Khách Du Lịch Đến Bắc Trung Bộ Giai Đoạn 2000 - 2010


gấp 2,5 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa đạt 10,2%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010.

Về cơ cấu khách theo thị trường và mục đích du lịch, thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan,Ôxtrâylia…Về mục đích đến Việt Nam, số khách đi du lịch chiếm hơn 40%, sau đó là lý do thương mại 24%, thăm thân 22% và các mục đích khác 14%. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không 60%, tiếp theo là đường bộ 32% và đường thủy 8%.

b. Doanh thu

Do lượng khách du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nên doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000, doanh thu đạt 17,4 nghìn tỷ thì đến năm 2005 lên 30 nghìn tỷ đồng và năm 2009, do ảnh hưởng của dịch cúm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lượng lượt khách du lịch giảm tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam đã có những tháo gỡ kịp thời, doanh thu vẫn tăng lên 68 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2010 doanh thu du lịch đạt 96 nghìn tỷ đồng.

c. Cơ sở lưu trú

Trong những năm qua, số cơ sở lưu trú tăng nhanh dựa trên việc cải tạo cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới theo hướng chuyên nghiệp hóa. Sự tăng nhanh được thể hiện ở cả 2 mặt: số lượng và chất lượng. Về số lượng, từ 3.267 khách sạn năm 2000 đã tăng lên 3.810 khách sạn năm 2005 và đạt 12.000 khách sạn năm 2010 với tổng số phòng là 235.000 phòng. Đến hết năm 2010, cả nước có 391 khách sạn đạt chuẩn trên 3 sao (46 khách sạn 5 sao; 110 khách sạn 4 sao; 235 khách sạn 3 sao) với tổng số phòng 41611 phòng.

Các cơ sở lưu trú của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu tại các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng khách sạn 5 sao. Các khách sạn 5 sao hàng đầu như: Sofitel Plaza Hà Nội, Melia Hà Nội, Rex Hotel (Hồ Chí Minh), Majestic (Hồ Chí Minh), Sunrise (Nha Trang), Furama (Đà Nẵng)…


Ngoài các cơ sở lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí ở nước ta đã và đang được phát triển và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng yêu cầu của đông đảo du khách. Tiêu biểu như: Suối Tiên, Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, khu du lịch Kỳ Hòa (Hồ Chí Minh); Công viên nước Hồ Tây, khu du lịch Thác Đa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội). Bên cạnh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số địa phương khác cũng đang đẩy mạnh việc phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao nhằm thu hút du khách.

d. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Trong những năm qua, nguồn lao động trong ngành du lịch của nước ta đã không ngừng tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng.

Về mặt số lượng, số lao động (trực tiếp và gián tiếp) nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của hai nhóm đối tượng này là không đồng đều.

Bảng 1.1. Số lao động du lịch trong ngành du lịch Việt Nam


Năm

2000

2005

2008

Lao động trực tiếp

22.594

165.397

269.096

Lao động gián tiếp

1.984

112.537

244.970

Tổng số

24.578

277.934

514.030

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 6

(Nguồn: Địa lí du lịch Việt Nam – Tr.200)


Về mặt chất lượng, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên và tạo thành đội ngũ nòng cốt phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lao động này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số lao động của ngành. Trong ngành Du lịch của nước ta còn nhiều hạn chế như chưa đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng và chất lượng. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn (hơn 50% năm 2009), trình độ ngoại ngữ, năng lực nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Đặc biệt, lao động trong ngành còn thiếu tác phong công nghiệp, chưa thật sự gấn bó với nghề, ngoại trừ lao động ở một số trung tâm du lịch lớn.


e. Xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch

Những thành tựu đã và đang đạt được đã mở ra cho du lịch Việt Nam những vận hội mới. Hình ảnh du lịch Việt Nam đã khẳng định được những nét riêng độc đáo với dấu ấn của một số thành phố du lịch rất đậm nét trong lòng du khách: “Hà Nội – thành phố phục hưng của Đông Nam Á”, “Thành phố Hồ Chí Minh – sự pha trộn đầy quyến rũ giữa quá khứ và hiện tại”, “Nha Trang – biển nhiệt đới Việt Nam”. Bên cạnh khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa tạo ra các sản phẩm du lịch truyền thống (du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển, núi, du lịch chữa bệnh…) nhiều loại hình du lịch mới: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề không những được đầu tư phát triển mà còn nhận được sự hỗ trợ tích cực của một số quốc gia và tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Hiệp hội các trường đại học – cao đẳng Canada (ACCC)… góp phần xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương.

