Nhóm Giải Pháp Về Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững




Hòa Hảo – Giá trị dân tộc Chăm; các làng nghề; các giá trị sinh cảnh ở Vàm Nao

– Tân Trung (Chợ Mới) Giao thông gồm cả đường bộ và đường sông tương

đối thuận lợi.

giáo Hòa Hảo; Lòng hồ Tân Trung; nhà thờ cổ Cù Lao Giêng; chùa Đạo Nằm.

­ Hoàn thiện và bước đầu xây dựng hệ thống các cầu, phà hiện đại đáp ứng việc tham quan dọc tuyến sông.

5

Long Xuyên

Hệ thống cù lao với cảnh

Cù lao ông Hổ; chợ

­ Hoàn thiện hơn


– Chợ Mới

quan sinh hoạt của vùng

nổi Long Xuyên; cù

nữa hệ thống cung


­Phú Tân ­

ngập Tứ giác Long Xuyên;

lao Giêng; Vàm Nao

ứng dịch vụ ở các


Tân Châu

Khả năng cung ứng dịch vụ

– Tân Trung.

huyện Chợ Mới,



tốt ở Long Xuyên.


Phú Tân, Tân Châu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 24

(Nguồn: Tác giả luận án)

c. Đối tượng thực hiện

* Đối với tỉnh An Giang

UBND tỉnh An Giang mời gọi, hợp tác với các Viện nghiên cứu, viện quy hoạch để thực hiện Quy hoạch tổng thể PTDL An Giang đến năm 2030. Sở VH

– TT – DL phối hợp với các sở ban ngành khác trong việc phát triển các công trình kiến trúc, văn hóa, các tuyến điểm DL trong tương lai. Các doanh nghiệp lữ hành tổ chức chương trình DL hoặc các tour để khai thác các điểm, tuyến.

* Đối với VPC

Các Sở VH – TT – DL các địa phương VPC cần phối hợp với An Giang

trong việc khai thác các giá trị

đặc thù của nhau, từ

đó bước đầu kết nối các

SPDL thông qua các tour, chương trình DL. Hiệp hội DL có trách nhiệm điều phối các địa phương trong việc xây dựng quy hoạch sản phẩm, tránh tình trạng trùng lặp.

4.3.1.7. Nhóm giải pháp về môi trường và phát triển bền vững

a. Lí do lựa chọn giải pháp

Môi trường là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn của khách DL cũng như nhân tố khác của điểm, KDL. Tuy nhiên, ở An Giang, qua khảo sát đánh giá các điểm (mục 3.2), tiêu chí môi trường có giá trị trung bình mean (3,16) thấp nhất trong các tiêu chí. Trên thực tế, nhiều điểm, KDL có môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến các hoạt động DL tại điểm, khu. Mặt khác, các điểm, KDL đang đứng trước các thách thức to lớn về biến đổi khí hậu (mô


hình SWOT – bảng 4.1). Điều này cho thấy, việc cải thiện các yếu tố về môi trường, nhất là định hướng PTDL bền vững có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu trong PTDL cần được quan tâm.

b. Cách thức và nội dung thực hiện

­ Cần đánh giá cụ thể tác động DL với môi trường tự nhiên cũng như thực trạng môi trường tại các điểm DL cụ thể, từ đó lập quy hoạch và quản lí theo các phương thức hiện đại, có đánh giá định kì yếu tố môi trường;

­ Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lí đối với các vi phạm song song với việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên;

­ Tổ chức triển khai đề án dự án về bảo vệ môi trường tại điểm, KDL trên địa bàn tỉnh, xây dựng hệ thống các nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm DL trọng yếu như KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm;

­ Trong xây dựng đề án và kịch bản biến đổi khí hậu cần chú ý đến các tác động của biến đổi khí hậu đối với các điểm, KDL. Từ đó, xây dựng các phương án cụ thể đối với các địa điểm chịu tác động trước mắt và lâu dài;

­ Xử lí triệt để các vấn nạn về chèo kéo, lừa gạt, đeo bám khách DL tại các điểm KDL; nâng cao hơn nữa vai trò của chính quyền và người dân bản địa trong việc đảm bảo môi trường xã hội, an ninh chính trị an toàn xã hội tại các điểm, KDL;

­ Xây dựng các trung tâm hỗ trợ khách nhằm mục đích giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan mà khách gặp phải;

