kèm theo được tính 1 lao động trực tiếp có 1,6 - 2,3 lao động gián tiếp [66]. Hiện nay theo tính toán thì số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tại Tây Ninh chưa đạt mức thấp nhất là 0,30 lao động/phòng, nguyên nhân là chất lượng cơ sở lưu trú thấp, số nhà


nghỉ, nhà trọ chiếm số lượng lớn, số lượng cơ sở lưu trú có số lượng phòng từ 40 phòng trở lên chiếm rất ít chỉ đạt 0,12% [66].

Trong những năm qua, số lao động du lịch của Tây Ninh không ngừng tăng lên, tuy nhiên mức tăng này chưa tương xứng với sự tăng trưởng của số cơ sở lưu trú và số phòng. Tốc độ tăng trưởng lao động du lịch trung bình giai đoạn 2000 - 2016 đạt 7,17%/năm (phụ lục 24), trong khi tốc độ tăng trưởng số cơ sở lưu trú trong thời gian trên là 15,3% (phụ lục 23).

Người Gián tiếp


Trực tiếp

2052

2097

1900

1372

1436

1438

1286

850

1108

950

1048

643

686

718

719

208

3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0 Năm

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Nguồn: xử lí từ [64].

Biểu đồ 2.13. Số lao động ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 – 2016‌

Số lao động du lịch ở Tây Ninh tuy có tăng lên nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp, phần lớn chưa được đào tạo bài bản, năm 2016 có hơn 50% lao động chỉ mới đào tạo sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo [64]. Đây là một trong những hạn chế lớn của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


2 2 1 5 Đầu tư phát triển du lịch Hiện nay ngành du lịch đang nhận được sự 1


2.2.1.5. Đầu tư phát triển du lịch

Hiện nay ngành du lịch đang nhận được sự quan tâm của tỉnh và toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư cho du lịch được trích một phần ngân sách thu từ hoạt động kinh doanh du lịch. Ngoài ra, tỉnh cũng tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư cho du lịch. Tuy có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nhưng cho đến nay tổng số dự án cũng như tổng vốn đầu tư trên địa bàn chưa nhiều, chưa có dự án đầu tư nước ngoài (bảng 2.9). Hầu hết các dự án đầu tư đều chậm triển khai, tiến độ hoàn thành dự án đều không đúng kế hoạch dẫn đến chưa định hình rõ nét các điểm du lịch theo đúng quy hoạch đã phê duyệt. Việc thiết kế chi tiết và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu du lịch còn chậm, vấn đề giải phóng mặt bằng chưa được triển khai kịp thời, ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nên chưa phát huy và khai thác được tiềm năng du lịch trên địa bàn.

Bảng 2.9. Hiện trạng dự án và vốn đầu tư phát triển du lịch Tây Ninh, giai đoạn 2000 - 2016‌

Năm

2000

2005

2007

2008

2010

2012

2015

2016

Dự án CSHT

1

2

2

2

2

2

4

5

Vốn đầu tư (tỉ đồng)

3

7

11

15

11

23,5

28,5

30,5

Dự án CSVCKT

5

10

12

12

12

11

18

20

Vốn đầu tư (tỉ đồng)

5

10

20

70

141

341

360

381

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: [64].

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy giai đoạn 2000 - 2016, số dự án CSHT qua từng năm tăng không nhiều nhưng số vốn đầu tư cho những dự án này có sự tăng lên đáng kể. Cũng trong thời gian trên, số dự án cơ sở VCKT ở Tây Ninh hằng năm có sự tăng lên khá nhanh, số vốn đầu tư cho những dự án này đã tăng lên rất nhanh, đến năm 2016 đã đạt 381 tỉ đồng. Điều đó cho thấy trong bối cảnh hội nhập, Tây Ninh chú trọng tăng cường đầu tư cho các dự án CSHT - VCKT du lịch trên địa bàn với số vốn đầu tư không ngừng tăng lên qua các năm.