thành phố Luang Prabang, động này nằm ngay sát bờ sông Mê Kông và cửa hang cao hơn mặt nước khoảng 10 m, có tổng diện tích khoảng 1.000 m2 và hơn 200 pho tượng Phật lớn nhỏ, động Pak Ou là nơi hàng năm mọi người khắp đất nước Lào tụ tập về đây hành hương. Ngày nay nó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hai động lớn đồng thời là linh địa của tín hữu Phật giáo Lào tại Luang Prabang là Thăm Prakalay (tên một đồ đệ của đức Phật hay còn gọi là động Phun) và hang động Lư Si (động Ẩn sĩ hay động Tinh). [29, tr 15].
* Tat Kuang Si (Thác Quang Xi)
Khu thác Kuang Si là quần thể nhiều thác lớn nhỏ tập trung tại núi Kuang Si, cách trung tâm TP. Luang Prabang 25 km về phía nam.
Thác nằm sâu trong khung rừng nguyên sinh và được bao bọc bởi núi rừng rậm rạp, trong khu rừng rộng lớn này có rất nhiều thác nước lớn nhỏ ở xung quanh khu vực Kuang Si dọc theo dòng suối tại các khu núi từ cao xuống thấp. Với vẻ đẹp của thác và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, thác Kuang Si được xếp là một trong những điểm tham quan du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách nhất ở Luang Prabang. Khi đưa vào khai thác du lịch, thác Kuang Si được xây dựng thành khu công viên rất rộng lớn. Người ta đã xây dựng những con đường nhựa xuyên suốt các ngọn thác này để cho du khách có thể lên trên đỉnh núi ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng này. Cảnh nơi đây rất đẹp, người ta ví cảnh thác Kuang Si giống như Cửu Trại Câu của Trung Quốc. Phía dưới khu vực thác có nhiều bãi tắm dành cho du khách và công viên cây xanh, công viên thú để mọi người có thể tìm hiểu về đa dạng sinh học của khu rừng thiên nhiên trên đất triệu voi. [25, tr 9].
* Tat Se (thác Sẹ)
Thác Se nằm ở phía Đông của trung tâm tỉnh Luang Prabang, cách trung tâm 15 km. Từ trung tâm đến Thác chúng ta sẽ thấy hình ảnh cuộc sống cần cù lao động của nhân dân Lào chủ yếu là dân Lào Lum, Kha Mou... Trước khi đến Thác Se, có thể đi bằng thuyền để ngắm tự nhiên theo dòng sông Khan khoảng 10 phút mới đến nơi. Thác Se là một điểm du lịch tuyệt đẹp, có dòng nước trong xanh chảy xuống vực đá thanh ba bậc rộng lớn rất thơ mộng.
Ngoài các điểm du lịch đã kể trên còn có nhiều nơi rất thú vị và có người quan tâm tới. Có thể coi trung tâm du lịch Luang Prabang là một trong các trung tâm du
lịch nổi bật nhất của nước CHDCND Lào hiện nay và có thể có nhiều loại hình du lịch khác nhau. Nếu Khách du lịch muốn sang tỉnh khác ở khu vực lân cận không có gì trở ngại, cơ quan du lịch tỉnh Luang Prabang sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi. Vì Luang Prabang là trung tâm tạo vùng du lịch, có thể đi bằng con đường khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của quý khách. [13, tr 83-84].
2.3.2.3. Cụm du lịch
Tỉnh Luang Prabang là tỉnh giàu sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu. Luang Prabang còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa thủ đô Vientiane với 8 tỉnh Bắc Lào. Về phương diện du lịch, Luang Prabang chịu sự tác động và có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch của nhiều tỉnh trong vùng du lịch miền Bắc. Trong đó Luang Prabang vừa là điểm du lịch thu hút khách du lịch của các vùng trên, đồng thời là thị trường đưa khách du lịch đến các khu di tích các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và vị trí của điểm du lịch cũng như kết cấu hạ tầng ở từng khu du lịch của tỉnh Luang Prabang được xác định thành 1 cụm du lịch nhưng còn phân chia các khu du lịch nhỏ như sau:
- Cụm du lịch TP. Luang Prabang: khu này đã được quy hoạch chi tiết bao gồm các khu vực: Lâu đài của vua, núi Phou Si, khu vực thác Kuang Si, chùa Xieng Thong, chùa Vi Soun, chùa Mano, chùa Mai, thác Se, các làng nghề,...
- Cụm du lịch huyện Chomphet: núi Thảo núi Nang dài dọc theo ven bờ sông Mê Kông (núi Thao - núi Nang), gồm có 6 khu vực lịch sử và văn hóa và 1 khu vực cảnh quan thiên nhiên.
- Cụm du lịch huyện Pak Ou là hang động Tinh, Đon Khoun, làng nghề bản Xang Hay, trong khu này có 2 khu du lịch thiên nhiên, 1 khu du lịch lịch sử và 3 khu du lịch văn hóa.
- Cụm du lịch huyện Ngoi, khu này cũng đã được quy hoạch như khu du lịch Bản Mương Ngoi cũ, khu này dọc theo ven bờ sông Ou và khu hang động Phatok khu du lịch nghỉ dưỡng này được khách quốc tế ưa chuộng nhất.
2.3.2.4. Tuyến du lịch
Chính quyền tỉnh Luang Prabang được thúc đẩy xây dựng và nâng cấp hệ thống: đường đến các điểm du lịch, bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng
không để phục vụ ngành du lịch cũng như các tuyến du lịch đặc biệt là những nơi có các điểm du lịch nổi tiếng. Dựa theo đặc điểm và điều kiện thuận lọi về cở sở hạ tầng của Luông Pha Igang, chính quyền tỉnh coi du lịch như là ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Luang Prabang trở thành trung tâm của miền Bắc Lào, và có thể kết nối với các tỉnh trên toàn bộ nước Lào và nước ngoài.
Sau đây là các tuyến đường du lịch nối liền Luang Prabang với các tỉnh và các nước trong khu vực:
* Tuyến du lịch liên tỉnh và liên vùng
- Luang Prabang - Xiengkhoang - Houaphan (đường bộ).
- Xayyabury- Luang Prabang - Xiengkhoang - Houaphan (đường bộ)
- Luang Prabang - Oudomxai - LuangNamtha (đường bộ)
- Luang Prabang - Oudomxai - Phongsaly - Điện Biên Phủ (đường bộ)
- Luang Prabang - Pakbeng - Bokeo (đường thủy)
- Luang Prabang - Vangvieng (đường bộ)
- Luang Prabang - Thủ đô Vientiane (đường bộ, đường hàng không)
- Luang Prabang - Bangkok - Luang Prabang (đường hàng không)
- Luang Prabang - Xieng Mai - Luang Prabang (đường hàng không) - Luang Prabang - Hà Nội - Luang Prabang (đường bộ, đường hàng không)
- Luang Prabang - Siam Riep (Cam-pu-chia) - Luang Prabang (đường hàng không).
- Tỉnh Lơi và tỉnh Nan (Thái Lan) - Luang Prabang - Trung Quốc (đường bộ).
- Tỉnh Lơi và tỉnh Nan (Thái Lan) - Luang Prabang - Việt Nam (đường bộ)
Luang Prabang - Chiang Houng - Khun Minh (Trung Quốc) (đường bộ, hàng không và đường thủy).
* Tuyến du lịch nội tỉnh
Ngoài các tuyến du lịch đã kể trên còn có các tuyến du lịch từ trung tâm TP. Luang Prabang đến các huyện của tỉnh Luang Prabang.
- TP. Luang Prabang huyện Pak Ou
- TP. Luang Prabang - huyện Nambak - Ngoi -Viengkham - Phonthong.
- TP. Luang Prabang - Pakxeng.