Hoạt động du lịch của nước ta đã có bước phát triển mới góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngành nghề thủ công; thúc đẩy giao thông, văn hóa, thông tin và giao lưu các vùng miền trong nước và quốc tế. Những hiệu quả kinh tế - xã hội mà du lịch đem lại là động lực thúc đẩy đầu tư cho sự phát triển vững chắc của ngành. Vận hội mới đang mở ra cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội tốt để đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch, hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới.

1.2.2. Hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ‌

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông – Tây. Diện tích toàn vùng là 51,5 nghìn km2, với số dân 10.092 nghìn người, mật độ dân số 196 người/km2. Phía Bắc vùng giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào và phía Đông là biển Đông.


Nét đặc sắc, đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mảnh đất chịu nhiều thử thách qua các biến động lịch sử dân tộc đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ một tiềm năng du lịch phong phú, có giá trị thu hút cao đối với du khách và phát triển đủ các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát, tắm biển đến thể thao, nghiên cứu.

Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, vừa có núi ở phía Tây (dãy Trường Sơn), vừa có biển ở phía Đông (biển Đông) với chiều dài 670km nên tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ phong phú và đa dạng như núi, hang động, nước khoáng, hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá và đặc biệt là du lịch biển. Cùng với bề dày lịch sử dân tộc, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản văn hóa thế giới là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, di tích thành nhà Hồ, 1 di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới (Tây Nghệ An) và hơn 550 di tích văn hóa – lịch sử được xếp hạng quốc gia, đứng thứ 2 trên 7 vùng kinh tế cả nước (sau vùng Đồng bằng sông Hồng), chiếm 16% tổng số di tích xếp hạng quốc gia cả nước (năm 2010).

Bắc Trung Bộ cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị gia nổi tiếng, là nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu số Việt Nam điển hình là Thái, Mường, Chứt, Pa Cô, Cơ tu, Tà Ôi, Bru – Vân Kiều… với các bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho tàng văn hóa dân gian, ẩm thực..hệ thống di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc… là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với hoạt động du lịch.

Vùng Bắc Trung Bộ có hơn 1.200km đường biên giới với CHDC Lào với hệ thống các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính quan trọng bên cạnh hệ thống cửa khẩu là các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ đường biên là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biên giới.

Tài nguyên du lịch nổi trội toàn vùng gồm:

-Hệ thống di sản (tự nhiên và văn hóa), di tích lịch sử cách mạng


-Cảnh quan thiên nhiên gắn với dãy Bắc Trường Sơn

-Hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá

-Biển, đảo

-Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số dọc miền Tây của vùng

-Đường biên giới với các cửa khẩu quốc tế, chợ đường biên.

Các điểm tài nguyên nổi bật như: Sầm Sơn, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Kim Liên, Cửa Lò (Nghệ An); Ngã Ba Đồng Lộc, lưu niệm Nguyễn Du, Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Di tích chiến tranh chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ ở Quảng Trị; Cố đô Huế, Lăng Cô – Cảnh Dương , Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)…

Nắm bắt tiềm năng của vùng, trong những năm qua các tỉnh Bắc Trung Bộ đã không ngừng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Đáng kể nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Cho đến nay, mạng lưới giao thông của vùng gồm quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất và các tuyến đường ngang là các quốc lộ 7,8,9. Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong vùng, đặc biệt có giá trị du lịch to lớn. Thông qua các quốc lộ chính nêu trên, vùng Bắc Trung Bộ còn kết nối, giao lưu với nước bạn Lào thông qua hệ thống các cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu quan trọng như Nà Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Toàn vùng có 3 sân bay : sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), trong đó Phú Bài là sân bay quốc tế. Các sân bay trong vùng đang được nâng cấp phục vụ tốt việc kết nối giữa vùng với các trung tâm kinh tế của đất nước (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc đang được đầu tư cải tạo góp phần phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.


Bảng 1.2: Khách du lịch đến Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 - 2010



Đơn vị tính

2000

2005

2007

2008

2009

2010

Khách du lịch

Nghìn người

1796,6

4347,2

6282,8

7139,6

7589,7

9650,1

Khách quốc tế

So với cả nước

Ngìn người

%

245,6

6,0

480,8

5,6

832,6

7,1

979,7

7,5

824,9

6,1

731,4

5,0

Khách nội địa

So với cả nước

Ngìn người

%

1550,4

8,3

3866,4

9,6

5450,2

9,9

6159,9

10,2

6764,8

10,0

8918,4

12,2

(Nguồn: Tổng cục du lịch) Ngành du lịch của vùng phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2000, cả vùng chỉ mới đón được 1,8 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 13,7%) thì đến năm 2010 đã lên đến 9,6 triệu lượt khách (khách quốc tế 7,3%). Tốc độ tăng trưởng

bình quân hàng năm về khách du lịch trong giai đoạn 2000 – 2010 đạt 15%.

Số cơ sở lưu trú cũng tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng nguồn khách du lịch tới vùng. Năm 2000, vùng có 508 số cơ sở lưu trú chiếm 13,6% so với cơ sở lưu trú cả nước, năm 2005 tăng lên 882 số cơ sở và đến hết năm 2010, toàn vùng có 1587 số cơ sở với 34 251 phòng chiếm 13,1% số cơ sở lưu trú cả nước. Toàn vùng có 1 khách sạn 5 sao là Imperial Hotel (Thành phố Huế). Số lượng các khách sạn từ 3 đến 5 sao còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong hệ thống khách sạn toàn vùng.

Với sự tăng trưởng nguồn khách, doanh thu du lịch cũng tăng lên. Năm 2000 doanh thu du lịch toàn vùng đạt 507,5 tỉ đồng , năm 2005 tăng lên 1318,8 tỉ đồng và năm 2010 tăng lên 3864 tỉ đồng chiếm 3,8% doanh thu cả nước.

Biểu đồ 1.3: Doanh thu du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010


Tỷ đồng

3864

2940.5

3260.8

1765.6

1318.8

507.3

5000


4000


3000


2000


1000


0

2000 2005 2007 2008 2009 2010


(Nguồn: Tổng cục du lịch)

Năm


Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động toàn vùng, nhờ đó lao động trong ngành du lịch có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2000, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch vùng đạt 8 650 người thì đến hết năm 2010, số lao động toàn vùng là 29 240 tăng gấp 3,4 so với năm 2000, chiếm 6,1 % số lao động hoạt động trong ngành du lịch của cả nước.

Bảng 1.3. Số lao động trong ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010


Đơn vị

2000

2005

2007

2008

2009

2010

Lao động

Người

8650

17040

21733

23419

26075

29240

So với cả nước

%

9,2

6,2

5.6

5.5

5.9

6.1

(Nguồn: Tổng cục du lịch)

Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là:

- Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế).

- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống: di sản văn hóa thời nhà Nguyễn ở Huế.

- Du lịch biển và đầm phá, du lịch văn hóa và lễ hội

- Du lịch nghủ dưỡng biển (biển Lăng Cô – Cảng Dương, biển Thiên Cầm, biển Cửa Lò)

- Du lịch biên giới, cửa khẩu

- Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tại các vườn quốc gia như: Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Bạch Mã.

- Tham quan nghiên cứu các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: tuyến đường mòn Hồ Chí Minh (con đường huyền thoại).

- Di sản văn hóa các dân tộc ít người ở các huyện vùng cao


Định hướng đến năm 2020, vùng du lịch Bắc Trung Bộ sẽ đón hơn 13 triệu lượt khách (3 triệu lượt khách quốc tế) với tổng doanh thu từ du lịch đạt 1 820 triệu USD. Du lịch vùng tập trung chủ yếu ở các địa bàn trọng điểm:

- Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam…

- Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.

- Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô – Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…

Nhìn chung, Bắc Trung Bộ là vùng đất lý tưởng để khai thác phát triển du lịch với điều kiện tự nhiên phong phú cùng giá trị văn hóa độc đáo. Trong những năm tới, cần có chiến dịch quảng bá về thương hiệu, gây ấn tượng về sản phẩm du lịch đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có kế hoạch lâu dài và quy mô trong đào tạo nhân lực, cung cấp đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch có trình độ, hiểu biết về đặc trưng của vùng. Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du khách tại các điểm tham quan. Và cơ bản là tạo sự liên kết giữa các địa phương, bảo toàn hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ sinh thái nhân văn kết hợp khai thác có hiệu quả tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023