Hiện Trạng Số Lượt Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Tây Ninh Giai Đoạn 2000 - 2016‌


Tính chung trong giai đoạn 2000 - 2016, lượng khách quốc tế đến Tây Ninh nhìn chung có xu hướng tăng khá tốt, từ chỗ chỉ đón tiếp được khoảng 1.165 lượt năm 2000, đến năm 2016 đã đón được khoảng 18.200 lượt khách quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân suốt thời kì khoảng 18,74%/năm. Nếu so với mức tăng trưởng khách quốc tế của nước ta và vùng ĐNB trong khoảng thời gian trên, mức tăng trưởng bình quân của Tây Ninh rất lớn (18,74% so với 10,11% và 10,4%). Tuy có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế khá cao nhưng có thể thấy số lượt khách quốc tế đến Tây Ninh còn chưa nhiều, đến năm 2016 mới chỉ đạt hơn 18 nghìn lượt. Cùng với tăng lượt khách, tỉ trọng khách quốc tế trong tổng số lượt khách đến Tây Ninh cũng có xu hướng ngày càng tăng lên, từ 0,12% (năm 2000) tăng lên 0,48% (năm 2016). Tuy nhiên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2000 - 2016, tỉ trọng khách quốc tế đến Tây Ninh khá thấp, hầu như chỉ dao động từ 0,12% đến 0,48% tổng số lượt khách trên địa bàn.

Bảng 2.5. Hiện trạng số lượt khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌

Đơn vị: nghìn lượt khách


Năm

2000

2005

2007

2008

2010

2012

2015

2016

Tổng số

953,47

1481,3

1710

2620,8

2984,99

3349

3704

3750

Khách quốc tế

1,165

2,868

2,542

6,2

8,15

9,6

14,32

18,2

Tỉ trọng (%)

0,12

0,19

0,14

0,23

0,27

0,28

0,38

0,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 13

Nguồn: xử lý số liệu của tác giả từ [64].

Theo khảo sát của tác giả năm 2016 (được tiến hành với 300 khách du lịch quốc tế) cho thấy, thị trường khách này cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu từ các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN…) chiếm hơn phân nửa, số còn lại đến từ các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mĩ (phụ lục 10).


12,6

16,7

52

18,7

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Khu vực Tây Âu


Khu vực Bắc Mĩ


Khu vực khác


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh, năm 2016‌


Qua biểu đồ 2.5 cho ta thấy khách du lịch thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 52% du khách quốc tế, trong đó du khách ASEAN đến Tây Ninh đa phần là từ các nước Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan… qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Hai cửa khẩu này trong những năm gần đây, mỗi năm đón hơn 1,2 triệu lượt khách nhập cảnh vào Việt Nam (bảng 2.6). Tuy nhiên hiện nay lượng khách này chỉ thuần túy là khách nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Tây Ninh, chỉ có một tỉ lệ nhỏ sử dụng các dịch vụ du lịch ở Tây Ninh (là khách du lịch quốc tế của Tây Ninh), còn lại phần lớn số khách này chỉ nhập cảnh vào Việt Nam để đến các tỉnh thành khác (nhiều nhất là TPHCM) thông qua các cửa khẩu của Tây Ninh.

Bảng 2.6. Số lượt khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌

Đơn vị: nghìn lượt người


Năm

2000

2005

2007

2008

2010

2012

2015

2016

Tổng số

299,5

804

902,7

2104,1

2652,8

2968,2

2374,2

2782,6

Xuất cảnh

138,9

399

443

1058,3

1339,4

1479

1176,5

1391

Nhập cảnh

160,6

405

459,7

1045,8

1313,4

1489,2

1197,7

1391,6

Nguồn: [7].


Theo số liệu thống kê chính thức từ ngành chức năng, năm 2016 Tây Ninh đón được 18.200 lượt khách quốc tế nhưng trên thực tế trong những năm qua số khách nước ngoài đến Tây Ninh mỗi năm có thể lớn hơn so với số liệu thống kê do công tác thống kê còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy cần thiết phải sử dụng số liệu từ những nguồn chính thống của các cơ quan chức năng như Cục thống kê tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… để những số liệu được hợp lệ và xử lí đồng bộ.

Trong những năm qua, thị trường khách quốc tế chưa được chú trọng nhiều, khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh còn khá khiêm tốn. Ngoài thị trường Cam-pu-chia khá đông nhưng mức chi tiêu khá thấp, thị trường khách du lịch quốc tế còn lại của Tây Ninh phụ thuộc nhiều vào thị trường khách quốc tế của TPHCM vì đây là trung tâm thu hút và phân phối các thị trường khách của toàn vùng. Nhiều năm trở lại đây, các thị trường khách du lịch quốc tế then chốt của TPHCM cũng là thị trường trọng điểm của Tây Ninh.

