Vị Trí Tỉnh Nghệ An Trong Chiến Lược Phát Triển Du Lịch‌


Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN‌

Nghệ An có diện tích tự nhiên 16 490,7 km2 chiếm 32% diện tích vùng Bắc

Trung Bộ và 3,4% diện tích cả nước, đứng đầu 63 tỉnh, thành phố. Số dân là 2917,4 nghìn người năm 2010, đứng thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa) và thứ 4 so với cả nước. Tỉnh có trung tâm hành chính là Thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Toàn tỉnh gồm có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), 2 thị xã (thị xã Thái Hòa và thị xã Cửa Lò) và 1 thành phố trực thuộc (Thành phố Vinh). Nghệ An có 479 đơn vị hành chính cấp xã gồm 462 xã phường và 17 thị trấn. Được biết đến là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Mĩnh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cùng với sự phong phú đa dạng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Nghệ An có khá nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Những năm gần đây, Nghệ An đã và đang thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới thăm và lưu lại. Sức hút nơi đây là sự hòa quyện giữa các dạng địa hình, cảnh sắc thiên nhiên phong phú cũng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể giàu bản sắc, có bề dày lịch sử. Mà hơn hết là ấn tượng qua tấm lòng thân mật, mến khách của người dân nơi đây.

2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch

Nghệ An nằm ở phía Đông Nam vùng du lịch Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18033đến 20000vĩ Bắc và từ 103052đến 105048kinh Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa với đường biên giới dài 196,3 km

- Phía Nam giáp Hà Tĩnh với đường biên giới dài 92,6 km

- Phía Tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 419 km

- Phía Đông giáp với biển Đông với tổng chiều dài bờ biển trên 82km.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Vị trí địa lý này đã chi phối đặc điểm tự nhiên cũng như quyết định lớn đến đời sống kinh tế - chính trị, giao thông, giao lưu trao đổi và đặc biệt là sự phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.


Tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vị trí này làm cho khí hậu Nghệ An mang đặc trưng của kiểu khí hậu gió mùa chí tuyến cùng với sự phân hóa khí hậu theo không gian trên cảnh quan địa hình đồi núi phân cắt. Vị trí này là điều kiện hình thành cảnh quan rừng thường xanh nhiệt đới ẩm với tiềm năng sinh vật giàu có. Trong đó có khu dự trữ sinh quyển với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Nghệ An có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cho khu vực miền Trung; tạo ra mối quan hệ bền chặt về sinh thái không chỉ các tỉnh duyên hải miền Trung mà còn cả nước.

Tuyến đường quốc gia quốc lộ 1A dài 91km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 dài 132km. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Nghệ An với 7 ga, trong đó ga Vinh là trung tâm có số lượng hành khách và hàng hóa lưu thông lớn nhất miền Trung.

Tỉnh Nghệ An có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều cảng nội địa và cảng biển như Bến Thủy, Cửa Hội, Cửa Lò… đây là tiềm năng lớn cho ngành vận tải đường thủy về hàng hóa và hành khách. Đặc biệt cảng Cửa Lò quy mô trên 1 triệu tấn, là đầu mối nối Lào và Đông Bắc Thái Lan qua đường 7 và đường 8 thông ra biển Đông. Sân bay Vinh đang ngày càng được mở rộng và nâng cấp hiện đại làm phong phú các loại hình vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách tới Nghệ An.

Là một tỉnh nằm trong không gian của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Nghệ An có ưu thế quan trọng về vị trí để phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế thương mại và dịch vụ du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á; là điểm khởi đầu con đường di sản miền Trung, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử; là tỉnh có chung đường biên giới tiếp giáp với CHDCND Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thu hút du khách từ Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước Châu Á khác đến tham quan du lịch Nghệ An và Việt Nam.

