Phát Triển Du Lịch Vùng Đông Nam Bộ Trong Xu Thế Hội Nhập‌


Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kì vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thật sự hấp dẫn, có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kì mới. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn, nhân lực và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa thật sự sẵn sàng hội nhập quốc tế.

■ Du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập AEC:

Cuối năm 2015, Việt Nam và các nước ASEAN đã hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tham gia AEC sẽ mang lại cho du lịch Việt Nam nhiều lợi ích thiết thực: giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, trao đổi và đào tạo nhân lực du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp,… và nhiều cơ hội khác.

Bên cạnh những lợi ích trên, khi Việt Nam tham gia AEC, nước ta đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia ASEAN. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp; Trình độ chuyên môn kỹ thuật, cùng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam khá thấp; Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng (nhất là về ngoại ngữ) của lao động Việt Nam để sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế cũng chưa cao.

AEC hình thành càng thúc đẩy sự hội nhập, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Trước tiên là việc các nước trong khu vực triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) nhằm mục tiêu tạo điều kiện dịch chuyển lao động du lịch trong ASEAN, tạo ra nền tảng chung về kiến thức và kĩ năng nghề du lịch để người lao động có thể làm việc ở mọi nơi trong ASEAN.

MRA-TP mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ngành du lịch Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Để tranh thủ được lợi ích từ MRA-TP và quá trình hội nhập du lịch trong ASEAN, đòi hỏi ngành du lịch nước ta sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đồng thời có các chính sách thu hút và giữ nhân tài trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ.

■ Một số mô hình phát triển du lịch trong xu thế hội nhập


Nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển, đòi hỏi không chỉ có các loại hình du lịch truyền thống mà còn có cả các loại hình du lịch mới hiện đại. Trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế, ngành du lịch nước ta cũng đã có nhiều cách làm hay, nhiều mô hình du lịch mới ở một số địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Mô hình du lịch trách nhiệm ở Quảng Nam: Với lợi thế về di sản văn hóa, du lịch và được sự hỗ trợ của các tổ chức UNESCO, ILO…, Quảng Nam là địa phương sớm phát triển các loại hình du lịch trách nhiệm và bước đầu đã có những sáng kiến, mô hình du lịch mang tính bền vững. Điển hình là làng du lịch cộng đồng Bhờ Hôồng và Đhrôồng (huyện miền núi Đông Giang) thuộc Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg và ILO (Tổ chức lao động quốc tế) tài trợ cùng tỉnh Quảng Nam thực hiện từ tháng 6/2011 [132].

Đến với làng Bhờ Hôồng và Đhrôồng, du khách có thể ở lại qua đêm tại bản làng, trải nghiệm các hoạt động và dịch vụ như homestay, lưu trú tại nhà cộng đồng của làng, thưởng thức đồ ăn thức uống, tham gia các hoạt động thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, mây tre đan...), thực hiện các tour đi bộ trong rừng, thăm suối nước nóng, tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống…, đặc biệt với hướng dẫn viên du lịch cũng là người địa phương.

Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập - 9

Bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, Quảng Nam còn chú trọng phát triển sản phẩm thủ công mĩ nghệ - một trong những hoạt động cụ thể phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững tại địa phương. Quảng Nam cũng là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng và triển khai con dấu xác thực “Crafted in Quang Nam” dành cho các sản phẩm thủ công - mĩ nghệ sản xuất tại địa phương nhằm chứng minh nguồn gốc của món quà lưu niệm nhằm giúp du khách chọn đúng sản phẩm sản xuất tại Quảng Nam. Nhờ những mô hình mới đã giúp Quảng Nam đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần giới thiệu hình ảnh địa phương trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế.

- Mô hình dạy nông dân làm du lịch ở Lào Cai: từ lâu nơi đây đã nổi tiếng là một địa phương mạnh về du lịch cộng đồng trong cả nước. Bài học thành công của du lịch


cộng đồng ở Lào Cai là ở việc đề cao lợi ích của người dân và áp dụng hiệu quả cách dạy nông dân làm du lịch cộng đồng.

Thời gian trước đây, do không được đào tạo nên cách làm du lịch của người dân nơi đây thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được đúng sở thích, nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Trước thực trạng đó, Sở VH,TT&DL Lào Cai đã phối hợp mở nhiều lớp tập huấn, dạy nông dân cách làm du lịch. Từ khi được tập huấn kỹ năng làm du lịch, được các giảng viên “cầm tay, chỉ việc” thì cách làm du lịch của người dân tiến bộ vượt bậc, nhiều người có thể giao tiếp với khách nước ngoài khá lưu loát. Những hộ gia đình có đủ điều kiện kinh doanh nhà nghỉ lưu trú cho khách du lịch đã được cấp phép (nhiều nhất ở huyện Sa Pa và Bắc Hà) và các hộ dân làm du lịch thu nhập bình quân đầu người đạt 20-30 triệu/hộ/năm, cao gấp 5 đến 10 lần so với những hộ không làm du lịch cộng đồng, có một số hộ đạt 100 triệu đồng/năm, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số [133]. Bên cạnh đó, sự phát triển mô hình du lịch cộng đồng cũng đem lại cơ hội phát triển ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, trang sức bằng bạc...; các phong tục, sinh hoạt văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được giữ vững.