­ Tạo ra môi trường hấp dẫn, thân thiện cho khách lưu trú thông qua việc phát triển các loại hình DL cộng đồng, giáo dục nhận thức của cư dân về lợi ích của môi trường xã hội trong việc thu hút khách;

­ Hoàn thiện chất lượng các hạng mục công trình công cộng như nhà vệ sinh, bãi đậu xe,…

c. Đối tượng thực hiện


Sở VH – TT – DL phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Truyền thông tổ chức tập huấn các chương trình bảo vệ môi trường tại các điểm DL; phối kết hợp với người dân bản địa trong việc nâng cao ý thức đối với môi trường; Trình UBND tỉnh chủ trì các dự án đầu tư vào cải thiện môi trường tại các điểm, KDL.

4.3.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy liên kết du lịch giữa tỉnh An Giang và vùng phụ cận‌

4.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về liên kết trong phát triển du

lịch


a. Lí do lựa chọn giải pháp

Trong việc thực hiện liên kết, nhân tố


cơ chế


chính sách có tính định

hướng quan trọng trong việc liên kết khai thác TNDL và phát triển SPDL, xây dựng tuyến, chương trình DL có tính liên vùng. Thực tiễn liên kết ở An Giang cho thấy, việc chú trọng về xây dựng chính sách liên kết trong PTDL đã tác động lớn đến mức độ và phương diện liên kết. Việc hoàn thiện cơ chế chính sách sẽ tạo thuận lợi để phát huy các lợi thế khác của An Giang và VPC như TNDL, vị trí,…Thông qua đó tạo ra hiệu quả cho việc liên kết, hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự PTDL của từng địa phương và toàn vùng ĐBSCL.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

­ Xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên vùng tạo thuận lợi cho PTDL giữa các địa phương, lồng ghép các chương trình dự án như ESRT và EU trong chiến lược liên kết DL;

­ Xây dựng chính sách PTDL phù hợp với định hướng liên kết DL theo hướng đa dạng hóa SPDL và đẩy mạnh khai thác nguồn khách du lịch nội địa ở An Giang và các địa phương VPC;

­ Đổi mới bộ máy Ban chỉ đạo PTDL của từng địa phương trên địa bàn vùng để tăng cường hiệu lực giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh trong quy hoạch;


­ Có cơ chế rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch tổng thể PTDL của An Giang và tỉnh/thành phố VPC phù hợp với quy hoạch tổng thể PTDL toàn vùng ĐBSCL. Trên cơ sở quy hoạch vùng, các địa phương cần tiến hành lập quy hoạch hoặc rà soát điều chỉnh theo hướng ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; liên kết để phát triển các dịch vụ hỗ trợ, tăng cường các hình thức doanh nghiệp vệ tinh, thuê ngoài; từng bước khắc phục sự trùng lắp về sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp DL ở An Giang và các địa phương VPC;

­ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về liên kết của An Giang và VPC theo hướng tiện ích, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều bên tham gia vào quá trình liên kết và thực thi các chính sách liên kết vùng một cách thuận lợi;

­ Hợp tác, liên kết giữa các chính quyền địa phương, giữa các hiệp hội doanh nghiệp DL địa phương để tạo thành mạng lưới các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh trên cơ sở có sự liên kết, gắn bó, hỗ trợ trong việc tạo ra và tiêu

thụ sản phẩm. Từ phương;

đó thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp địa

­ Chú trọng khuyến khích các địa phương trong vùng liên kết chính sách phát triển sản phẩm, kết nối chương trình DL, xúc tiến quảng bá DL, xúc tiến đầu tư DL, xây dựng thương hiệu DL;

­ Tham gia tích cực vào cụm liên kết phía Tây và thống nhất kế hoạch hành động liên kết dựa trên Định hướng liên kết của cụm và vùng ĐBSCL. Nâng cao vai trò điều phối, xây dựng hoàn chỉnh chính sách của Hiệp hội DL đối với nội dung liên kết;

­ Tạo cơ

chế

chính sách thông thoáng,

ưu đãi cho các doanh nghiệp lữ

hành, lưu trú tham gia vào liên kết. Cụ thể: tiếp tục nâng cao vai trò của Ban điều phối liên kết trong việc xây dựng môi trường hợp tác thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng tuyến, tour, chương trình DL;


