Xếp Hạng Ưu Tiên Theo Tiêu Chí Trong Hệ Thống Bảo Tồn


* Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỉ m3.

2.2.1.4. Sinh vật

* Tài nguyên rừng

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, hệ động thực vật đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như là tiềm năng quý giá để khai thác và phát triển du lịch.

Tính đến năm 2010, diện tích rừng của tỉnh Nghệ An là 876 468 ha, độ che phủ cao 51,5% (2010). Rừng tự nhiên chiếm 738 211 ha và diện tích rừng trồng là 138 252 ha, được quy hoạch dưới 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó rừng đặc dụng chiếm 18,32% (trong tổng số đất lâm nghiệp có rừng)

– đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch. Phần lớn diện tích rừng giàu tập trung ở những khu vực vùng sâu, vùng xa có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

Nhìn chung, rừng của tỉnh Nghệ An có hệ thống động, thực vật phong phú về loài và số lượng. Trong đó, nhiều loài quý hiếm không những có giá trị kinh tế cao mà còn mang ý nghĩa khoa học lớn.

- Về thực vật: Thảm thực vật Nghệ An gồm có rừng, thuộc kiểu rừng lá kim Á nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng và rừng kín lá rộng thường xanh nửa rụng lá. Những khu vực còn rừng nguyên sinh hiện nay là biểu hiện đặc trưng của rừng giàu nhiệt đới Việt Nam. Theo thống kê có tới hơn 1513 loài thực vật bậc cao thuộc 159 họ, 545 chi và 986 loài cây thân gỗ; chưa kể đến các loài thân thảo, thân leo và hạ tầng. Trong tổng số trên có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Các loài thân gỗ tiêu biểu như: Bách xanh, Thông Đỏ, Thông Tre, Thông Pà Có, Thông Đà Lạt, Thủy Trùng, gỗ Cẩm Lai, gỗ Gõ đỏ, gỗ Giáng Hương, Pơ Mu, Lim…Nhiều loài cây thuốc, dược liệu quý hiếm như: Ba Gạc, Ba Kích, Bách Hợp, Sa Nhân, Thảo Quả..

- Về động vật: Có 241 loài của 86 họ và 28 bộ, trong đó có 64 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.


Hình 2.2: Sao La – động vật quý hiếm ở Nghệ An


* Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Nghệ An là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có khu dự trữ sinh quyển mang tầm thế giới. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007 với trung tâm là Vườn quốc gia Pù Mát. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về habitas và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn. Trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).


Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt - Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn...; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc. Đặc biệt có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (còn khoảng 3.000 nhân khẩu ở huyện Con Cuông) và dân tộc Ơ Đu (còn khoảng 570 nhân khẩu ở huyện Tương Dương). Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người với các đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin, Pù Mát....

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm 3 vùng lõi chính: Vườn quốc gia Pù Mát (vùng lõi 1), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (vùng lõi 2), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (vùng lõi 3) và vùng chuyển tiếp, vùng đệm.

- Vườn quốc gia Pù Mát: Pù Mát là khu vực còn rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu của Nghệ An nói riêng và Bắc Trường Sơn nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động vật, thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật.

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973 thì Vườn quốc gia Pù Mát có đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ, đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo.

Đa dạng loài và vốn gen : Khu hệ thực vật, trong số gần 2500 loài đã biết thì có gần 2000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%. Đây là dạng sống


chiếm ưu thế và là yếu tố chủ đạo cấu thành hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật, các loài thú mới được phát hiện ở đây: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường, Thỏ vằn Trường sơn đã làm sửng sốt các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hiện có 130 loài thú lớn và nhỏ; 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài cá, 39 loài dơi ( có những loài dơi chỉ có duy nhất ở Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan), 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác. Trong đó có 68 loài quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi đang lưu giữ vốn gen quý của hệ động thực vật Việt Nam.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Khu bảo tồn này nằm trong phạm vi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam với đỉnh cao nhất là Pù Hon cao 1447 m. Tuy diện tích không lớn bằng Vườn quốc gia Pù Mát nhưng ở đây có đủ các loại hình thảm thực vật đã có mặt ở Pù Mát.