1.3.2. Phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ trong xu thế hội nhập‌

ĐNB hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển… Đây là vùng du lịch có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

■ Những thành tựu đạt được:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định ĐNB là 1 trong 7 vùng du lịch trọng điểm, giữ vị trí quan trọng hàng đầu và là cửa ngõ đón khách quốc tế lớn nhất của cả nước [85]. Những năm qua cùng với xu thế hội nhập của cả nước, du lịch vùng ĐNB đã đạt được những kết quả tăng trưởng vượt bậc cả về lượng khách, sự đa dạng về loại hình du lịch, dẫn đầu về các chỉ tiêu quy mô, chất lượng dịch vụ, thu nhập và tạo việc làm.

Năm 2010, toàn vùng đón tiếp và phục vụ trên 3,6 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 25% trong cơ cấu ngày khách quốc tế đến Việt Nam và 18 triệu lượt khách nội địa, chiếm 27% trong cơ cấu ngày khách nội địa [120]; Năm 2015, toàn vùng đón tiếp


khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế [118]. Tổng thu từ du lịch toàn vùng năm 2010 đạt trên 31.500 tỉ đồng (tương đương 1,54 tỉ USD), chiếm 28% tổng thu nhập du lịch cả nước [120]. Năm 2015 tổng thu của vùng đạt trên

68.000 tỉ đồng (khoảng 3,2 tỷ USD), chiếm tỉ trọng 22% tổng thu nhập du lịch cả nước [118]. Tổng thu từ du lịch tuy có tăng mạnh nhưng tỉ trọng giảm vì trong thời gian này ngành du lịch nước ta cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, tổng thu từ khách du lịch tăng lên khá nhanh. ĐNB cũng là vùng có sự đa dạng về các loại hình du lịch và chất lượng dịch vụ khá cao, giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân. Đến năm 2015 giải quyết được 278.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là

88.000 lao động [118].

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng ĐNB có chất lượng cao nhất cả nước, đặc biệt là số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều cơ sở vui chơi giải trí hiện đại. Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đội ngũ lao động trong vùng du lịch ĐNB nhiều về số lượng, có trình độ, kĩ năng tay nghề cao, có tố chất năng động, thông minh, cần cù, chịu khó và có tinh thần phục vụ cởi mở, mến khách, là nguồn nhân lực quan trọng góp phần tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập.

■ Những khó khăn, hạn chế:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường khách du lịch của vùng không ổn định, số lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế, chủ yếu tập trung ở địa bàn TPHCM; các tỉnh khác chưa có thị trường tiềm năng về khách du lịch quốc tế.

Sản phẩm du lịch trên địa bàn còn trùng lặp, đơn điệu; chất lượng sản phẩm du lịch không cao, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm du lịch trong khu vực và quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế;

Công tác đầu tư vẫn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên chưa định hình được các điểm du lịch có đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng trong bối cảnh nước ta đã tham gia AEC và thực thi MRA-TP.


Hội nhập gắn liền với liên kết, vấn đề liên kết vùng và kể cả liên kết quốc tế hiện nay rất hạn chế, khả năng liên kết của các doanh nghiệp du lịch còn chưa cao.

■ Một số mô hình phát triển du lịch trong vùng ĐNB:

Vấn đề hội nhập du lịch của vùng ĐNB tuy còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng cũng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên những thành tựu đó hầu như tập trung trên địa bàn TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây cũng là những địa phương có nhiều mô hình phát triển du lịch khá thành công trong những năm qua, đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay, hai địa phương này cũng khá nhạy bén với cơ chế thị trường.

- TPHCM: Là trung tâm du lịch lớn bậc nhất của cả nước, TPHCM có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng... Người dân thân thiện, năng động, mến khách, có kinh nghiệm làm du lịch. TPHCM luôn là địa điểm lý tưởng thu hút lượng lớn du khách hàng năm. Trong những năm qua đô thị này nổi tiếng với các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch MICE…, trong thời gian gần đây nổi lên mô hình du lịch trang trại ven sông. Để phát triển mô hình mới này, TPHCM đã đầu tư các bến thủy du lịch nội địa nhằm đưa khách du lịch trong và ngoài nước tiếp cận với mô hình du lịch sinh thái tại các huyện ngoại thành, tiêu biểu là huyện Củ Chi. Khi đến các vùng ngoại thành này, du khách sẽ được tham quan trang trại sản xuất của người dân, tham gia các hoạt động như: bơi thuyền trên sông, lội nước bắt cá, câu cá… Hiện địa phương này cũng đang khuyến khích cá nhân làm kinh tế trang trại, cổ vũ việc nuôi, trồng thực phẩm sạch kết hợp với việc phát triển du lịch. Mô hình này tuy khá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ tạo được nét mới, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch.