­ Hoàn thiện công tác quản lý điểm đến để tạo môi trường DL tương

đồng giữa An Giang và các địa phương liên kết PTDL, để khai thác và bảo vệ TNDL một cách có hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về PTDL trong liên kết;

­ An Giang phối hợp các địa phương VPC tích cực tham gia hợp tác chia sẻ thông tin quản lí điểm đến (Destination Management System).

c. Đối tượng thực hiện

Hiệp hội DL ĐBSCL chủ trì các hội thảo, trao đổi giữa các địa phương trong cụm về chính sách liên kết; Các Sở VH – TT – DL phối kết hợp tổ chức kí kết và thực hiện các nội dung liên kết theo đúng quy trình và hoạch định. Các đơn vị lữ hành, lưu trú tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách.

4.3.2.2. Thúc đẩy liên kết phát triển SPDL, các tuyến, chương trình du lịch liên vùng

a. Lí do lựa chọn giải pháp

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của SPDL của tỉnh An Giang, đồng thời góp phần tạo ra SPDL đặc thù của vùng ĐBSCL cũng như cụm liên kết 4 địa phương, việc liên kết trong phát triển SPDL đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc thúc đẩy phát triển SPDL, các tuyến, chương trình DL liên vùng góp phần hoàn thiện hơn nữa tính liên kết vùng giữa An Giang với VPC, cho phép khai thác có hiệu quả và toàn diện các khía cạnh PTDL của vùng và của địa phương. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu chung về quy hoạch vùng. Do đó, đây là giải pháp có tính cốt lõi trong PTDL tỉnh An Giang.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

­ Kết hợp với VPC và thông qua sự hỗ trợ của MDTA, xác định cụ thể các điểm, tuyến cần hợp tác xây dựng trong vùng để có được lợi thế cạnh tranh và tối đa lợi ích cho khách. Các tuyến DL liên vùng có thể hợp tác hoàn thiện là TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc; TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang; TP Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – An Giang. Tại mỗi điểm đến cần khai thác đặc sản và giá trị đặc thù nhằm gia tăng sự cuốn hút cho khách DL; Bước đầu thí điểm một số tuyến và SPDL dựa trên sự kết


nối các điểm, KDL trọng điểm của An Giang (KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, Trà Sư) và VPC (Chợ nổi Cái Răng, Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp), trên cơ sở đó đánh giá một cách khoa học các lợi thế, hạn chế của liên kết, từ đó điều chỉnh và vận hành một cách hiệu quả;

­ Tiến hành tọa đàm, hội thảo, khảo sát đánh giá tour tuyến chung giữa An Giang và các địa phương VPC (theo định kì), từ đó thống nhất phương án hợp tác phát triển SPDL chung theo định hướng TCLTDL;

­ Hàng năm, tổ chức đánh giá, lựa chọn các điểm đến mới, liên kết tạo tour tuyến DL mới cho khách DL;

­ Tăng cường liên kết doanh nghiệp (khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành, hãng vận chuyển…) với địa phương, cộng đồng trong xây dựng SPDL, tour tuyến, tạo ra các SPDL chất lượng cao, giá tốt; tăng cường giới thiệu SPDL địa phương tới doanh nghiệp thông qua tổ chức đoàn FAM, hội nghị xúc tiến…; Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc liên kết dựa trên việc chia sẻ thông tin, phương thức quản lí,…;

­ Nâng cao hiệu quả khai thác tuyến SPDL mang tính liên vùng dựa trên việc hoàn thiện hệ thống GTVT và đa dạng loại hình dịch vụ DL. Đặc biệt, các tuyến DL đường thủy liên vùng cần được lập quy hoạch và tổ chức thử nghiệm nhằm khai thác tốt hơn các dịch vụ và TNDL dọc hệ thống sông kết nối;

­ Thúc đẩy hiệu quả quảng bá, đầu tư xúc tiến các sản phẩm DL, tuyến và chương trình DL, trong đó tập trung vào việc hợp tác xây dựng chuỗi sự kiện DL trong vùng “4 địa phương, một điểm đến +” nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương; hợp tác trong tuyên truyền quảng bá liên vùng, trong đó tập trung xây dựng ấn phẩm quảng bá chung, tham gia hội chợ DL trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch xúc tiến quản bá điểm đến chung. Xây dựng website chung về SPDL, ấn phẩm xúc tiến; chiến dịch marketing chung của cụm liên kết, tổ chức sự kiện chung, liên kết phối hợp trong tham gia hội chợ du lịch quốc tế/quốc gia (tổ chức gian hàng của vùng cụm với chủ đề chung được xác định


hàng năm); xây dựng mô hình Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách DL của 4 địa phương đặt tại các điểm DL trung tâm của từng khu vực và tại các sân bay quốc tế lớn trên cả nước;

­ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận sử dụng nguồn đầu tư cho

công tác xúc tiến DL chung của các địa phương liên kết; nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến.

c. Đối tượng thực hiện giải pháp

UBND tỉnh có đại diện cơ quan chức năng về DL là Sở VH – TT – DL An Giang chủ trì các chương trình xúc tiến liên kết với các địa phương VPC. MDTA có nhiệm vụ điều phối, chỉ dẫn, đánh giá quá trình thực hiện liên kết giữa An Giang với VPC. Các đối tượng thực hiện liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang như cơ quan quản lí, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, các cơ sở đào tạo nhân lực, cộng đồng địa phương tại các điểm DL được hướng dẫn tham gia liên kết, từ đó xây dựng các chiến lược liên kết trình Sở VH – TT – DL cũng như MDTA.

Tiểu kết chương 4‌

Các định hướng và giải pháp PTDL An Giang trong liên kết VPC được đề xuất dựa trên nhiều cơ sở khoa học (các Quy hoạch, Đề án, phân tích đánh giá

SWOT) từ

cấp quốc gia, vùng cho đến các địa phương. Trên cơ

sở này, việc

PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC cho thấy sự phù hợp với các yêu cầu

thực tiễn về PTDL và liên kết DL trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai.

dự báo

Các định hướng tập trung vào các vấn đề trọng tâm của PTDL tỉnh An

Giang trong liên kết VPC, cụ thể là các vấn đề về SPDL, nhân lực DL, CSHT, không gian, liên kết và phát triển bền vững. Trên cơ sở này, hệ thống giải pháp được đề xuất nhằm cụ thể hóa các định hướng trên. Việc đề xuất giải pháp dựa trên căn cứ về lí luận và thực tiễn về PTDL và liên kết DL giữa An Giang và VPC, có sự tham gia đồng bộ từ phía tỉnh An Giang và VPC. Hiệu quả của hệ thống giải pháp phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đồng bộ, phối hợp hài


hòa giữa các đối tượng tham gia vào quá trình PTDL và liên kết DL, từ các đơn vị quản lí nhà nước về DL ở cấp độ vĩ mô (chính quyền địa phương, sở ban ngành) cho đến các đơn vị cung ứng dịch vụ DL, đơn vị lữ hành, lưu trú, giải trí, cộng đồng địa phương…


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

1.1. DL có tính liên ngành và liên vùng cao và có vai trò quan trọng trong phát triển KT – XH đất nước. Trong bối cảnh tác động của DL ngày càng to lớn, việc PTDL trong liên kết vùng là định hướng có tính lí luận và thực tiễn cao, không chỉ đem đến lợi ích cho các địa phương tham gia liên kết mà còn ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành các SPD đặc thù của vùng, góp phần thực hiện các mục tiêu quan trọng trong Quy hoạch PTDL của vùng và của địa phương. Nghiên cứu sự PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, do đó, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng phù hợp với xu thế thời đại.

1.2. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước đây và thực tiễn PTDL cũng như liên kết DL ở An Giang, luận án đã xây dựng được thang đánh giá nhân tố, PTDL theo ngành và lãnh thổ, dựa trên sự kết hợp của hệ thống dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp (kết hợp điều tra chuyên gia theo AHP, theo khảo sát xã hội học, theo EFA và MLRA) làm cơ sở để đánh giá một cách định lượng, khoa học các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC. Quy trình, tiêu chí đánh giá, thang bậc, trọng số và bảng phân hạng điểm, tuyến DL đảm bảo tính logic, đa diện, mức độ chi tiết cao và có tính tường minh.

1.3. Các kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC đã khẳng định, An Giang có nhiều lợi thế về vị trí,

TNDL cũng như

các điều kiện về

KT – XH, CSHT xã hội, chính sách,… để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023