- TP. Luang Prabang - Phonxai.
- TP. Luang Prabang - huyện Xieng Ngeun - Nan.
- TP. Luang Prabang - huyện Xieng Ngeun - Phoukhoun. [23, tr 5].
Hình 2.4. Bản đồ tuyến, điểm du lịch tỉnh Luang Prabang
Biên vẽ: Perng Lorkamann
2.3.2.5. Trung tâm du lịch thành phố Luang Prabang
TP. Luang Prabang đô thị trung tâm du lịch của tỉnh, với vai trò điều hành, là đầu mối của mọi hoạt động hành chính, kinh tế, dịch vụ, thương mại, v.v. Vì vậy, TP. Luang Prabang cũng đồng thời cũng là trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Luang Prabang.
TP. Luang Prabang nằm trên các tuyến quốc lộ quan trọng nhất ngang qua Luang Prabang (quốc lộ 13 Bắc, 7, 4, 1,...). Đây là nơi không những thuận tiện về giao thông vận tải, thông tin liên lạc mà còn tập trung hầu hết các cơ sở lưu trú, ăn uống cao cấp của tỉnh như Khách sạn 5 sao như: Grand Luang Prabang, Le Pa lais Juliana Luang Prabang,.. Đây cũng là nơi được lựa chọn ở tỉnh Luang Prabang nếu có các các sự kiện, hội nghị, hội thảo,... mang tầm quốc gia, quốc tế.
TP. Luang Prabang có số lượng và mật độ các điểm di tích cũng như di tích được xếp hạng cao nhất trong các huyện, thị. Trên cơ sở đó, hiện nay TP. Luang Prabang đã hình thành và đưa vào khai thác hàng loạt các điểm du lịch có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.
2.3.3. Đánh giá chung
2.3.3.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn 2010-2015, du lịch Luang Prabang với những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã có sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu với những kết quả khả quan. Trong giai đoạn này, các hoạt động du lịch Luang Prabang phát triển mạnh trên cả bề rộng và chiều sâu, bước đầu tạo ra môi trường có tính cạnh tranh cao, là động lực thức đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Hoạt động đầu tư du lịch thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thương hiệu; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, không gian du lịch mở rộng, sản phẩm, dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ.
Hoạt động đầu tư phát triển du lịch thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu, điểm du lịch có sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo đô thị và cảnh quan du lịch, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trực
tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, góp phần giải phóng năng lực lao động xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hiện nay, lãnh thổ du lịch Luang Prabang đã hình thành tương đối rõ nét 1 trung tâm du lịch là cố đô Luang Prabang.
Hoạt động du lịch đã tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật, tinh thần của nhân dân, song song với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững. Quảng bá tuyên truyền đã tạo lập được hình ảnh ấn tượng nhất định về Luang Prabang di sản văn hóa thế giới.
Về hoạt động lữ hành: đã kết nối được tour du lịch với một số thị trường quan trọng trong nước cũng như quốc tế.
2.3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, du lịch Luang Prabang còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn sắp tới. Một số chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch 2016 - 2020 đặc biệt là chỉ tiêu khách du lịch quốc tế. Hoạt động du lịch tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh cố đô Luang Prabang, chủ yếu trong thời gian lễ hội. Các khu vực khác mặc dù đã có những
chuyển biến song chưa tương xứng với tiềm năng.
Công tác quy hoạch chi tiết các vùng du lịch và quy hoạch du lịch ở một số địa phương triển khai chậm, công tác quản lý xây dựng các công trình trong các khu du lịch còn nhiều vấn đề bất cập.
Các dự án đàu tư có quy mô nhỏ, chưa thu hút được những tập đoàn lớn và có thương hiệu mạnh. Hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch có xu hướng phát triển tự phát, nặng về đầu tư cơ sở lưu trú, ít sản phẩm đặc trưng chất lượng cao, chưa có thương hiệu mạnh.
Doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, ít có khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng.
Nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và yêu cầu hội nhập. Hệ thống đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của Trung ương.
Sự bất ổn chính trị, thảm họa của các nước xung quanh có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Luang Prabang. Bởi vì, Luang Prabang có sân bay liên kết với các nước trong khu vực sông Mê Kông.
2.3.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Luang Prabang
Sử dụng phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), nguy cơ (threats) nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Luang Prabang để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ yếu tố nội tại bên trong, cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những yếu tố từ bên ngoài.
Điểm yếu (Weaknesses) | |
- Sức hấp dẫn, mời gọi của địa danh du lịch mới trên bản đồ du lịch Lào với các địa điểm du lịch nổi tiếng: Núi Phousi, thác nước Kuang Si, Hoàng Cung cũ, hang động Tinh ở Luang Prabang; Thủ đô Vientiane (Chùa Xiengkuoan, Pa Tou Xay - cổng Chiến Thắng); Xiangkhuoang (cánh đồng Chum);Champasack (chùa Vat Phou)… - Sức hấp dẫn của một vùng văn hóa đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc. Luang Prabang là nơi hội tụ của 3 dân tộc anh em như Lào Lum, Lào Theung và Lào Soung cùng chung sống qua bao thế hệ tích tụ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật vô cùng phong phú. Những nét văn hóa đặc sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa phương khác | - Xuất phát điểm du lịch của Luang Prabang quá thấp, cơ sở vật chất nơi đây vẫn khá nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. - Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất phong trào và chưa có chiều sâu, điển hình như việc đầu tư xây dựng dàn trải các làng văn hóa dân tộc, việc đầu tư các khu vui chơi giải trí ở trung tâm thành phố Luang Prabang và các huyện có điểm du lịch còn ít. - Du lịch Luang Prabang chưa tạo được bản sắc riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu du lịch cũng |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Điểm Tài Nguyên Du Lịch Tỉnh Luang Prabang
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Luang Prabang Giai Đoạn 2010 - 2015
- Sản Phẩm Hàng Hóa Đặc Trưng Phục Vụ Khách Du Lịch
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Luang Prabang
- Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 13
- Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có ấn tượng. - Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu và chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có số ít có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài. - Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng bộ các tuyến, điểm du lịch và phát huy thế mạnh của mỗi địa phương còn yếu. - Luang Prabang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, mức sống thấp, trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương theo hướng DLCĐ. - Việc khai thác tài nguyên khoảng sản và thủy điện không theo quy hoạch tổng thể và chưa được quản lý tốt và nên ảnh hưởng đến phát triển du lịch. - Các lễ hội gắn liền với du lịch chưa |
trong vùng cũng như trong cả nước, đặc biệt là văn hóa thích ứng và ứng xử với môi trường tự nhiên vùng cao nguyên đá của đồng bào dân tộc.
được tổ chức một cách có hệ thống theo lịch của ngành du lịch, các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch còn tham gia hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh của cố đô. | |
Cơ hội (Opportunity) | Thách thức (threats) |
- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả đất nước Lào nói chung và Luang Prabang nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Prabang ngày càng tăng mạnh. - Việc gia nhập vào tổ chức quốc tế và ASEAN đem đến cho Lào nói chung và Luang Prabang nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Luang Prabang có sân bay quốc tế với Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cam-pu-chia và Singapore và tương lai gần sẽ được nâng cấp thêm. | - Hội nhập và phát triển du lịch tạo nguy cơ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sự mai một, lai căng văn hóa dẫn đến nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa. Ngoài ra, phát triển du lịch có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường. - Do là tỉnh miền núi cao và năm sâu trong nội địa, Luang Prabang thường gánh chịu nhiều tai biến thiên nhiên như: lũ quét và sạt lở đất, giá rét và băng giá, … làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành du lịch. - Giải quyết bài toán lợi ích giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề nan giải đối với Luang Prabang, điều này thể hiện qua việc khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện thời gian |