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhắc đến địa phương này, du lịch biển là loại hình chủ lực và đã được đầu tư, phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Ngoài du lịch biển, MICE, văn hóa tâm linh, mua sắm, giải trí… đã định hình từ nhiều năm qua, địa phương này còn có tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nhờ địa hình đa dạng, kết hợp hài hòa giữa biển, rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và giá trị nhân văn sâu sắc. Trong những những năm qua, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện một số điểm làm du lịch theo kiểu dựa vào tự nhiên, lấy tự nhiên làm nền tạo


không gian thư giãn, thoải mái cho du khách. Trong thời gian gần đây, địa phương này đang hướng đến phát triển thêm các tuyến du lịch đường sông nhằm tạo thêm sản phẩm mới lạ thu hút du khách, góp phần bảo tồn bền vững cảnh quan tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngoài các địa phương trên có ngành du lịch khá phát triển, các địa bàn còn lại trong vùng như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh hầu như sự phát triển còn tự phát, bị động về thị trường, sản phẩm du lịch còn đơn sơ, chậm thích ứng và gần như chưa đáp ứng yêu cầu PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌


Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng cho sự phát triển của du lịch nước ta trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa phương. Hội nhập là một vấn đề được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO và tham gia TPP (hiện nay là CPTPP).

Việc nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến khái niệm hội nhập giúp làm sáng tỏ vấn đề hội nhập trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Việc nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ tạo nền tảng vững chắc để vận dụng vào nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh trong thời kì hội nhập.

Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận PTDL, đề tài vận dụng vào nghiên cứu PTDL trong thời kì hội nhập quốc tế. PTDL thời kì hội nhập được hiểu là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, theo đó việc phát triển phải mang tính bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, nhằm phát triển cân đối hài hoà giữa kinh tế - xã hội - môi trường.

PTDL trong thời kì hội nhập cần phải hướng đến nhu cầu và xu hướng mới của du khách, đáp ứng các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế. Để đánh giá sự PTDL trong thời kì hội nhập, đề tài đã kế thừa và xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá PTDL với 10 tiêu chí, có liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí được đưa ra trên cơ sở kế thừa một số tiêu chí đánh giá PTDL theo hướng bền vững, đồng thời đề tài cũng đề xuất xây dựng một số các tiêu chí đánh giá hướng đến hội nhập trong PTDL.


Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH‌

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch‌

2.1.1. Vị trí địa lý‌

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng ĐNB, nằm trong tọa độ địa lí 10o57’ đến 11o47’ vĩ độ Bắc và 105o49’ đến 106o23’ kinh độ Đông (phụ lục 1). Lãnh thổ trải dài theo hướng bắc - nam khoảng 88 km và đông - tây khoảng 50 km. Ở phía đông, Tây Ninh giáp 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương với ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng có tổng chiều dài hơn 66 km. Phía đông nam giáp TPHCM với đường ranh giới dài hơn 20 km, tiếp giáp về phía nam là tỉnh Long An với chiều dài hơn 30 km. Về phía bắc và phía tây, Tây Ninh tiếp giáp 3 tỉnh Svay Riêng, Tbong Khmum (Cam Pông Chàm trước năm 2013) và Prey Veng của Cam-pu-chia có đường biên giới dài 240 km, với hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát cùng nhiều cửa khẩu lớn nhỏ khác.

Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 4.041,25 km2 bằng 1,22% diện tích tự nhiên của cả nước [7], với số dân 1.111.503 người bằng 1,25% dân số cả nước, mật độ dân số là 275 người/km2 [7]. Nằm ở phía tây nam của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 1.818 km, cách TPHCM, trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam 99 km, Tây Ninh có vị trí chiến lược quan trọng trong mối quan hệ giao thương quốc tế giữa nước ta với Cam- pu-chia và xa hơn là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tây Ninh lại nằm ở vị trí trung chuyển giữa hai trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của bán đảo Đông Dương là TPHCM và thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), đồng thời nằm trên tuyến đường Xuyên Á, có cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Điều đó tạo điều kiện cho Tây Ninh trở thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như thu hút khách du lịch quan trọng của nước ta với Cam-pu-chia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023