Với vị trí chiến lược nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – biển Đông. Đây là điều kiện để phát triển khu kinh tế


Đông Nam Nghệ An trở thành một khu kinh tế tổng hợp đầy triển vọng với hệ thống khu công nghiệp dịch vụ góp phần giao lưu kinh tế, thương mại trong và ngoài nước. Hệ thống các tuyến du lịch trong nước và quốc tế nối Vinh – Cánh Đồng Chum – Luoangprabang – Vietian – Đông Bắc Thái Lan và ngược lại đã giúp Nghệ An đóng vai trò là một trung tâm du lịch vùng quan trọng.

Có thể khẳng định, Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng góp phần hình thành nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hội tụ được các giá trị văn hóa – lịch sử. Cùng với các tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa Nghệ An với các tỉnh, các vùng trong cả nước và các nước láng giềng. Đây chính là tiềm năng, là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển du lịch, biến Nghệ An thành một điểm đến hấp dẫn, một đầu mối, điểm dừng chân lý tưởng cho các tuyến du lịch quốc tế và trong nước.

2.2. Tài nguyên du lịch‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1. Địa hình

Nghệ An là một tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt. Địa hình Nghệ An chủ yếu là đồi núi bao trùm ba phần tư lãnh thổ tỉnh, thuộc các huyện có chung một phần biên giới với Lào: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; bên trong tỉnh hay giáp giới tỉnh Thanh Hóa: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Khu vực cao hơn cả là dãy Trường Sơn và Pu Họat. Dải Trường Sơn bề ngang hẹp, hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, cao nhất là đỉnh Puxalaileng tại Na Ngoi – Kỳ Sơn 2345

m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, mạng lưới sông suối chằng chịt. Địa hình cácxtơ Nghệ An có đặc điểm là không liên tục, nằm rải rác, dân địa phương gọi là “lèn”. Khu vực đồi núi kéo dài từ các huyện đồi núi xuống các huyện đồng bằng có độ cao trên dưới 200m, một vài đỉnh nhô lên, nhưng không vượt quá 500m. Thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành… có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh thuộc huyện Quỳnh Lưu).


Những dạng địa hình chính của Nghệ An có giá trị du lịch:

* Dạng địa hình đồi núi: Địa hình đồi núi là dạng đặc trưng cơ bản của tỉnh. Nghiên cứu lịch sử và hiện tại có thể nêu lên những đặc trưng chính của dạng địa hình này có ý nghĩa du lịch là:

Vùng núi Pu Hoạt Bắc sông Cả và vùng Trường Sơn:

+ Cấu trúc Pu Hoạt với đỉnh cao nhất 2453m: mức độ phân cắt lớn với một mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt còn có nhiểu đỉnh khá cao trên 1500m như Pu Long (1570m), Pho May (1562m).

+ Cấu trúc Trường Sơn có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam với hệ thống sông núi và sườn dốc bị chia cắt phức tạp. Dải Trường Sơn Bắc từ Nam sông Cả đến đèo Mụ Dạ có bề ngang hẹp nhiều đỉnh cao trên 2000m như Puxalaileng (2345m) cao nhất Nghệ An, rất hiểm trở. Các dãy núi Puxalaileng nối tiếp nhau liên tục tạo thành dạng núi non trùng điệp trên lãnh thổ huyện Kỳ Sơn và kéo dài theo dọc biên giới tự nhiên Việt – Lào.

Vùng đồi núi thấp bao gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và một phần của các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Đặc điểm chung của vùng là đồi thấp, độ cao trên dưới 200m, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có các thung lũng rộng hơn như thung lũng vùng sông Con và Thanh Chương. Đây là nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn, vừa là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển du lịch.

Như vậy, với hơn ba phần tư diện tích là đồi núi đã đem lại một ý nghĩa lớn cho du lịch Nghệ An. Yếu tố địa hình này cùng với nguồn động thực vật phong phú là tài nguyên tổng hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm…Các loại hình du lịch này hiện nay được du khách rất yêu thích, đặc biệt là khách quốc tế.