– Số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch: Trong những năm qua, số ngày lưu trú trung bình của du khách đến địa bàn Tây Ninh nhìn chung còn khá thấp, không ổn định và có xu hướng tăng nhẹ, kể cả khách nội địa và khách quốc tế. Cụ thể: năm 2010, số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa và quốc tế lần lượt là 1,7 và 1,51 ngày, đến năm 2016 là 1,9 và 1,71 ngày [64]. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch trên địa bàn Tây Ninh trong những năm gần đây tuy có tăng lên nhưng nhìn chung còn thấp. Năm 2010, chi tiêu của một khách quốc tế và nội địa lần lượt là: 1.120. 240 đồng và 104.220 đồng, đến năm 2016 con số này lần lượt là:

1.660.000 đồng và 195.550 đồng [64]. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Tây Ninh còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, hạn chế về các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, thể thao,… nên không thể giữ chân du khách dài ngày để tạo điều kiện cho khách du lịch chi tiêu nhiều hơn.

2.2.1.2. Doanh thu du lịch

Trong bối cảnh hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự tăng trưởng lượt khách du lịch đến Tây Ninh, doanh thu ngành du lịch cũng tăng theo. Theo thống kê của Sở VH,TT&DL Tây Ninh, giai đoạn 2000 - 2007, doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh tăng chậm, từ 90,99 tỉ đồng (năm 2000) lên 193 tỉ đồng (năm 2007),


với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,34%. Giai đoạn 2007 - 2016, tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2007 làm cho doanh thu du lịch cũng tăng khá nhanh, đạt 771 tỉ đồng (năm 2016), với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007

- 2016 là 16,63%.

3750

900

3704

3349

771 800

2984.99

694.3

700

2620.8

560

600

450

500

1710

400

1481.3

291

300

953.47

193

154

200

90.99

100

Nghìn lượt

4000


3500

Tỉ đồng


3000


2500


2000


1500

Khách du lịch


Doanh thu du lịch


1000


500


0 0

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Nguồn: xử lý của tác giả từ [64].

Biểu đồ 2.6. Số lượt khách và doanh thu du lịch Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌


Qua biểu đồ 2.6 cho ta thấy số lượt khách và doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016 đều có xu hướng tăng lên, trong đó tốc độ tăng trung bình của doanh thu du lịch cao hơn tốc độ tăng lượt khách du lịch bình quân (14,28% so với 8,93%). Với mức tăng doanh thu du lịch trên địa bàn là 14,28%, con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với vùng ĐNB và cả nước (23% và 21,64%), từ đó cho thấy hiệu quả kinh doanh du lịch trên địa bàn Tây Ninh còn khá thấp.

Doanh thu du lịch tuy có tăng lên nhưng còn chậm làm cho đóng góp của du lịch trong tổng GDP của tỉnh khá thấp, đến năm 2016 khoảng đóng góp này chiếm khoảng 1,65% GDP tỉnh (bảng 2.7). Tuy nhiên, gần 60% doanh thu du lịch của tỉnh được đóng


góp từ khách lưu trú, trong khi nguồn thu từ khách tham quan, vốn có số lượt khách đông hơn nhưng chỉ dao động khoảng 40%.

Bảng 2.7. Thực trạng doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌

Đơn vị: tỉ đồng


Năm

2000

2005

2007

2008

2010

2012

2015

2016

TTBQ

(%)

Doanh thu

du lịch

90,99

154

193

291

450

560

694,3

771

14,28

- Từ khách

lưu trú

54,3

92

115,1

174,1

260,9

334,4

415,2

452,6

14,17

- Từ khách

tham quan

36,69

62

77,9

116,9

189,1

225,6

279,1

318,4

14,45

Đóng góp

GDP (%)

1,58

1,6

1,04

0,96

1,24

0,96

1,49

1,65


Nguồn: xử lí của tác giả từ [64].

Tỉ đồng

900


800


700

Doanh thu du lịch (tỉ đồng)

Đóng góp của du lịch trong tổng GDP (%)


694,3

%

2.5


771

1,65 2.0


600


500


400


300

1,58 1,6


1,04 0,96

291


450

1,24

560


0,96

1,49


1.5


1.0

200


100


90,99

193

154


0.5

0 0

2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016


Nguồn: xử lí của tác giả từ [64].

Biểu đồ 2.7. Doanh thu du lịch và tỉ trọng trong tổng GDP Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016‌


Qua biểu đồ 2.7 cho ta thấy doanh thu du lịch tuy có tăng lên qua các năm nhưng còn thấp, đóng góp của du lịch trong GDP của tỉnh còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với số lượt khách đến Tây Ninh. Tuy mức chi tiêu bình quân của khách nội địa trong những năm gần đây có tăng lên nhưng nhìn chung còn khá thấp. Nguyên nhân một phần là do sản phẩm du lịch đơn điệu, khả năng chi tiêu của khách không cao. Một nguyên nhân khác khiến doanh thu du lịch của tỉnh khá khiêm tốn là do trong cơ cấu khách du lịch nội địa phân theo nghề nghiệp, lượng khách là công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, nội trợ chiếm tỉ trọng khá cao (đến gần 60%), còn thành phần du khách có điều kiện chi trả cao (cán bộ công chức, nhân viên văn phòng…) còn chiếm tỉ trọng khá thấp.

