Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Khảo sát chương trình của Đài PTTH Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Đây là những Đài truyền hình điển hình trong xây dựng, sản xuất được chương trình truyền hình chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương ở Việt Nam hiện nay. Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang là các tỉnh miền núi, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; là cái nôi của cách mạng Việt Nam, gắn liền với cuộc sống, quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Do đó, việc khảo sát tại các tỉnh trên sẽ được tiến hành thuận lợi và thu được kết quả khả quan, chính xác hơn.
- Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là các phóng viên biên tập những người trực tiếp làm chương trình về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Khán giả truyền hình: những người đón nhận chương trình tuyên truyền về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát ở Đài PTTH Cao Bằng, Đài PTTH Bắc Kạn, Đài PTTH Hà Giang từ tháng 01/2018 đến 12/2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Có thể bạn quan tâm!
- Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 1
- Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 2
- Tuyên Truyền Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Trên Truyền Hình
- Tuyên Truyền Nguyên Nhân Của Kết Quả Trong Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh
- Đặc Điểm Tình Hình Các Địa Phương Miền Núi Phía Bắc Và Khái Quát Các Đài Ptth Cùng Các Chương Trình Khảo Sát
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam; về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những vấn đề cơ sở lý luận về báo chí, về báo truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này tiến hành phân tích thông tin từ các nguồn tài liệu như sách chuyên ngành, bài báo, bài tham luận, bài phân tích…, thông tin trên các website chính thức của các dự án, bộ ban ngành liên quan… Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài này. Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn thực hiện.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê tài liệu, con số, dữ liệu... có được trong quá trình khảo sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích dữ liệu có được từ các nguồn tài liệu và chương trình; lấy dữ liệu làm luận điểm, luận cứ để rút ra những nhận định, nhận xét và đánh giá cá nhân mang tính khoa học… Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế, góp phần đổi mới cách thể hiện qua hoạt động tuyên truyền trên truyền hình, góp phần tăng sức hấp dẫn và chất lượng của tuyên truyền của 03 đài khảo sát nói riêng và các đài truyền hình nói chung.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin, nghiên cứu trực tiếp đối tượng thụ hưởng chương trình, xây dựng bảng anket, khảo sát 300 mẫu là công chúng xem truyền hình. Trong đó 100 mẫu được gửi đến công chúng ở khu vực Tp. Cao Bằng, 100 mẫu ở khu vực Tp. Bắc Kạn, 100 mẫu ở Tp. Hà Giang. Bảng anket sẽ được gửi tới công chúng bằng cách hình thức trực tiếp. Từ những kết quả điều tra xã hội học có được, tác giả thu nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá của công chúng, qua đó thu nhận những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn với đại diện phóng viên, BTV, chủ nhiệm chương trình truyền hình về học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và một số khán giả theo dòi chương trình để có thêm thông tin, cứ liệu đánh giá phân tích cho đề tài… Qua đó nhằm thu thập ý kiến đánh giá một cách chính xác và khách quan về vấn đề nghiên cứu, để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp.
6. Đóng góp khoa học của đề tài
Hệ thống vấn đề lý luận về hoạt động tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng đài truyền hình.
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình các tỉnh phía Bắc, chỉ ra những kết quả, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy được thực trạng hoạt động tuyên truyền về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần nâng cao việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình các tỉnh phía Bắc thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này làm rò một số lý luận về vai trò của truyền hình đối với việc tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xã hội hiện đại. Đồng thời, luận văn còn xác định đặc điểm và phương thức sản xuất các chương trình truyền hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm một phần lý luận vào khung lý thuyết tuyên truyền một chuyên đề cụ thể trên truyền hình.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Quá trình khảo sát, phân tích thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế của các chương trình truyền hình hiện nay về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung, 3 đài truyền hình địa phương thuộc diện khảo sát nói riêng. Luận văn cố gắng đưa ra những kết luận xác thực, góp phần xây dựng và hoàn thiện những chương trình này tốt hơn, góp phần thu hút khán giả và tạo hiệu ứng xã hội tốt hơn nữa cho các chương trình tương tự.
Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp nhưng thực tế cho thấy lại có ý nghĩa thiết thực, thực tiễn cao. Nếu luận văn nghiên cứu thành công, hy vọng kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn với những giải pháp liên quan đến tuyên truyền chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền cho các Đài truyền hình địa phương nói riêng và các đài truyền hình ở Việt Nam nói chung hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về truyền hình trong giảng dạy về việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề.
8. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình.
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tuyên truyền Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUYÊN TRUYỀN VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tuyên truyền
Hán - Việt Từ điển giải thích: “Tuyên” có nghĩa là tản khắp mọi nơi; “Truyền” có nghĩa là đem của người này mà trao cho kẻ kia [tr.39-172]. Tuyên truyền là một trong ba hình thái của công tác tư tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:“Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì truyền truyền thất bại. Tuyên truyền có ba nội dung chủ yếu là: Thông tin (định hướng thông tin); Giáo dục và vận động quần chúng; Tổ chức quần chúng đi tới hành động” [32, tr.162].
Tại Việt Nam, tuyên truyền là bộ phận quan trọng của công các tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân; nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống; bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; uốn nắn nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Từ những lý giải trên kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, xin đưa ra khái niệm: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một chủ trương, một quan điểm, một vấn đề nào đó nhằm tác động vào nhận thức của đối tượng tuyên truyền, hình thành một thế giới quan, nhân sinh quan và cổ vũ tính tích cực của họ để đạt được mục đích của chủ thể tuyên truyền”.
1.1.2. Học tập
Học tập là quá trình diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ, cả trong trạng thái chủ động và bị động. Ở thế chủ động, người học tự tìm kiếm các tri thức cần thiết thông qua nhiều phương thức khác nhau như: sách vở, mạng internet, học hỏi những người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn (thầy, cô)... Học tập chủ động giúp người học có thể tự sàng lọc những tri thức mình đã tiếp nhận và chủ động hơn trong việc ghi nhớ, thay đổi hành vi. Ở thế bị động, người học bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những luồng quan điểm, tư tưởng, hành động, thái độ... từ môi trường sống xung quanh. Quá trình học tập bị động thường mang tới nhiều các tác dụng tiêu cực vì người học không sàng lọc các tri thức mà mình tiếp nhận. Để khắc phục điều này, chỉ có cách tăng cường học tập chủ động, xây dựng giá trị, hệ tư tưởng, phương pháp luận khoa học, phù hợp với đạo đức và thuần phong mỹ tục.
Trong bối cảnh mới của xã hội, nhất là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, quá trình học tập cũng đã có thêm nhiều đặc trưng. Học tập trở thành một khái niệm rộng hơn, có thể được hiểu là bất kỳ một quá trình, hoạt động nào mang đến sự thay đổi về kiến thức, hành vi của cá nhân đều được coi là học tập. Quá trình học tập này diễn ra suốt đời ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi. Trong phạm vi luận văn, học tập được hiểu là: “Một quá trình thường xuyên, liên tục, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức, kỹ năng của người học ở mọi lứa tuổi trong từng giai đoạn cụ thể”.
1.1.3. Làm theo
“Làm theo” được ghép từ hai thành tố “làm” và “theo”. Từ “làm” mang nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Trong luận văn, từ “làm” được hiểu theo tầng nghĩa rộng nhất là sử dụng công sức của bản thân vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích cụ thể. Từ “theo”, mang nhiều tầng nghĩa khác nhau. Ở nghĩa rộng, “theo” là gắn với, đi liền ở phía sau, sát ở
phía sau. Nhưng trong những bối cảnh cụ thể, từ “theo” còn có thể mang những tầng nghĩa như: hoạt động liên tục trong một công việc cụ thể nào đó, nhằm một mục đích nhất định... Trong luận văn, từ “theo” được hiểu với ý nghĩa tin, hướng suy nghĩ, hành động cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của cá nhân, tổ chức, tôn giáo, quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mỹ nào đó. Kết hợp giữa hai khái niệm, có thể khái quát về “làm theo” như sau: “làm theo là sử dụng công sức của bản thân để điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân cho phù hợp với một hành động, quan điểm nào đó”.
1.1.4. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
* Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [12, tr.35].
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Mác - Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác - Lênin, chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính
thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
* Đạo đức Hồ Chí Minh:
Đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn, bắt nguồn từ sự kết hợp hài hoà truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam với tinh hoa của chủ nghĩa nhân văn, văn hóa nhân loại. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, hình thành và nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đáp ứng sự ứng xử văn minh của con người trong thời đại mới. Bản thân Người chính là tấm gương mẫu mực về đạo đức mới trong sáng. Chính nhờ có đạo đức mới mà mỗi người tự phấn đấu, hoàn thiện mình, hình thành năng lực hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc giao. Do vậy, đạo đức theo Hồ Chí Minh, chính là nền tảng vững chắc để mỗi con người hoàn thành được nhiệm vụ của mình; nhất quán và xuyên suốt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh tập trung trên một số nội dung như trung với nước, hiếu với dân; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; Lòng nhân ái, yêu thương con người. Người chỉ rò: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [36, tr.204-293].
* Phong cách Hồ Chí Minh:
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau từ ý nghĩ đến cách nói, cách viết và cả phong cách làm việc, cách ứng xử, phong cách sinh hoạt thường ngày. Trước Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6/1991), Đảng vẫn sử dụng từ “tác phong” để nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, từ này chỉ bao quát được cách làm việc, công tác và thói