* Địa hình Karst:

Địa hình Karst ở Nghệ An không giống như những nơi khác, không có hoặc rất hiếm thấy những dải địa hình Karst liền mạch mà thường là các dạng đồi núi Karst rải rác dân địa phương thường gọi là “lèn”. Khu vực đá vôi là nơi chuyển tiếp giữa


vùng núi Pu Hoạt và đồi bát úp 200 – 300m, tập trung ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Ngoài ra còn thấy rải rác ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu. Nhiều khối núi đá vôi do quá trình Karst diễn ra mãnh liệt đã để lại các dạng địa hình đá vôi lởm chởm có nhiều hang, động, thung lũng, động Karst, có nơi là các lèn đá vôi. Một số điểm có thể khai thác phục vụ tốt cho du lịch như: hang đá mặt trắng ở Bài Sơn – Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu, khu vực lèn Hai Vai của Diễn Châu, nơi đã phát hiện di tích đồ đá của người Việt cổ.

Hình 2 1 Lèn Hai Vai thuộc huyện Diễn Châu Một vai gánh vác sơn hà Một vai 1

Hình 2.1. Lèn Hai Vai (thuộc huyện Diễn Châu)

“Một vai gánh vác sơn hà. Một vai phá đá xây nhà, nung vôi”

* Địa hình bờ, bãi biển: Nghệ An có khoảng 82km đường bờ biển, bờ biển Nghệ An thuộc đoạn bờ thấp và bằng phẳng kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và nhiều mỏm núi đâm sát ra biển tạo thành các mũi Cửa Lò, múi Lồi, mũi Ròn…Nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là cát thoải, rộng, cát trắng không có bùn, nước biển trong xanh, chưa bị nhiễm bẩn rất thích hợp cho phát triển du lịch biển, đặc biệt là khu vực từ cảng Cửa Lò đến Cửa Hội dài 6km. Trên biển sát bờ có các đảo đẹp như: Lan Châu, Song Ngư và Hòn Mắt.

* Vùng đồng bằng: Đặc điểm đồng bằng Nghệ An là không tập trung thành vùng lớn mà bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực có


những nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng như mặt bằng là nơi xen kẽ giữa tài nguyên nhân văn và tài nguyên biển thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu.

Dạng địa hình này chính là nơi hình thành các đô thị, nơi tập trung đông dân cư và phát triển sầm uất nhất. Do đó, thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ phục vụ du lịch; xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trạm an dưỡng, cơ sở lưu trú…

2.2.1.2. Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh và ít mưa.

* Các yếu tố khí hậu chủ yếu tác động đến hoạt động du lịch:

- Chế độ nhiệt: Nghệ An thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ nên mang nhiều đặc điểm rõ nét của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 20 – 250C, tổng nhiệt năm 3000 – 40000C và có sự phân hóa theo không gian và thời gian. Theo không gian, nhiệt độ phía Tây và Tây Bắc giảm và thấp hơn phía Nam và Đông Nam. Phía Tây và Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 210C, phía Nam và Đông Nam nhiệt độ dao động từ 20 – 240C. Chế độ nhiệt có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa nóng và mùa lạnh. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ xuống rất thấp, nhiệt độ trung bình tháng 190C. Các huyện thuộc phía Tây và Tây Bắc có nơi xuống rất thấp, dưới 140C, thậm chí có thể xuống tới 100C. Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 24 – 250C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C.

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh dao động từ 1200 - 2000mm/năm và có sự phân bố cao dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, chia thành 2 mùa rõ rệt. Sự phân bố lượng mưa theo thời gian có liên quan chặt chẽ với chế độ gió mùa và tác động của địa hình. Mùa khô hạn ít mưa hoàn toàn phù hợp với gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2, lượng mưa trung


bình tháng đạt 7 – 60mm/tháng. Đến mùa gió mùa Tây Nam, do bị chi phối bởi không khí nóng ẩm có nguồn gốc từ biển, hầu hết các vùng trong tỉnh đều có mưa. Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là vào tháng 8 và 9, từ 250 – 540mm/năm, số ngày mưa từ 15

– 19 ngày/ tháng. Mùa này thường kèm theo bão.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình toàn tỉnh trên 80%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa, vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Sự phân bố độ ẩm phù hợp với sự phân bố mưa về cả thời gian lẫn không giản. Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 8 và nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2. Vào mùa gió mùa Đông Bắc và thời kỳ chuyển tiếp sang gió mùa Tây Nam lượng bốc hơi lớn, do đó phần lớn diện tích của tỉnh có độ ẩm trung bình thấp khoảng 75%. Vào mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm trung bình trong những tháng này trên địa bàn tỉnh đều đạt trên 80%, thàng 7,8,9 thường đạt giá trị cao nhất, nhiều ngày độ ẩm trên 80%, có nơi đạt 90%.

* Các hiện tượng thời tiết bất thường:

Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu tỉnh Nghệ An cũng có những hiện tượng thời tiết đặc biệt, mặc dù xảy ra với tần suất không cao nhưng tính chất của nó cũng cản trở nhất định đến du lịch.

- Bão: là một tỉnh với 82km đường bờ biển, Nghệ An chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình mỗi năm 2-3 cơn bão, mùa bão thường vào tháng 8 đến tháng 10. Bão thường kèm theo mưa to gió lớn, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, cấp nguy hiểm. Sau bão, lũ lụt xảy ra nhiều nơi, dịch bệnh có nhiều điều kiện phát triển gây thiệt hại lớn về người và của.

- Sương muối: xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự xâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt độ do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất, điển hình như ở Phủ Quỳ. Hiện tượng thời tiết này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch, đặc biệt gây nguy hiểm cho khách du lịch.


- Gió phơn Tây Nam: là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, xuất hiện vào tháng 7, tháng 8, bình quân mỗi năm khoảng 20 – 30 ngày. Các thung lũng phía tây như Con Cuông, Tương Dươngs chịu ảnh hưởng nhiều nhất (kéo dài 40 – 50 ngày), nơi ít nhất là Quỳnh Lưu, Quỳ Châu (10 – 15 ngày). Gió Tây Nam đã gây ra khô nóng, hạn hán, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.

Tóm lại, với đặc điểm khí hậu như trên, Nghê An có điều kiện để hình thành các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với sự phân hóa đa dạng theo mùa và theo không gian. Số các hiện tượng thời tiết bất thường không nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.2.1.3. Nguồn nước

* Sông ngòi: sông ngòi ở Nghệ An phần lớn có hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam, là hướng nghiêng chung của địa hình. Có nhiều sông ngắn, lòng dốc nên nước chảy xiết. Phần lớn sông ngòi ở đây nằm trong hệ thống sông Cả - là hệ thống sông lớn và quan trọng trong mạng lưới sông ngòi nước ta. Sông dài 523km, đoạn chảy ở Việt Nam dài 361km với 86 phụ lưu cấp 1,2. Hệ thống sông Cả đã tạo ra một mạng lưới sông khá đều trên toàn tỉnh, với mật độ trung bình 0,6km/km2. Độ dốc bình quân chung cho toàn lưu vực là 18,3%.

Đối với mục đích khai thác cho du lịch, có ý nghĩa quan trọng nhất là đoạn hạ lưu sông Cả, từ Cửa Hội đến Đô Lương có chiều dài khoảng 80 – 120km.

* Suối: Vùng miền núi và giáp ranh giữa miền núi với trung du có nhiều suối khe, từ những độ dốc lớn, nước chảy xiết tạo nên những phong cảnh hấp dẫn như suối Bò Đái huyện Thanh Chương; suối An Quốc ở huyện Hưng Nguyên; suối nước lạnh phía Bắc huyện Quỳnh Lưu…Suối nước khoáng ở miền núi Nghệ An có nhiều nhưng hiện nay chưa được điều tra tỉ mỉ và khai thác. Một số suối nước nóng đã được khai thác và phục vụ cho du lịch như: suối nước nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) có giá trị cho khai thác du lịch, chất lượng tốt. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản Lạng (Quỳ Hợp); Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) đều có thể khai thác phục vụ cho du lịch.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí