Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 14


- Chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Thị xã, Hội Phụ nữ và các đoàn thể khác phát đ ộng các phong trào làm s ạch đẹp đường phố, xây dựng phong trào ứng xử văn minh , có thái đ ộ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch trong hệ thống các chi đoàn thanh niên thị xã.

- Định kỳ tổ chức mời chuyên gia, các nhà quản lý về du lịch đến nói chuyện chuyên đề về phát triển du lịch bền vững với cộng đồng dân cư , những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn Thị xã.

4.3.5.3. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong các hoạt động phát triển du lịch

Các giải pháp được đề xuất cần tạo được những điều kiện thuận lợi để cộng đồng địa phương tham gia một cách tích cực nhất vào hoạt động phát triển du lịch, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Căn cứ vào nhận thức về phát triển dulịch, cộng đồng địa phương sẽ quyết định ủng hộ hay không việc thực hiện các dự án. Tuy nhiên để các phương án quy hoạch của dự án có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của địa phương cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thảo luận lựa chọn phương án tốt nhất, đáp ứng được những mong đợi của người dân. Việc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng sẽ phát huy được vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Trong quá trình khảo sát quy hoạch cần có sự tham gia trực tiếp của đại diện cộng đồng địa phương để có được những thông tin đầy đủ và sát thực làm căn cứnghiên cứu đề xuất các phương án quy hoạch phát triển du lịch. Cần tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi lựa chọn phương án phát triển du lịch để đảm bảo phương án đưa ra không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân địa phương. Khuyến khích cộng đồng đề xuất các sáng kiến phát triển du lịch để các nhà chuyên môn tiếp thu bổ sung vào các phương án quy hoạch. Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch.


KẾT LUẬN


Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trị rất quan trọng nền kinh tế. Du lịch đã đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh không có sự kiểm soát của du lịch đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Chính vì vậy, du lịch bền vững là xu hướng phát triển của ngành du lịch của tất cả các nước trên thế giới, làm sao đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của du khách mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng các nhu cầu cho thế hệ du lịch tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Sầm Sơn là thị xã ven biển, nằm phía Đông tỉnh Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không ống khói, trong đó nổi bật là bờ biển dài và đẹp, các cảnh quan tự nhiên hữu tình kết hợp với các di tích lịch sử có giá trị và truyền thống văn hóa cao. Với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh vượt trội, chủ trương phát triển du lịch nhanh, bền vững là hoàn toàn đúng đắn. Chính quyền thị xã Sầm Sơn cần tiếp tục ban hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn xã hội để phát triển bền vững du lịch Sầm Sơn.

Để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, luân văn đã nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 14

- Hệ thống hóa và đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững; nghiên cứu những kinh nghiệm quôc tế trong nước và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính quyền thị xã Sầm Sơn trong phát triển du lịch bền vững.

- Trên cơ sở các số liệu thu thập được, luận văn làm sáng tỏ thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn trên quan điểm bền vững; đánh giá những mặt đã làm được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế trong phát triển du lịch bền vững.

- Từ thực trạng phát triển du lịch bền vững, tác giả đưa ra các quan điểm, mục tiêu nhằm phát triển du lịch bền vững ở thị xã Sầm Sơn và đề xuất hệ thống


giải pháp cụ thể để thực sự đưa du lịch Sầm Sơn phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.

Trong khuôn khổ một Luận văn Thạc sỹ thì khả năng bao quát toàn diện các vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực phát triển du lịch theo hướng bền vững không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Hy vọng rằng Luận văn này sẽ có đóng góp nhất định vào việc phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Chính phủ, 2014. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hà Nội.

2. Chính phủ, 2002. Nghị định số 35/2002/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Hà Nội.

3. Đoàn Liêng Diễm, 2009. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trần Tiến Dũng, 2007. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng.

Luận án Tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. Đảng bộ thị ủy Sầm Sơn, 2015. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Thanh Hóa.

6. Nguyễn Văn Đông, 2013. Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

8. Lê Thị Diễm Hương, 2006. Sầm Sơn - phát triển du lịch bền vững. Khoá luận tốt nghiệp. Trường Đại học Dân lập Đông Đô.

9. Lâm Thị Hồng Loan, 2014. Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Phạm Trung Lương, 2002. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch.

11. Nguyễn Văn Thanh, 2013. Nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

12. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.


13. UBND thị xã Sầm Sơn, 2015. Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016. Thanh Hóa.

14. UBND thị xã Sầm Sơn, 2014. Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015. Thanh Hóa.

15. UBND thị xã Sầm Sơn, 2013. Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014. Thanh Hóa.

16. UBND thị xã Sầm Sơn, 2012. Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2013. Thanh Hóa.

17. UBND thị xã Sầm Sơn, 2011. Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012. Thanh Hóa.

18. UBND thị xã Sầm Sơn, 2013. Quyết định 348/QĐ-UBND về Quy định tạm thời mức giá tối đa một số hàng hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn Thị xã. Thanh Hóa.

19. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2005. Quyết định số 128/2005/QĐ-UB về thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa.

20. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2005. Quyết định số 136/2005/QĐ-Ub về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa.

21. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2011. Quyết định số 1816/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Thanh Hóa.

22. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2016. Quyết định số 705/2016/QĐ-UBND về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn thị xã Sầm Sơn bị ảnh hưởng của dự án “Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”. Thanh Hóa.

23. La Nữ Ánh Vân, 2013. Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận. Luận án tiến sỹ. Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

24. Butler, R, W., 1993. Tourism: an evolutionary perspective. In J. G. nelson, R. Butler & G wall (Eds), Tourism & sustainable development: monitoring,


planning, & managing (pp. 27-43). Dept, of geography publication series No.

37. Waterloo, Ontario: university of waterloo..

25. Murphy, P., 1994. Tourism and sustainable development. Oford: Butterworth Heinemann.

26. Machado, 2003. Capacity Building for Tourism Development in VietNam. Viet Nam: VNAT and FUDESO.

27. Larry Dwyer and Deborah Edwards, 2010. Understanding the Sustainable development of tourism. Oxford: Goodfellow Publishers Limited.

28. Manning Edward, 1992. Managing Sustainable Tourism : Indicators for Better Decisions. New York: John Wiley and Sons.

29. World Travel and Tourism Council, 1993. Statistical Indicators Needed to Monitor Sustainable Travel and Tourism Development. Paris: Organisation for Economic and Development.

30. Ted Manning, 2000. Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations. Madrid: World Tourism Organization.

Internet

31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, 2009. Quy hoạch chi tiết khu du lịch nam Sầm Sơn. http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/Main.aspx?MNU=1227&chitiet=1024&Style=1. [Ngày truy cập: 09 tháng 2 năm 2016].

32. Thị xã Sầm Sơn, 2011. Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

<http://samson.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2011-11-02/Quy-hoach-chung-xay-dung--bcd6be288e439a8c.aspx>. [Ngày truy cập: 22 tháng 2 năm 2016].

33. Thị xã Sầm Sơn, 2011. Sầm Sơn: 30 năm xây dựng và phát triển.

<http://samson.thanhhoa.gov.vn/portal/pages/Sam-Son-30-nam-xay-dung-va-phat-trien.aspx>. [Ngày truy cập: 19 tháng 2 năm 2016].

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí