Một Số Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững


du lịch ở từng thời kỳ phát triển, cùng với đó là có chính sách bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

1.3.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn để phát triển du lịch theo hướng bền vững còn hạn chế. Chúng ta chưa có được một chiến lược, một chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch theo hướng bền vững trên phạm vi cả nước cũng như chưa có được mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch theo hướng bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịchtheo hướng bền vững như mô hình phát triển du lịch du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch văn hóa...

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướngbền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng

Khu Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vùng sinh thái Bắc Trường Sơn thuộc địa phận các huyện Bố Trạch, Minh Hoá, Quảng Ninh; được đánh giá là một trong 238 sinh thái quan trọng trên toàn cầu, với các dãy núi đá vôi phát triển hầu nhu liên tục. Khu Phong Nha-Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kỳ vỹ được mệnh danh là “Vương quốc hang động”, nơi tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và du lịch.Trong những năm qua, Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã trở thành địa chỉ yêu thích của du khách. Số lượng khách du lịch đến tham quan Phong Nha ngày càng đông, nhất là từ khi Vườn quôc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới.

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công


ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.

Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Trước những tồn tại trên uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; phát triển nhiều loại hình du lịch để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Cát Tiên

Cát Tiên là vùng đất nằm ở nơi tận cùng về phía nam của tỉnh Lâm Đồng. Năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 và là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam. Là vùng đất có nhiều khó khăn so với các địa phương khác của Lâm Đồng; tuy vậy, vùng đất nơi tận cùng này vẫn có những lợi thế nhất định về du lịch, Đảng bộ và chính quyền Cát Tiên đã năm được những lợi thế này để phát huy du lịch Cát Tiên một cách mạnh mẽ.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 5

Hai thế mạnh lớn nhất của du lịch Cát Tiên là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Cụ thể hơn, đó là du lịch sinh thái mang tính khám phá thiên nhiên hoang


dã; du lịch văn hóa - lịch sử - khảo cổ, du lịch văn hóa - truyền thống lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa tộc người... Nhận thức được điều này, chính quyền Cát Tiên đã có nhiều chính sách, chiến lược để tận dụng lợi thế của mình nhằm phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Từ những năm 2000, Cát Tiên đặt ra mục tiêu:“Phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với bình quân toàn tỉnh và cả nước. Đặc biệt, Huyện cũng đã đặt ra mục tiêu là khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng thế mạnh của Huyện về lợi thế nông nghiệp với trọng tâm là phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp chế biến từ nguyên liệu tại chỗ; phát triển du lịch và dịch vụ...”. Cả giai đoạn phát triển 2011 - 2015, việc chuẩn bị một nền tảng để du lịch phát triển của Cát Tiên là khá chu tất. Một trong 5 khâu đột phá của Huyện ở cả giai đoạn vừa rồi, Cát Tiên xác định và đã thực hiện khá tốt đó là: “Đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới và thực hiện xóa đói, giảm nghèo, chỉnh trang đô thị, tạo tiền đề cho phát triển dịch vụ

- du lịch”. Cùng đó, Huyện cũng đã “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, giải quyết việc làm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục vụ dịch vụ - du lịch”.

Theo định hướng phát triển, đến năm 2020, du lịch sẽ thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Trong việc phát huy lợi thế này, Cát Tiên xác định sẽ gắn kết phát triển du lịch Cát Tiên với sự phát triển của TP Bảo Lộc, nhất là sự phát triển du lịch Bảo Lộc, và với các địa phương khác trong khu vực; xây dựng các tuyến du lịch sinh thái và nghiên cứu hệ động vật và thực vật tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai, tuyến du lịch lịch sử văn hóa tại khu di tích Khu ủy Khu VI (xã Đức Phổ và Phước Cát I), tuyến du lịch tâm linh hang Thoát Y Vũ... Đó là chưa kể hạ tầng phát triển du lịch mà Cát Tiên đã thực hiện xong là đầu tư tôn tạo và đề nghị công nhận khu di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt.


Mục đích của mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của Ban quản lý vườn quốc gia Cát Tiên là đưa khách du lịch gần gũi với thiên nhiên để khám phá và nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc Mạ, S’tiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị đó. Các sản phẩm du lịch đang được khai thác ở đây là du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu, mạo hiểm.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Sầm Sơn

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững của Phong Nha - Kẻ Bàng, của Cát Tiên và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và du lịch Sầm Sơn nói riêng như sau:

- Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp cần nhận thức về vị ví quan trọng của phát triển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Cần quy hoạch hợp lý phát triển du lịch, xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Đây là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển du lịch không bền vững của quần đảo Canary.

- Hài hòa các tiêu chí phát triển du lịch bền vững (du lịch sinh thái, du lịch xanh, đảm bảo hài hòa kinh tế - xã hội – môi trường). Khai thác phải đi đôi bảo vệ, bảo tồn.

- Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.

- Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch. Với việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, Phong Nha – Kẻ Bàng đã thu hút được nhiều hơn lượng khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú của du khách.


- Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững. Điều này đã được chính quyền Cát Tiên vận dụng hiệu quả trong việc phát triển du lịch của địa phương.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp luận

2.1.1. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành kinh tế chính trị. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, sự vật kinh tế trong mối quan hệ chung và tác động lẫn nhau trong sự vận động không ngừng, trong đó sự tích lũy về lượng sẽ dẫn tới biến đổi về chất.

Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn đã xem xét quá trình phát triển của du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ 2010 đến nay để thấy được quá trình vận động và phát triển của ngành du lịch trên địa bàn này. Sự phát triển đó phải luôn đặt trong mối quan hệ giữa 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, các mặt này vận động và tương tác lẫn nhau, luôn thay đổi theo thời gian. Mỗi mặt muốn phát triển, hoàn thiện lại phụ thuộc vào những nhân tố khác nhau: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên,…

Để đưa ra một số quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của du lịch theo hướng bền vững, luận văn xuất phát từ thực trạng phát triển du lịchqua phân tích ở chương 3; xuất phát từ mối quan hệ phát triển du lịch trong không gian du lịch vùng Bắc Trung bộ và xuất phát từ chiều hướng phát triển du lịch. Đồng thời để đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Sầm Sơn một cách khách quan, luân văn đã xem xét, phân tích gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Đưa ra các giải pháp phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển, điều kiện kinh tế xã hội của Thị xã, của Tỉnh. Tóm lại, các quan điểm, biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và bối cảnh phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa cũng như của Việt Nam.Trong một phạm vi hẹp, có thể hiểu khi điều kiện kinh tế - xã hội của Thị xã thay đổi thì sự phát triển du lịch theo hướng bền vững cũng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của Thị xã.


2.1.2. Chủ nghĩa duy vậy lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác là thành tựu vĩ đại của tư tưởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề mang tính nguyên lý. Vận dụng phương pháp này, khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải xuất phát từ hiện thực khách quan, xây dựng những kết luận và khái quát trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động kinh tế - xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Vận dụng phương pháp này trong luận văn tức là nghiên cứu phát triển du lịch theo hướngbền vững ở Sầm Sơn cần dựa trên thực tiễn phát triển du lịch ở thị xã trong những điều kiện nhất định.Khi đề xuất những quan điểm, giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn phải xuất phát từ điều kiện, lịch sử, những ưu thế của Sầm Sơn và thực tế phát triển du lịch để đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch chung của tỉnh và của cả nước.Trong một phạm vi hẹp, có thể hiểukhi điều kiện kinh tế xã hội của thị xã thay đổi thì sự phát triển du lịch theo hướng bền vững cũng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể của thị xã.

2.2. Các phương pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiênvà tạm thờiđể xem xét những cái cốt lõi, ổn định, điển hình lặp đi lặp lại, trên cơ sở đó nằm được bản chất hiện tượng, quá trình kinh tế tiến tới khái quát và xây dựng phạm trù, quy luật phản ánh bản chất đó.

Để đảm bảo thành công của phương pháp trừu tượng hóa, cần phải quán triệt những yêu cầu bắt buộc: (i) quan điểm hệ thống, toàn diện trong nhận thức và ứng xử đối với hiện tượng, quá trình kinh tế; (ii) thống nhất giữa cái chung và cái riêng;

(iii) thống nhất giữa logic và lịch sử; (iv) từ cụ thể tới trừu tượng phải được bổ sung bằng quá trình ngược lại từ trừu tượng tới cụ thể.Mác coi quá trình đi từ cụ thể tới trừu tượng, rồi lại từ trừu tượng đến cụ thể là “phương pháp khoa học đúng đắn”.


Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu phát triển du lịch, luận văn giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng phát triển của du lịchở thị xã, và thấy được xu hướng, quá trình vận động và phát triển của du lịch theo hướng bền vững.

2.2.2. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử

* Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng.

Đề tài đã vận dụng phương pháp này để nghiên cứu phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ, giai đoạn gắn với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thị xã, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Đây là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển du lịch bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trương, các nhân tố… có ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch bền vững. Đồng thời, đặt vấn đề phát triển du lịch bền vững trong quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này có thể cho ta thấy được bức tranh toàn diện về vấn đề phát triển du lịchtheo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022