Danh Mục Các Lễ Hội Tỉnh Nghệ An


hiện đại của đô thị cộng thêm điều kiện tiếp xúc thuận tiện là lợi thế để phát triển các tuyến du lịch “city tour”.

Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi bật có khả năng khai thác phát triển du lịch:

* Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thủa nhỏ của Bác Hồ và những kỷ vật của gia đình. Nơi đây là tổng thể của các di tích khác như cụm di tích Hoàng Trù (quê ngoại, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngôi nhà cụ Hoàng Đường, khu mộ bà Hoàng Thị Loan,…). Khu di tích đươc Nhà nước xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia, hàng năm có trên 2 triệu lượt khách về thắp hương tưởng niệm và tham quan.

* Thành cổ Nghệ An: được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long, đến năm 1831 được xây dựng bằng đá có 3 cửa Tiền, cửa Tả. cửa Hữu. Đây là chứng tích ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử trong các triều đại nhà Nguyễn và lịch sử chống Pháp của nhân dân Nghệ An.

* Làng Vạc: Di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn. Làng Vạc được biết đến từ đầu những năm 70. Trong hơn 10 năm qua các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hóa tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn, cách đây chừng khoảng 2500 – 2000 năm trước với trình độ hoàn mỹ của ngề đúc đồng.

* Khu di tích Mai Hắc Đế: thuộc địa phần huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình tiêu biểu đó là đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.

* Đền Cuông – An Dương Vương: cách thành phố Vinh chừng 30km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi). Đây là nơi thờ An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 Âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông được nhân dân tổ chức trọng thể.


2.2.2.2. Lễ hội

Nghệ An là mảnh đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xưa, hơn nữa lại là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc. Lễ hội Nghệ An mang những nét đặc trưng cho truyền thống văn hóa nền lúa nước, gắn liền với mùa màng là một trong những nơi lưu giữ được những kho tàng của văn hóa dân tộc, có tính hấp dẫn đối với du khách đến tham qua nghiên cứu.

Các lễ hội trong năm thường diễn ra vào tháng Giêng, tháng hai, tháng ba hoặc tháng năm, tháng bảy âm lịch. Quy mô của mỗi lễ hội chỉ diễn ra trong xã hoặc huyện, kéo dài từ 1 đến 5 ngày, tối đa cũng chỉ 10 ngày. Nhìn chung, lễ hội ở Nghệ An có quy mô nhỏ hơn so với với các lễ hội lớn của cả nước như: hội chùa Hương, Đền Hùng, hội chùa Thầy…

Những lễ hội thường diễn ra ở nơi có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đền thờ các dòng họ như hội đền Cuông (Diễn Châu), hội đền thờ Thái phó Nguyễn Cảnh Hoan (Đô Lương); hoặc ven sông, núi, nơi có những cảnh quan tự nhiên đẹp như: Hội hang Bua (Quỳ Châu), hội đua thuyền (Cửa Lò)… Đặc điểm này cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch tại mỗi địa điểm ở trong tỉnh.

Bảng 2.3: Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An


Stt

Tên lễ hội

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

1

Lễ hội đền Chín

Gian

29/03 – 31/03

Huyện Quế

Phong

Cầu cho mưa thuận gió hòa

2

Lễ hội đền Cờn

21/01 Âm lịch

Xã Quỳnh

Phương, huyện Quỳnh Lưu

Cầu mong một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải

sản.

3

Lễ hội đền Cuông

14/02 – 16/02

Âm lịch

Xã Diễn Trung,

huyện Diễn Châu

Tưởng nhớ Thục An Dương

Vương, Cầu phúc, cầu tài.

4

Lễ hội đền Hồng

Sơn

20/08 Âm lịch

Phường Hồng

Sơn, TP Vinh


5

Lễ hội đền Nguyễn Xí

28/01 – 01/02

Âm lịch

Xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc

Lễ hội là dịp để con cháu và nhân dân tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao của thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí, thể hiện sự gắn kết giữa văn hoá dòng họ và

văn hoá làng xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 9



6

Lễ hội đền ông Hoàng Mười

08 – 10/10 Âm

lịch

Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên

Lễ hội là dịp để con cháu và nhân dân tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao của người anh hùng dân tộc quan Hoàng

Mười

7

Lễ hội đền Thanh Liệt

06 /02 – 07/02

Âm lịch

Làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam, Hưng Nguyên

Đây là lễ hội cầu ngư của dân làng Thanh Liệt, cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, làm ăn gặp nhiều may

mắn, sống yên vui, hạnh phúc

8

Lễ hội hang Bua

21/01 – 23/01

Âm lịch

Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào

dân tộc miền Tây Nghệ An.

9

Lễ hội Làng Sen

Tổ chức hàng năm nhân dịp sinh nhật Bác

19/05

Huyện Nam Đàn

Tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hồ

Chí Minh

10

Lễ hội làng Vạc

07 – 09/02 Âm

lịch

Thị xã Thái Hòa – huyện Nghĩa Đàn

Dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ ơn thân sông, thần núi đã

mang lại cuộc sống ấm no.

11

Lễ hội uống nước nhớ nguồn

27/07 Dương lịch

Huyện Anh Sơn

Dâng hương và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Việt Lào.

12

Lễ hội vua Mai

13/01 – 15/01

Âm lịch

Huyện Nam Đàn

Tưởng nhớ vua Mai Thúc

Loan

13

Lễ hội Cầu Ngư

06 – 07/01 Âm

lịch

Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu

Cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, đánh bắt được

nhiều hải sản.

14

Lễ hội đền Bạch Mã

09 – 10/02 Âm

lịch

Huyện Thanh Chương

Tưởng nhớ công ơn của vị tướng Phan Đà - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm

lược vào thế kỷ XV.

15.

Lễ hội đền Vạn Lộc

15-16/01 Âm

lịch; được tổ chức 3 năm một lần

Thị xã Cửa Lò

Tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi cùng các vị thần được thờ trong đền và cầu sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu. Nhằm ôn lại không khí hào hùng một thuở, đồng thời là

nhịp cầu gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai.



16.

Lễ hội du lịch Cửa Lò

30/04 và 01/05 Dương lịch hàng năm

Thị xã Cửa Lò

Khai mạc mùa du lịch biển Cửa Lò, quảng bá rộng rãi hình ảnh Cửa Lò tới du khách trong và ngoài nước.

17.

Lễ hội đền Quả Sơn

20/01 Âm lịch

Huyện Đô Lương

Tưởng nhớ và tri ân Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn. Ông là người có công lao to lớn trong việc giữ vững được bờ cõi, phát triển sản xuất ở vùng biên ải Hoan Châu.

(Nguồn: website http://ngheantourism.gov.vn)


- Một số lễ hội tiêu biểu có khả năng khai thác phát triển du lịch:

* Lễ hội du lịch Cửa Lò: diễn ra vào hai ngày 30/04 và 01/05 hàng năm.

Lễ hội được tổ chức kết hợp với lễ hội sông nước truyền thống trên cơ sở lễ hội đền Vạn Lộc, tạo ra một nét văn hóa độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mở đầu cho mùa du lịch tại vùng biển Cửa Lò. Phần lễ cũng bao gồm các phần từ lễ khai quang, lễ yết cáo…đến khi xong thì có lễ tạ, tất cả đều diễn ra ở đền Vạn Lộc. Riêng lễ rước kiệu xuất phát từ đền Vạn Lộc rước về quảng trường Bình Minh – trung tâm của thị xã Cửa Lò đã thu hút hàng vạn người xem. Đoàn rước có đến hàng nghìn người tham gia, với đầy đủ chiêng trống, đội múa lân, kiệu rước được trang trí lộng lẫy, cờ hoa rợp trời, áo quần sặc sỡ tạo nên một không gian văn hóa đa chiều để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như: chương trình văn nghệ “nối vòng tay biển” do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn; bóng chuyền bãi biển; kéo co, cầu lông, chọi gà, cờ người; trưng bày ảnh các di tích lịch sử, thắng cảnh của Cửa Lò và Nghệ An trong quá trình chiến đấu và xây dựng quê hương. Một hoạt động đặc biệt không thể thiếu trong lễ hội du lịch biển Cửa Lò đó là hội đua thuyền truyền thống thu hút hàng vạn người xem và cổ vũ nào nhiệt. Hội đua không những làm sống lại


một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân biển mà còn trở thành một hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc trên bãi biển Cửa Lò.

Hình 2.3. Đua thuyền trong lễ hội du lịch Cửa Lò


* Lễ hội Làng Sen: Cách đây tròn 30 năm, Liên hoan toàn quốc “Tiếng hát Làng Sen” lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 5/1982. Sau đó, Liên hoan được nâng cấp thành Lễ hội làng Sen tổ chức hàng năm theo quy mô cấp tỉnh và 5 năm một lần ở cấp quốc gia. Trải qua hàng chục lần tổ chức, sức lan tỏa của Lễ hội làng Sen ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 hàng năm, đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, đồng thời nhân rộng và phát triển các hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng cả nước trên bình diện sáng tác, biểu diễn, khai thác và phổ biến nhằm giữ gìn di sản văn hóa - văn nghệ ở từng địa phương, góp phần bổ sung lực lượng nòng cốt cho phong trào văn nghệ quần chúng và cho hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Ngoài hạt nhân là Liên hoan Tiếng hát làng Sen, Lễ hội làng Sen còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính lễ nghi đặc trưng như lễ rước ảnh Bác Hồ theo hành trình từ quê ngoại về quê nội của Bác, lễ chào cờ, hát lãnh tụ ca, dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác của chính nhân dân quê hương Nam Đàn tổ chức, biểu thị lòng ngưỡng vọng của nhân dân Nam Đàn nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ kính yêu.


Hình 2.4: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Làng Sen

* Lễ hội đền Cuông: được diễn ra vào ba ngày từ 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Lễ hội diễn ra để tưởng nhớ Thục An Dương Vương, người có công trong việc hợp nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, biến vùng Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước và nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà. Thất bại trong cuộc giữ nước Thục An Dương Vương chọn vùng đất Diễn Châu làm nơi yên nghỉ. Ngày 14/02 tại đền Cuông tổ chức lễ yết cáo, sang ngày 15 tổ chức lễ rước kiệu thần từ đền Cuông về đình làng Cao ái để vua Thục xem hội, hưởng lễ vật và ban phúc lành cho dân, rồi lại rước kiệu thần về đền. Lúc này, tổ chức lễ tế thần, mỗi năm có một kỳ đại tế gọi là quốc tế, lễ tế thân phải có đủ tam sinh (trâu hoặc bò, lợn và gà). Kỳ đại tế hàng tổng rất long trọng, khu đền rợp cờ, lọng, tàn, trống chiêng vang dậy cả vùng. Phần hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ từ xưa đến nay.

* Lễ hội Hang Bua: Lễ hội Thẳm Bua tại danh thắng Quốc Gia Thẳm Bua xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu - Nghệ An diễn ra trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng Hai năm Nhâm Thìn (tức ngày 21 đến 23 tháng Giêng). Đây là một lễ hội truyền thống


mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng đầy đủ ý nghĩa tâm linh trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc tại khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An mới được khôi phục và tổ chức từ năm 1996 sau khi được Bộ VHTT công nhận và cấp bằng Danh thắng Quốc gia năm 1996.

2.2.2.3. Các đối tượng gắn với dân tộc học

Trên địa bàn lãnh thổ tỉnh Nghệ An có 26 dân tộc ít người chiếm khoảng 2% tổng dân số của tỉnh. Những dân tộc ít người bao gồm người Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông (Mèo), Ơ Đu, Chứt, người Lào, người Hoa…Chủ yếu sống ở vùng núi và núi cao.

Nghề sống chính của các dân tộc ít người là trồng lúa nương và lúa nước, trồng cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.

+ Dân tộc Thái: chiếm 72% dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Con Cuông và vùng Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái có cầu nước trời, hội rượu cần, múa xòe vòng tròn, ném còn, giã cốm trong cối hình thuyền. Các lễ hội này thường diễn ra vào mùa xuân và tháng 3. Dân tộc Thái có các sản phẩm dệt thủ công và thêu tay như chiếc khăn đội đầu gọi là khăn piêu, các cạp váy, các túi đeo vai dệt hoặc thêu các hoa văn, đồ đan lát như giỏ đựng cơm, đựng chăn màn.

Sản phẩm đặc trưng nhất của người Thái vùng Nghệ An là dệt thổ cẩm và dệt vải trắng sọc đạt trình độ cao, hoa văn sinh động và tinh xảo.

+ Dân tộc Mán Thanh có lễ hội đặc trưng là lễ hội Xăng khan, ngoài ra cũng có những lễ hội và văn hóa như dân tộc Thái.

+ Dân tộc Thổ (còn gọi là người Mường) cư trú chủ yếu ở huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; một số ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Có lễ hội chơi xuân sắc bùa vào dịp tết nguyên đán, tục đánh trống đồng, múa sạp tổ chức trong lễ hội, lễ cưới và mừng ngày mùa. Loại này cũng có cả trong dân tộc Thái, hát đối đáp giữa nam và nữ thanh niên, thường tổ chức vào những đêm trắng sáng xung quanh vò rượu cần.


Văn hóa phẩm của dân tộc Thổ Nghệ An nổi tiếng về các đồ dệt thủ công có nhiều hoa văn độc đáo như các mặt chăn, cạp váy, các đồ đan lát.

+ Dân tộc H’Mông: Sống chủ yếu ở vùng núi cao thuộc huyện Kỳ Sơn, sát biên giới với Lào. Về mùa xuân, người H’Mông thường tổ chức hội chơi núi, gọi là hội Sài Sán. Ở đây đồng bào thi hát, thi múa khèn, thi cưỡi ngựa, thi bắt nỏ và thi ném còn (gọi là quả Pa Pao). Những tấm chăn, cái địu, váy áo, mũ trẻ con của người H’Mông là những tác phẩm nghệ thuật được làm rất công phu.

+ Dân tộc Khơ Mú: cư trú tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Họ có lễ hội đặc sắc là lễ cầu mùa (lễ mừng mùa Măng mọc), đồng bào dân tộc thường múa các điệu múa cầu mưa và hát các bài hát cầu mưa.

+ Dân tộc Ơ Đu: cư trú lẻ tẻ ở các xã thuộc huyện Tương Dương. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ mừng Sấm ra. Trong lễ này, đồng bào nhảy múa ca hát những bài ca điệu múa liên quan đến tục thờ thần mặt trời, một tục lệ cổ của cư dân vùng Đông Nam Á.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghệ An một địa hình hội đủ các đặc điểm, từ núi cao, trung du, cho đến đồng bằng. Sự sinh sống và phát triển của các dân tộc ít người với nhiều giá trị văn hoá mang bản sắc riêng, cùng với sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đầy cuốn hút. Trong đó, du lịch cộng đồng được xem là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Sự đa dạng về thành phần dân tộc cùng sinh sống trong một địa bàn cư trú nhất định, đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Ở Nghệ An hiện nay, chủ yếu ở khu vực Miền Tây, nhiều dân tộc vẫn còn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống từ xa xưa của mình. Đồng bào Thái với câu lăm, điệu khắp; đồng bào Khơ mú với điệu hát tơm lôi cuốn; hay đồng bào Mông với bộ trang phục hoa văn sặc sỡ cùng điệu múa xòe làm say lòng người. Đó là chưa kể đến việc có thể kết hợp giữa du lịch cộng đồng với du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh.

Hiện nay, ở các huyện miền núi phía tây Nghệ An, việc giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, đã được các địa phương hết sức chú trọng. Nhiều bản Thái cổ đã được giữ gìn, khôi phục: bản Yên Thành (xã Lục Dạ), bản Tờ, bản Nưa (xã Yên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023