Tăng Cường Các Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên - Môi Trường

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và ngoài nước, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT,…

Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bào tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài,…với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,…

3.3.10. Tăng cường các hoạt động bảo vệ tài nguyên - môi trường‌


Bất kỳ ngành kinh tế nào sự phát triển bền vững đều gắn liền với vấn đề tài nguyên – môi trường. Riêng ngành du lịch thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Tài nguyên – môi trường được xem là yếu tố sống còn của ngành du lịch. Bởi du lịch không thể phát triển được ở những nơi hoang sơ và môi trường ô nhiễm. Các khu du lịch phải được đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh, tạo nên một môi trường trong sạch, tạo bóng mát.

Thực trạng môi trường du lịch ở Cà Mau hiện nay mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

104

gây không ít tác động xấu đến hoạt động du lịch. Điển hình môi trường ở các sân chim luôn gặp vấn đề về nguồn nước sạch, phân chim không được xử lý sạch gây mùi khó chịu cho du khách. Vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch cần thiết phải xem xét những giải pháp về quy hoạch sao cho thật hợp lý.

Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững - 14

Sự phát triển của hệ thống đô thị, các khu dân cư, đặc biệt là sự phát triển của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản và đi kèm với nó là những hoạt động khai thác tài nguyên, đã có những tác động đáng kể, tạo thách thức không nhỏ đối với môi trường cũng như sự phát triển bền vững của du lịch ở Cà Mau. Để có thể hạn chế được những tác động này, cần thiết phải có sự lồng ghép và điều chỉnh hợp lý phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học, khách quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường du lịch Cà Mau.

Ở hầu hết các khu, điểm du lịch tại Cà Mau về mặt cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện nhất là hệ thống các nhà vệ sinh phục nhu cầu cá nhân cho du khách còn nhiều hạn chế, hoặc đã xuống cấp. Vì vậy việc tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải là rất cần thiết.

Chính quyền ở những địa phương ven biển cần tăng cường công tác trồng rừng chống sạt lỡ đất ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ lấn sâu vào đất liền, làm thay đổi đáng kể đa dạng sinh vật. Một số loài ít chịu mặn có thể bị biến mất, sự đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm nếu không kịp thời tìm cách ứng phó. Từ năm 2000, khí hậu ở Cà Mau đã không còn mang những nét của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nữa mà khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn, có những biến đổi thất thường làm công tác dự đoán hay canh tác theo kiểu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vào đầu tháng tư của năm đã xuất hiện một số cơn mưa trái mùa, nhưng do lượng mưa ít và không đồng đều nên nước dưới chân rừng tràm bị khô hạn, không còn giữ độ ẩm cần thiết. Nắng nóng gay gắt làm nhiều con kênh cạn nước, gây khó khăn cho việc bơm nước phục vụ chữa cháy rừng mùa khô. Vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ cho ngành du lịch vì khí hậu thất thường làm cho việc đi du lịch của du khách cũng bị hạn chế, diện tích rừng U Minh Hạ có thể bị giảm bởi hiện tượng cháy rừng.

Để khai thác du lịch bền vững thì công tác bảo vệ và trồng rừng phải được tiến hành một cách cấp bách. Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân tầm quan

105

trọng của việc bảo vệ rừng nói riêng và tài nguyên nói chung để không những phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, phát triển của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ con cháu chúng ta mai sau.

Phối hợp các ngành, các cấp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia đóng góp của của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường. [9], [12].

3.3.11. Tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng lân cận‌


Việc tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong phát triển du lịch bền vững. Bởi lẽ sẽ có sự trùng lắp trong khâu thiết kế, tổ chức tour với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy nhàm chán và không còn cảm thấy thú vị trong chuyến đi. Sự liên kết sẽ giữa các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh, rộng hơn là vùng sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức tiêu xài của du khách nhằm tăng thêm doanh thu cho ngành du lịch. Đồng thời sẽ tránh được sự trùng lắp trong các hoạt động, tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm thương hiệu của tỉnh.

Nếu Cần Thơ có thế mạnh sông nước, cây trái miệt vườn, Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển đảo, Cà Mau có thế mạnh hệ sinh thái rừng ngập mặn thì vấn đề là làm sao liên kết các điểm này với nhau để tạo nên ưu thế chung của vùng, tăng tính hấp dẫn cho du khách. Chẳng hạn, du khách có thể thăm thú vườn trái cây ở Cần Thơ rồi xuống Cà Mau trải nghiệm cuộc sống của hệ sinh thái rừng ngập, đặt chân lên mũi đất cực nam của tổ quốc trước khi bay ra Phú Quốc tận hưởng bãi biển đẹp nhất thế giới và các dịch vụ cao cấp tại đảo du lịch này.

Hoạt động liên kết này phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động để đảm bảo cho ngành du lịch được phát triển bền vững. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong sự phối hợp ấy thì điều quan trọng phải quan tâm đến là đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch mà nhất là các nhà quản lý, điều hành. Một lực lượng lao động với trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị hiếu của khách theo từng thời điểm là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công lớn cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, việc trang bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại là động lực để cho sự liên kết thêm hiệu quả.

3.4. Những kiến nghị để phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững‌


3.4.1. Đối với chính phủ và cơ quan Trung ương‌


Kiến nghị với Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Cà Mau vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó chú trọng việc thu hút nguồn vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu. Lấy vấn đề phát triển du lịch bền vững làm kim chỉ nam cho các dự án trọng điểm ấy.

Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh, đồng thời hỗ trợ Cà Mau về công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến khám phá Cà Mau. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước để giật dậy ngành du lịch với đội ngũ lao động có vốn kiến thức được trang bị đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ.

3.4.2. Đối với chính quyền địa phương‌


Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành, thành phố Cà Mau và các huyện triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch tại các khu vực có tiềm năng, triển vọng. Quản lý nghiêm khắc việc thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch dự án, thu hồi quỹ đất giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết.

Chú trọng vấn đề phát triển bền vững do vậy trong bảng quy hoạch chi tiết của các công trình du lịch có tính đến tác động của môi trường, ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển bền vững ngành du lịch. Ở các dự án phát triển du lịch các cấp lãnh đạo cần tính toán đến tính khả thi trong tương lai của dự án, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hủy hoại tài nguyên để đạt được mục đích. Đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, dân tộc, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Các cấp chính quyền địa phương cần kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để đảm bảo sự tiện nghi trong hoạt động ăn, ở, đi lại trong quá trình tham quan của du khách ở các điểm, khu du lịch.

Cần có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực

khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp để tạo điều kiện cho các loại hình du lịch này phát triển. Vì đây là một trong những sản phẩm du lịch sẽ được ngành du lịch đầu tư phát triển mạnh trong tương lai.

Tỉnh cần phải có chính sách chăm lo, quan tâm đến đời sống người dân ở vùng phát triển du lịch hơn. Vì trong tương lai loại hình du lịch “bụi” sẽ phát triển. Đặc biệt với dòng khách ngoại vùng và khách quốc tế. Vì vậy, các ngôi nhà dân trong khu, điểm du lịch cần được trang bị một số cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ học vấn cho cư dân vùng phát triển du lịch để họ có thể tự thực hiện được những hoạt động phục vụ cho du khách, góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về con người Cà Mau.

Ban quản lý các doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên đặc biệt là các tài nguyên phục vụ du lịch. Bên cạnh đó lãnh đạo địa phương cần tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch ở địa phương mình thông qua các kênh truyền hình của đài phát thanh truyền hình Cà Mau và một số tỉnh, thành mà khán thính giả xem đông đảo như: đài truyền hình Vĩnh Long, HTV6, HTV7,… Hiện công tác này ở Cà Mau vẫn còn yếu, bởi không có mục nào trên đài truyền hình Cà Mau dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tự giới thiệu sơ lược về tiềm năng du lịch Cà Mau.

Một kiến nghị nữa đối với chính quyền là cần phân cấp quản lý để tránh tình trạng chồng chéo. Đây vẫn còn là một thách thức lớn của ngành du lịch, điều này dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm du lịch có giá trị của Cà Mau như các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu du lịch đảo Hòn Khoai với sự quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức. Chính điều này đã gây ra một số bất lợi cho hoạt động đầu tư, khai thác tài nguyên, mở rộng hay thay đổi trong thiết kế tour. Hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch, kế hoạch cũng như trong thực tế,… Vì vậy cần có sự thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành các cấp trong toàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các ngành các cấp, xây dựng quy chế phối hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động du lịch đạt hiểu quả đồng thời ngăn ngừa, hạn chế được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục, môi trường,… để đảm bảo cho hoạt động du lịch được bền vững. [9], [12].

KẾT LUẬN‌


1. Một điều không thể phủ nhận là Cà Mau có một tiềm năng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất lớn để có thể phát triển nhiều loại hình thu hút du khách trong và ngoài nước. Trong đó loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, nghiên cứu đang được chú trọng phát triển với Mũi Cà Mau, hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm, Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên nhân văn như các lễ hội, làng nghề cũng khá phong phú và đặc sắc như lễ hội Nghinh Ông, các câu chuyện kể của bác Ba Phi, làng chiếu Tân Thành, nghề làm tôm khô cổ truyền Rạch Gốc,… tất cả góp phần làm phong phú, đa dạng thêm sản phẩm du lịch cho tỉnh Cà Mau.

2. Tuy nhiên, nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất cực Nam Tổ quốc vẫn còn mờ nhạt, chưa là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch bởi nhiều lý do: từ việc chưa có những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh đến những bất cập trong quản lý; thiết kế tour; trình độ đội ngũ lao động ngành ở một số doanh nghiệp hoạt động du lịch thiếu và còn yếu về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở một số khu, điểm du lịch còn chưa hoàn chỉnh hoặc đã qua thời gian sử dụng nay đã xuống cấp; Công tác quảng bá du lịch còn ít và thực hiện thiếu liên tục.

3. Hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của cả nước trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ và du lịch cả nước. Trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh sẽ đưa ngành du lịch Cà Mau trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch Cà Mau còn chưa nhiều đặc biệt là thu hút vốn FDI.

4. Lượng du khách đến với Cà Mau tăng qua các năm nhưng trong cơ cấu thì khách du lịch vẫn chiếm số lượng quá ít. Số ngày lưu trú của khách còn ngắn, các tour du lịch không đủ hấp dẫn để giữ chân khách du lịch đẫn đến doanh thu du lịch chưa cao. Đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

5. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có, công tác mở rộng, trùng tu và tôn tạo còn hạn chế. Phát triển du lịch chưa gắn với những nguyên tắc của phát triển bền vững nên còn một số hạn chế trong công tác bảo vệ tài nguyên – môi trường, trong quy hoạch,… Những hoạt động du lịch cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi sinh và từ đó du

lịch nhận lại phản ứng ngược. Tạo nên một số biểu hiện còn thiếu bền vững cho du lịch Cà Mau.

6. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển năng động của các quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan,… ngành du lịch của các nước bạn đã để lại cho ngành du lịch Cà Mau nói riêng và nước ta nói chung những bài học kinh nghiệm thật quý báu. Không riêng gì những thành quả họ đã đạt được mà ngay cả những thất bại trong hoạt động du lịch đều đáng để cho chúng ta quan tâm và học hỏi. Để du lịch Cà Mau phát triển bền vững trong tương lai và đúng với tiềm năng của mình cần có những chiến lược, định hướng không gian lãnh thổ du lịch, hoạch định các cụm – tuyến – điểm du lịch phù hợp với nguồn tài nguyên du lịch. Các cấp chính quyền phải thực thi những giải pháp và có những định hướng phù hợp trên cơ sở lấy nguyên tắc phát triển du lịch bền vững làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt


1. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thăng Long (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

4. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

5. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


6. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Lê Văn Minh (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lich Cà Mau (2012), Cẩm nang du lịch Cà Mau.


9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cà Mau (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

10. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, Nxb TP. HCM.


11. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb TP. HCM.

12. Tổng cục du lịch (2005), “Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du lịch bền vững”, Hội đồng khoa học – Tổng Cục Du Lịch, Hà Nội.

13. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí