Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 33

Bảng 2.2: So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn

2010 - 2017................................................................................................ 34

Bảng 2.3: Thống kê tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 35

Bảng 2.4: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 37

Bảng 2.5: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 37

Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 . 40 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá điểm đến khu du lịch Sầm Sơn 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Bảng tỷ lệ % tương ứng với số điểm về sự hài lòng của du khách 47

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả chung điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch 48

Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 - 2

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra mức độ hài lòng của du khách theo

nhóm nội dung đánh giá đối với khu du lịch Sầm Sơn 49

Bảng 2.11: Quy ước đánh giá khu du lịch Sầm Sơn theo 32 tiêu chí 50

Bảng 2.12: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu nội thành 52

Bảng 2.13: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu sinh thái Quảng Cư 53

Bảng 2.14: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu ngoại thành 54

Bảng 2.15: Tổng hợp 12 tiêu chí đánh giá khu du lịch Sầm Sơn 56

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến khu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 70

Bảng 3.2: Dự báo tổng thu từ khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 71

Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư du lịch tại Sầm

Sơn giai đoạn 2020 - 2030 71

Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú cho khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 72

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030... 72

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1.Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch của Butler (1980) 25

Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn 22

Hình 2.2. Bản đồ Hành chính TP Sầm sơn 31

Hình 2.3. Bản đồ Tài nguyên du lịch TP Sầm sơn 31

Hình 2.4. Biểu đồ So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 35

Hình 2.5. Biểu đồ Tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 36

Hình 2.6. Biểu đồ Tổng số lượt khách và tổng thu của Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 36

Hình 2.7. Biểu đồ Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Sầm Sơn phân theo trình độ đào tạo năm 2017 38

Hình 2.8. Biểu đồ Các giai đoạn phát triển của điểm đến Sầm Sơn 55

Hình 2.9. Bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch Sầm Sơn 55

Hình 3.1. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn đến 2040 73

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân. Trong những năm gần đây, ngành du lịch, nhất là du lịch biển, đảo trên thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là nguồn thu lớn của nhiều quốc gia, cộng đồng địa phương đặc biệt là những nước phát triển.

Việt Nam có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thực tế hơn 30 năm đổi mới ngành Du lịch có sự tăng trưởng nhanh, liên tục, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, du lịch Việt Nam đã đạt mức tăng kỷ lục cả về tốc độ và số tăng tuyệt đối, đã đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 26% so với năm 2015, 62 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 400.700 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015 đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước. Đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào du lịch ngày càng tăng. Hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo và ngày càng khẳng định vị thế của ngành du lịch trong đời sống KT-XH. Du lịch đã có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển, tiềm năng phát triển du lịch phong phú, đa dạng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo đã tạo cho du lịch có vị thế đáng kể trong ngành du lịch Việt Nam, tạo dấu ấn trong lòng du khách quốc tế.

Sầm Sơn là điểm đến du lịch biển nổi tiếng không chỉ của Thanh Hóa mà của cả nước với những bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng những giá trị di tích văn hóa lịch sử. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 và số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 đều khẳng

định vị trí quan trọng của Sầm Sơn với vai trò là khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Trong nhiều năm qua, lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn ngày càng tăng. Du lịch Sầm Sơn đã có những đóng góp nhất định cho phát triển KT-XH địa phương, du lịch vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên, du lịch Sầm Sơn vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình: hiệu quả kinh doanh du lịch còn hạn chế, thiếu sản phẩm đặc sắc có sức cạnh tranh, ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch lớn, thiếu hình ảnh và thương hiệu, v.v.

Vậy làm thế nào để du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh và bền vững và tương xứng với vị thế, tiềm năng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho phát triển KT-XH của Thanh Hóa và Du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn là rất quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu của đề tài

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch của thành phố Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2017. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch của thành phố giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lý du lịch, phát triển du lịch, nhất là du lịch ven biển để vận dụng vào việc nghiên cứu phát triển du lịch và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn.

Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho nội dung của đề tài luận văn. Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch của TP Sầm Sơn.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của TP Sầm Sơn trong giai đoạn 2010 - 2017.

Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.3.1. Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch của TP Sầm Sơn dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.

Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch phù hợp với các điều kiện của TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2.3.2. Về không gian

Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi TP Sầm Sơn.

2.3.3. Về thời gian

Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan 2010 - 2017. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); Hai cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000) … Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Tổng cục du lịch như Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định,

Phú yên, Khánh Hòa, TPHCM… với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước [33].

Du lịch biển, đảo Việt Nam những năm gần đây có các công trình nghiên cứu như: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2013; Ngoài ra còn có nhiều đề tài tiêu biểu về du lịch của các địa phương được thực hiện như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch TP Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); Đề tài, Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam của Lê Trọng Bình, 2007; Phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012…

3.2. Các công trình nghiên cứu ở Thanh Hóa

Nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch biển ở Sầm Sơn đã có một số nhà nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, Charles Robeguain (1929) Nhà xuất bản G.Van trong cuốn “Tỉnh Thanh Hoá” đã nhắc tới cảnh đẹp Sầm Sơn. Hoàng Tuấn Phổ trong cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”, xuất bản năm 1983 đã đi sâu giới thiệu về những cảnh đẹp và phong tục tập quán truyền thống, những huyền thoại, sự tích của đất và người Sầm Sơn [14]; [9].

Năm 2007 để chuẩn bị cho lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xuất bản cuốn “Sầm Sơn xanh vẫy gọi” nêu khái quát lịch sử phát triển du lịch Sầm Sơn. Hay cuốn “Thị xã Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát triển (1981 - 2011)” của Thị Uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân - Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Thị xã Sầm Sơn đã giới thiệu và có những đánh giá rất xác đáng về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá nhân văn của Thị xã [2].

Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến phát triển du lịch ở Sầm Sơn như: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá) - Luận văn thạc sĩ địa lý của Mai Duy Lục (1999), luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Phương Thanh (2015) Phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn - Luận văn thạc sĩ địa lý của Lưu Thị Ngọc Diệp (2008). Thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Phan Viết Linh. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ ngành du lịch của Trần Quốc

Hưng (2013); Trịnh Thị Tuyết (2017) “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biển Sầm sơn” Luận văn thạc sĩ Du lịch - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội [25].

Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch Sầm Sơn nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Sầm Sơn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhằm giới thiệu quảng bá du lịch. Nếu có nghiên cứu sâu về tiềm năng, thực trạng du lịch Sầm Sơn thì thời gian cũng đã cách đây nhiều năm, hoặc nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn ở góc độ kinh tế, kinh doanh, du lịch. Dưới góc độ Địa lý học trước đây tuy có, nhưng chưa có đề tài nào xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn, hoặc chưa phỏng vấn, phát phiếu điều tra về mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn. Do vậy thiếu cơ sở để đánh giá sự phát triển du lịch và xây dựng các giải pháp đẩy mạnh phát triển cho du lịch Sầm Sơn hiện tại và trong tương lai.

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm hệ thống

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mang tính chất tổng hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy quan điểm hệ thống luôn được tác giả quán triệt trong quá trình thực hiện đề tài.

Việc nghiên cứu phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng phát triển du lịch của Thanh Hóa, của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch của Sầm Sơn là một phần trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước. Đồng thời TP Sầm Sơn chia ra các lãnh thổ nhỏ hơn như khu vực nội thành, khu vực ngoại thành, khu vực bãi biển, bờ biển, sông, núi …

4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ

Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. Cơ cấu lãnh thổ TP Sầm Sơn được coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh. Vì thế, nghiên cứu đề tài tác giả đã vận dụng nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế của thành phố, cũng như trong bối cảnh cả nước thực hiện công cuộc đổi mới. Trên cơ sở đó có những đánh giá mang tính tổng thể, nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng và đề xuất những định hướng cũng như giải pháp cho phát triển trong tương lai.

4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi không ngừng. Trong nghiên cứu du lịch cần xem xét quá khứ, đánh giá hiện trạng (giai đoạn 2010 - 2017) để có thể đưa ra những dự báo hoặc định hướng phát triển trong tương lai (đến năm 2030). Quan điểm này được tác giả quán triệt và vận dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.

4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT - XH của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch TP Sầm Sơn.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu

Thu thập, xử lí thông tin, thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách khoa học, có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. Các thông tin, số liệu đã thu thập sẽ được thống kê, sắp xếp lại sao cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển KT - XH của TP nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch.

4.2.2. Phương pháp thực địa

Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023