Trong cơ cấu doanh thu du lịch Tây Ninh, dịch vụ ăn uống và lưu trú luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 60%), các dịch vụ tham quan, vận chuyển, mua bán hàng hóa, vui chơi giải trí tuy có tăng lên nhưng còn chiếm tỉ trọng khá thấp (bảng 2.8).

Bảng 2.8. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Tây Ninh năm 2010 và 2016 (%)‌



Cơ cấu doanh thu, phân ra

Năm

Ăn uống

Lưu trú

Vận chuyển

Tham quan

Mua bán hàng hóa

Chi khác

2010

38,2

28,1

2,7

14,1

11,9

5

2016

36,9

24,2

2,8

15,2

12,1

8,8

Nguồn: xử lý của tác giả từ [64].

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật du lịch

■ Cơ sở hạ tầng du lịch

- Giao thông vận tải: Tây Ninh tuy không đa dạng về các loại hình vận tải nhưng mạng lưới vận tải và chất lượng phương tiện vận tải tương đối thuận lợi cho PTDL. Bên cạnh khoảng cách khá gần với TPHCM, mạng lưới vận tải trên địa bàn ngày càng hội nhập với vận tải khu vực thông qua tuyến đường Xuyên Á giúp kết nối du lịch Tây Ninh với các nước trong khu vực.

Để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với mạng lưới đường giao thông và chất lượng các loại hình vận tải, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của du khách khi đến Tây Ninh. Theo kết quả khảo sát của tác giả năm 2015 - 2016 được tiến


hành với 560 du khách nội địa và 300 khách quốc tế tại các khu, điểm du lịch chính của Tây Ninh, kết quả có đến 52,5% khách du lịch nội địa đánh giá tốt, hài lòng và chỉ có 14,3% đánh giá kém, không hài lòng với chất lượng GTVT trên địa bàn (phụ lục 8b). Cũng theo kết quả khảo sát đó, mức độ đánh giá của khách quốc tế có sự khác biệt với khách nội địa, chỉ có 24% đánh giá tốt và hài lòng, số đánh giá kém và không hài lòng về mạng lưới cũng như chất lượng vận tải chiếm đến 20% số khách được khảo sát (phụ lục 11).


14,3

11,4

10

41,1

23,2

Rất tốt


20

2

22

30,70

25,30

Tốt


Khá


Trung bình



Khách quốc tế Khách nội địa

Kém

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về mạng lưới giao thông và chất lượng vận tải đường bộ Tây Ninh, năm 2016 (%)‌


- Thông tin liên lạc: Hệ thống TTLL trên địa bàn trong những năm gần đây có sự cải thiện đáng kể, chất lượng ngày càng tăng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Để đánh giá mức độ hài lòng của du khách du lịch về các dịch vụ nói chung, trong đó có dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn, trong đợt khảo sát của tác giả được thực hiện năm 2015 - 2016 với 560 khách nội địa và 300 khách quốc tế đã mang đến kết quả khá khác nhau. Theo kết quả khảo sát, có đến 44,3% khách du lịch nội địa đánh giá cao chất lượng của các dịch vụ bưu chính - viễn thông trên địa bàn, tỏ ra hài lòng, trong khi đó số ý kiến không hài lòng chỉ chiếm 4,6% (phụ lục 8b). Trong khi đó kết quả khảo sát với khách du lịch quốc tế cho thấy, kết quả đánh giá có phần khác hơn


so với khách nội địa. Cụ thể: số khách đánh giá tốt các dịch vụ TTLL chỉ chiếm 18%, trong khi số khách đánh giá kém và không hài lòng về các dịch vụ này chiếm đến 15,3% (phụ lục 11).


4,60

11,40

12,50

15,30

3

15

Rất tốt

Tốt

32,90

36,70

30

Khá

Trung bình

38,60

Kém

Khách quốc tế

Khách nội địa

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2015.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, năm 2016.

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch vụ bưu chính – viễn thông Tây Ninh, năm 2016 (%)‌


■ Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

- Cơ sở lưu trú

Ở Tây Ninh, loại hình cơ sở lưu trú không phong phú, đa dạng, chủ yếu là loại hình khách sạn và nhà nghỉ. Theo thống kê từ Sở VH,TT&DL Tây Ninh, số cơ sở lưu trú trên địa bàn trong những năm qua tăng lên khá nhanh. Cụ thể: năm 2000 số cơ sở lưu trú trên địa bàn là 62 với số phòng là 855 thì đến năm 2016 con số tương ứng là 603 cơ sở và 6.100 phòng (phụ lục 23). Không những tăng về số lượng, đa số cơ sở lưu trú đều chú trọng đầu tư nâng cấp về hình thức và chất lượng phục vụ, đến năm 2016 số cơ sở đạt chuẩn sao là 38 cơ sở.

Xét về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn 2000 - 2007, tốc độ tăng cơ sở lưu trú trung bình khá nhanh đạt 20,81%. Giai đoạn 2007 - 2016, tốc độ trung bình tăng chậm lại, đạt 11,14%. Tính chung trong cả giai đoạn 2000 - 2016, tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú bình quân trên địa bàn tỉnh khoảng 15,3%/năm. Số cơ sở lưu trú trên địa bàn Tây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023