Đa dạng loài và vốn gen: Theo thống kê sơ bộ thì ở đây có khoảng 1200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 533 chi của 138 họ, trong đó có 33 loài quý hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ.Có 8 loài quý hiếm và đặc hữu là Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc mông trắng, Cu li nhỏ, Vượn đen tuyền, Chà vá, Báo hoa mai, Trĩ sao và Gà lôi trắng. Số loài động vật đã phát hiện được ở Pù Huống bao gồm: lớp lưỡng cư có 17( 25) loài, thuộc 6 họ, 1 bộ; lớp bò sát có 35 (62) loài, thuộc 14 (15) họ, 2 bộ, trong đó có 13 loài rùa; lớp chim có 176 loài, thuộc 42 họ, 7 bộ; lớp thú có 63 loài, thuộc 24 họ.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt:

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Đại diện của 4 lớp quần hệ là rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ đều có mặt ở đây, đặc tính nguyên sinh của rừng ở đây còn cao. Ở độ cao trên 2000 m thường có mặt các đại diện của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Chè.

Đa dạng loài và vốn gen: Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 600 loài trong khoảng 1500 loài, trong đó có 30 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.


Động vật: Đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, 8 loài bò sát quí hiếm: Rùa núi viền, Rùa hộp trấn vàng, Rùa đầu to, Rùa đất, Hổ mang, Trăn đất, Trăn gấm. Khu hệ chim 131 loài, các loài quí hiếm như: Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng, Công, Hồng hoàng, Niệc hung, Cắt nhỏ bụng trắng.

Bảng 2.1: Xếp hạng ưu tiên theo tiêu chí trong hệ thống bảo tồn

(1: thấp nhất; 2: thấp; 3: trung bình; 4: cao; 5: cao nhất)



VQG Pù Mát

Khu BTTN Pù

Huống

Khu BTTN Pù

Hoạt

Địa chất

3

1

3

Cảnh quan

4

3

3

Đa dạng sinh học

5

4

5

Độ che phủ rừng

5

4

5

Giá trị sinh cảnh rừng

5

3

5

Nguồn gen loài

5

3

4

Quy mô diện tích tự nhiên

5

5

4

Mức độ khả thi tích cực

5

5

4

Tổng điểm

39/40

28/40

33/40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 8

(Nguồn: website www.pumat.vn) Sự đa dạng về hệ sinh thái và nguồn động thực vật phong phú từ lâu đã khá nổi tiếng ở vùng Tây Nghệ An, kết hợp với hệ thống đồi, núi, suối, thác ở đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu và du lịch mạo hiểm…Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên này chưa được khai thác hợp lý để đem lại sự giàu có cho tỉnh Nghệ An, phần nhiều còn dưới dạng tiềm năng hoặc chỉ mang ý nghĩa cấp tỉnh và lân cận. Trong thời gian tới cần tích cực đầu tư, bảo tồn và khai thác hiệu quả tiềm năng này như một thế mạnh

để phát triển loại hình du lịch đang được ưa thích hiện nay – du lịch sinh thái.

* Tài nguyên biển

Nghệ An có đường bờ biển dài 82km, dọc bờ biển có 6 cửa lạch độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Khu vực biển có nhiều loại hải sản phong phú


hàng năm sản lượng khai thác từ 20 000 đến 25 000 tấn, nhiều khu vực trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước như Cửa Hội. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở phía Bắc với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải, cùng với cảnh quan kỳ thú của vùng biển đã tạo ra tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch biển. Nghệ An không chỉ có Cửa Lò mà còn có hệ thống bãi biển đẹp, nguyên sơ như bãi biển Đông Hồ - Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), bãi Lữ - Mũi Rồng Nghi Thiết (Nghi Lộc) và các bãi trên các đảo Hòn Ngư, Hòn Mắt…Tiềm năng tài nguyên biển còn phải nói đến hệ thống cảng biển, khu chế biến và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nghề muối…đều có thể tổ chức các dịch vụ cho du khách tham quan. Biển Nghệ An có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ để giao lưu kinh tế với bên ngoài thông qua cảng Cửa Lò.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn‌

2.2.2.1. Các di tích văn hóa – lịch sử

Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nói đến Nghệ An không thể không nói đến du lịch văn hóa – lịch sử. Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất này một bề dày văn hóa lịch sử, một kho tàng văn hóa kiến trúc. Thêm vào đó, bản lĩnh cốt cách con người xứ Nghệ nhiệt tình, cần kiệm, giản dị hiếu học, đoàn kết và giàu nghị lực được đúc kết, rèn luyện qua nhiều thời đại trong những cuộc đấu tranh gian khó để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính sản sinh ra những danh nhân lịch sử, các nhà khoa học, các nhà văn hóa nổi tiếng như: chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa của nhân loại, Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu…


Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và mật độ phân theo huyện, thị xã và thành phố

Huyện, Thị xã,

Thành phố

Diện tích tự nhiên (km2)

Tổng di tích

được xếp hạng

Mật độ di tích được xếp hạng (di tích/100km2)

Anh Sơn

673,8

03

0,4

Con Cuông

1 638,3

02

0,1

Diễn Châu

303,9

29

9,5

Đô Lương

356,2

18

5,1

Hưng Nguyên

147,8

23

15,5

Kỳ Sơn

1 891,7

01

0,05

Nam Đàn

300,7

30

9,9

Nghi Lộc

395,5

12

3,1

Nghĩa Đàn

657,9

02

0,3

. Quế Phong

1 857,1

01

0,05

. Quỳ Châu

1 073,9

02

0,2

. Quỳ Hợp

988,2

0

0

. Quỳnh Lưu

577,7

26

4,5

. Tân Kỳ

719,8

02

0,3

. Thanh Chương

1 161,4

26

2,2

. TP. Vinh

771,8

13

1,7

. Tương Dương

2 844,6

01

0.03

. TX. Cửa Lò

29,0

09

31,0

. Yên Thành

562,0

34

6,1

Tổng

16 490,7

234

1,4

(Nguồn: Sở Văn hoa – Thông tin – Du lịch Nghệ An)

- Về số lượng các di tích: Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Nghệ An cho biết đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 1395 di tích văn hóa – lịch sử được nhận biết (gồm 1283 di tích lịch sử, 67 di tích danh thắng, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật và 15 di tích khảo cổ học). Trong đó có 126 di tích văn hóa – lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) được công nhận là di tích đặc


biệt quan trọng và 109 di tích cấp tỉnh. Phần lớn các di tích được xếp hạng là nhóm các di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa. Đặc biệt, nhóm di tích danh thắng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là đối tượng thu hút nhiều nhất lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

- Về mật độ di tích được xếp hạng: Căn cứ vào thực tế của tỉnh, có thể chia làm

4 mức độ cho các huyện: Dày: trên 10 di tích/100km2; Khá dày 6 - 10 di tích/100km2; Trung bình 2 - 5 di tích/100km2; Thưa: dưới 2 di tích/100km2.

Những huyện có mật độ di tích dày gồm: Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò Những huyện có mật độ di tích khá dày: Yên Thành, Nam Đàn, Diễn Châu

Huyện có mật độ di tích trung bình: Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc

Huyện có mật độ di tích thưa: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Thành phố Vinh.

Với diện tích 16490,7 km2 và số lượng 234 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn

tỉnh, mật độ di tích được xếp hạng là 1,4 di tích/km2. Đây là con số khá lớn so với mật độ di tích trung bình của cả nước (0,3 – 0,4 di tích/km2).

- Về chất lượng di tích: Mặc dù trong những năm gần đây đã được quan tâm trùng tu và bảo tồn, nhưng cho đến nay có thể thấy chất lượng các di tích trên địa bàn tỉnh không cao. Do sự phá hủy của thời gian, chiến tranh, thiên tai và ý thức bảo tồn chưa thỏa đáng một số di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số các di tích phân bố ở vùng sâu vùng xa gây nhiều cản trở cho công tác bảo tồn, trùng tu.

- Khả năng khai thác du lịch: Với số lượng di tích lịch sử - văn hóa khá lớn đã thể hiện rõ nét những đặc trưng riêng, hài hòa giữa tính bản sắc và truyền thống. Một số di tích có tính độc đáo và điển hình đủ sức thu hút khách gần xa. Hệ thống di tích gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và một số danh nhân là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch văn hóa có giá trị nhân văn to lớn. Thành phố Vinh – nơi tập trung số lượng di tích lớn nhất toàn tỉnh, với nét đẹp lịch sử kết hợp với sự

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí