cường thêm vốn nhằm giữ vững thị phần đã có và mở rộng thị trường, tăng thị phần. Một số hình thức đầu tư trong nước đang được thực hiện như: tự đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo chuyển đổi công năng của các công trình cũ; hợp tác với các tổ chức kinh tế, các địa phương có tiềm năng về du lịch nhưng không đủ năng lực quản lý. Kêu gọi vốn đầu tư FDI, huy động các nguồn vốn khác trong nước đầu tư cho du lịch thành phố. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh ra thị trường nước ngoài, nhất thiết phải thiết lập được văn phòng đại diện ở nước ngoài. Liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường trọng điểm. Mở các nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài kết hợp tuyên truyền quảng bá du lịch mà hiện nay một số doanh nghiệp du lịch lớn của thành phố lớn như: Sài Gòn Tourist, Bến Thành Tourist đã thực hiện ở một vài thị trường như Nhật, Đức, Anh, Pháp …cho thấy đây là hình thức thích hợp, là tiền đề cho việc phát triển hệ thống kênh phân phối trực tiếp, cần được nhân rộng ra các thị trường trọng điểm khác. Vì không gì hiệu quả hơn là doanh nghiệp tự quảng bá cho mình thông qua chất lượng đã được chứng minh, được kiểm tra và trình diễn ngay tại các thị trường mục tiêu, để từ đó khách hàng mục tiêu tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp tại Việt Nam, vấn đề này là rất quan trọng đối với những ngành dịch vụ vốn “sản phẩm là các lời hứa”.
Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn: Thực hiện chính sách trợ giá và đầu tư nguồn vốn ban đầu vào việc khai thác những vùng có tiềm năng về du lịch nhưng chưa được đầu tư nhiều như: vùng Cần Giờ cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng hay Khu công viên lịch sử văn hoá các dân tộc tại Thủ Đức cần đầu tư để trở thành khu du lịch có tầm cỡ phục vụ khách quốc tế... Tất cả nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Có chính sách miễn - giảm thuế đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ở những vùng sâu xa, như khu du lịch sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống tại quận 9 - 12 - Hóc Môn - Củ Chi... Cần đẩy mạnh chính sách ưu đãi về xuất khẩu tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán theo các phương thức hiện đại. Có chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện vận chuyển, các máy móc thiết bị làm vốn cố định phục vụ cho du lịch.
Huy động vốn các nguồn vốn đầu tư vào phát triển du lịch: Kêu gọi mọi người cùng tham gia đóng góp hoặc tiến hành thu phí ở những điểm tham quan để tạo nguồn vốn và điều tiết lượng người đến tham quan cùng lúc gây áp lực không tốt cho các tuyến điểm du lịch trọng yếu của Thành phố. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng các khu vui chơi giải trí qui mô lớn, hiện đại, độc đáo phục vụ du khách nước ngoài. Tăng cường nguồn tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự công cộng. Có các hướng dẫn thích hợp để du khách ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc giữ gìn môi trường chung. Tổ chức các loại hình phong phú để kêu gọi sự ủng hộ của khách nhằm gây quỹ bảo tồn các di tích hoặc có thể cung cấp thông qua danh mục các danh lam kêu gọi hỗ trợ kinh phí trùng tu, bảo dưỡng cho các cá nhân và tổ chức quốc tế quan tâm.
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngành du lịch thành phố
Cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nâng tầm cơ quan lãnh đạo của ngành du lịch của TP.HCM, mọi hoạt động du lịch đều được sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là có sự tham gia của các nhà khoa học để đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa du lịch, hàng không, khách sạn tạo thành các tam giác tăng trưởng ... để hạn chế tối đa tình trạng phá giá và ngăn ngừa hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, tránh độc quyền, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro. Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ban ngành, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Nhà nước. Nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp du lịch hoặc đầu tư du lịch và cho cả du khách. Không ngừng cải tiến phương pháp kiểm soát và quản lý an ninh chặt chẽ.
Tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các văn bản pháp luật, kiến nghị kịp thời lên cấp trên những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Thường xuyên tiến hành thanh tra và không ngừng giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch luôn đảm bảo kinh doanh du lịch không được tác động xấu đến môi trường chung quanh. Thường xuyên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội
thảo có sự tham gia của các nhà khoa học để sớm có giải pháp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nhằm làm cho ngành du lịch thành phố hoạt động được trôi chảy và tiến triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Tổ Chức Quản Lý Hoạt Động Du Lịch
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2016 - 2025
- Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Trong xu thế toàn cầu hóa khu vực và thế giới, để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, việc quản lý chất lượng theo ISO được coi là điều kiện cơ bản và là giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Thực tế vừa qua, một số doanh nghiệp trong ngành đã áp dụng thành công quản lý chất lượng theo ISO như các Khách sạn thuộc Sài Gòn Tourist, Bến Thành Tourist, Fiditour…đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Để thực hiện việc áp dụng quản lý thông tin, quản lý chất lượng theo ISO, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin có khả năng thu thập và xử lý kịp thời các thông tin có liên quan từ nội bộ đến bên ngoài. Hệ thống xử lý thông tin này phải đáp ứng được yêu cầu của mọi thành viên trong đơn vị, từ nhân viên nghiệp vụ đến nhà quản trị cao cấp.
Thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí điện năng, một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu phí của khách sạn. Chủ động tái cấu trúc hoặc sáp nhập các đơn vị làm ăn kém hiệu quả vào các đơn vị làm ăn tốt hoặc bán các đơn vị này để lấy vốn đầu tư vào các chương trình có hiệu quả cao.
3.2.6. Giải pháp xúc tiến quảng bá, tiếp thị du lịch
Nhằm nâng ngành du lịch lên một tầm cao mới và đưa ngành du lịch sớm hội nhập một cách sâu hơn, rộng hơn vào thị trường thế giới đồng thời thực hiện được các chỉ tiêu đề ra. Có nhiều công cụ có thể sử dụng để xúc tiến du lịch và các công cụ này được sử dụng đồng thời tạo nên biện pháp xúc tiến tổng hợp. Xây dựng chiến lược xúc tiến phụ thuộc vào đặc trưng của điểm du lịch, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và ngân sách. Các công cụ xúc tiến gồm: quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ, hội chợ thương mại hay triển lãm và bán hàng trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch TP.HCM đã thực hiện khá
tốt việc xúc tiến quảng bá cho du lịch thông qua việc tham dự thường xuyên các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm; phát hành nhiều loại ấn phẩm để quảng bá cho thương hiệu Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, Viettravel Tourist … thực hiện các hoạt động ẩm thực trong và ngoài nước; tổ chức thực hiện các lễ hội như “Liên hoan Du lịch”, “Gặp gỡ Đất Phương Nam”, “Festival Huế”, “Festival Hoa Đà Lạt”, “Ngày hội Daklak tại Thành phố Hồ Chí Minh”, các lễ hội hưởng ứng “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”...; phát triển việc bán phòng, tour qua mạng; tổ chức các hội thi “Thiết kế đèn lồng”, “Mặc áo mới cho cây”, Món ngon hương vị quê nhà”, “Trang phục cho nhân viên trực tiếp phục vụ của ngành du lịch”... nhằm rèn luyện kỹ năng, tăng cường thái độ và phong cách phục vụ, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới.
Cần nghiên cứu, xác định thị trường trọng điểm và tính chất của mỗi thị trường, nhu cầu, thị hiếu, khả năng chi tiêu và quy mô cùng với xu hướng phát triển trong tương lai... Khảo sát tình hình phát triển của thị trường trong nước cũng như trong khu vực để có những chiến lược tiếp thị cho phù hợp và cơ quan quản lý du lịch cần chỉ đạo cho các doanh nghiệp thực hiện theo một quỹ đạo chung. Quảng bá, tuyên truyền các hình thức du lịch văn hoá thông qua các lễ hội, các Festival kết hợp với du lịch sinh thái hoặc du lịch để tìm hiểu thị trường, đầu tư, hợp tác kinh doanh ....Thực hiện một số ấn phẩm lớn, trong đó cần tạo sẵn những biểu mẫu để khách có thể giao tiếp trực tuyến Web động, gửi e-mail để tìm hiểu thông tin hoặc có thể đặt phòng qua mạng hoặc mua tour một cách thuận lợi nhất.
Trên cơ sở những thế mạnh hiện có về cơ sở vật chất, về tài chính, về kinh nghiệm quản lý, trước hết cần phải tiến hành xác định nhu cầu khách hàng và phân khúc thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu. Đây là một nội dung quan trọng của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh bởi vì nó cho phép xác định phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, định hướng cho doanh nghiệp nên tập trung lợi thế cạnh tranh nào hoặc khắc phục những yếu kém nào của mình để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường mục tiêu. Căn cứ vào nhu cầu của từng phân khúc, vào
khả năng của doanh nghiệp cũng như mức độ cạnh tranh trong từng phân khúc để có sự lựa chọn thích hợp.
Phải đa dạng hóa cách thức quảng cáo, xúc tiến du lịch cách làm việc thật chuyên nghiệp và tiến hành thường xuyên. Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch của ngành du lịch TP.HCM ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác tiếp thị và lập ra một cơ quan chuyên trách về quảng bá. Chủ động tham gia các hội chợ du lịch, các hội nghị và diễn đàn du lịch ở các thị trường trọng điểm đồng thời tiến hành chào mời những chương trình đặc sắc với giá khuyến mãi đặc biệt. Xây dựng website, phát hành rộng rãi brochure, băng đĩa , công cụ máy tính hiện đại, e-marketing chuyên giới thiệu về danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, TP.HCM và vùng phụ cận. Thường xuyên tổ chức nhiều dạng tour khảo sát cho các hãng lữ hành của nước ngoài để qua đó họ hiểu thêm về nước ta nói chung và thành phố nói riêng trở thành một trong những tuyến điểm trong chương trình du lịch của họ. Mạnh dạn xúc tiến quảng cáo ra nước ngoài, cần tiến hành quảng cáo tại chỗ bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn cung cấp những chuyến du lịch với chất lượng cao, đặc sắc, những chương trình ẩm thực đặc trưng của TP.HCM, những đặc điểm mang đậm nét đặc sắc của khu vực nhiệt đới …
Đối với thị trường du lịch quốc tế: cần mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và các thị trường tiềm năng. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong ASEAN về nối tour, tuyến.. Ngoài ra, cần xúc tiến các chương trình liên kết du lịch với các nước ASEAN thông qua việc tạo những tuyến - điểm du lịch giữa các nước trong khu vực cho khách du lịch thế giới; xây dựng những trang Web chuyên về du lịch cũng như những thông tin cần thiết của các nước ASEAN nhằm làm nổi bật hình ảnh ASEAN trên trường du lịch quốc tế và cũng để kêu gọi nước ngoài xúc tiến đầu tư vào du lịch... Trong đó, Việt Nam và đặc biệt là TP.HCM có thể lồng ghép một số chương trình du lịch đặc sắc, tăng cường tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Ưu tiên hợp tác với các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Trung Quốc và coi trọng thị trường Châu Âu, từng bước xâm nhập thị trường Bắc Mỹ. Đối với những thị trường này cần phải tranh thủ tối đa sự hợp tác với họ,
sự đầu tư của các công ty xuyên quốc gia để giúp cho ngành du lịch mau chóng phát triển.
- Đối với thị trường du lịch nội địa: cần có những chính sách khuyến khích và tạo mọi thuận lợi tối đa cho tất cả người dân tham gia du lịch, chẳng hạn như: chính sách du lịch trả góp thông qua các tổ chức xã hội, các cơ quan ... thậm chí đến các ngân hàng và có sự tham gia của Nhà nước trong việc cho vay trả chậm nhưng không tính lãi trong một hạn định nào đó. Điều hết sức cần thiết hiện nay là phải biết cách quảng cáo thương hiệu cho từng khu vực, thành phố hay cả quốc gia… như cách đề xuất của một nhà báo gần đây là nên chăng lấy hình ảnh của giáo sư Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn hay Nguyễn Ngọc Trường Sơn vô địch cờ vua 14 tuổi thế giới, đi biểu diễn, thi đấu hay giao lưu trên toàn thế giới. Đây là cách quảng bá hình ảnh đất nuớc hết sức hiệu quả và khôn ngoan.
- Tận dụng tối đa những thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xem đây là một trong những công cụ hữu hiệu nhất trong việc truyền bá, xúc tiến quảng cáo. Theo dõi và cập nhật thường xuyên diễn biến tình hình phát triển của thế giới để điều chỉnh và có những chiến lược quảng bá cho phù hợp nhằm tăng nhanh lượng du khách. Bên cạnh đó cũng cần một nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho hoạt động quảng bá du lịch. Có chính sách kêu gọi và khuyến khích mọi thành phần trong nước cũng như ngoài nước cùng tham gia phát triển du lịch, không ngừng động viên họ tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ; đặc biệt là những sản phẩm xanh và sạch. Đây chính là chất xúc tác giúp cho quan hệ cung cầu diễn ra nhanh hơn, tạo ra sức mua lớn hơn. Thiết lập mối quan hệ thân thiết với cơ quan báo chí, đài phát thanh, các hãng truyền hình trong và ngoài nước bằng các buổi họp mặt, chiêu đãi miễn phí. Qua đó, có thể giới thiệu về sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như của TP.HCM Nghiên cứu đặc điểm của từng thị trường, qua đó có thể dùng các phương tiện quảng cáo cho phù hợp với từng thị trường dựa trên nền tảng là: Số người sử dụng nhiều nhất nhưng chi phí thấp.
- Tăng cường công tác quảng bá, quảng cáo qua mạng, cụ thể nên: hoàn thiện trang web du lịch TP.HCM, quảng bá các điểm mạnh của du lịch thành phố cùng
với những thông tin chi tiết về khách sạn, nhà hàng, mua sắm, danh lam thắng cảnh trên trang web, nên có phần cho khách hàng đóng góp các ý kiến chuyến du lịch của mình hài lòng điều gì và chưa hài lòng điều gì? … Đây sẽ là nguồn thông tin không thể thiếu, không chỉ để cho khách du lịch từ các nơi trên thế giới quyết định mua sản phẩm mà còn là cơ sở để đưa sản phẩm du lịch của ta vào các thị trường mới trên thế giới. Liên kết và gắn các mối quan hệ gắn bó với tổ chức du lịch quốc tế để đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá sản phẩm ra thế giới.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường: đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống thông tin để đánh giá, phân tích hàng loạt các yếu tố liên quan bên ngoài và bên trong để xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp để đánh giá đối thủ. Những thông tin này đòi hỏi phải được thu thập và xử lý chính xác, đầy đủ, kịp thời. Trên cơ sở các thông tin đã được xử lý sẽ cho phép doanh nghiệp nắm bắt cơ hội thị trường nhanh hơn đối thủ và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhờ đó, góp phần vào việc củng cố vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, các doanh nghiệp du lịch cần thành lập các bộ phận nghiên cứu riêng hoặc có thể tổ chức lấy thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để xử lý một vấn đề cụ thể đang đặt ra cho mình. Thông tin phải được thu thập thường xuyên và liên tục từ các đối tượng: khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng có liên hệ đến đầu vào, môi trường bên trong và bên ngoài, mạng lưới các kênh phân phối, bộ phận quản lý tài chính, bộ phận bán hàng, các kênh từ chính quyền...Trên cơ sở các thông tin đã được xử lý, doanh nghiệp sẽ có được những thông tin thị trường quan trọng làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chiến lược cho từng giai đoạn của doanh nghiệp mình.
Nghiên cứu áp dụng các dịch vụ mới về thông tin liên lạc, phục vụ khách doanh nhân, hội thảo, hội nghị. Cập nhật, hoàn thiện website chung của các doanh nghiệp trong toàn ngành. Qua đó, chú trọng khai thác kinh doanh bán phòng, tour trên mạng intemet, mạng phân phối toàn cầu, các tour mua sắm, … Xây dựng chiến lược củng cố và phát triển thương hiệu chung cho ngành du lịch TP.HCM. Hợp tác
chặt chẽ với Tổng cục Du lịch, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại các nước, Hàng không Việt Nam, Sở Du lịch thành phố để tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, các chương trình lễ hội tại Việt Nam, hội chợ, hội thảo quốc tế…Sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, lưu trữ, xử lý thông tin. Từng bước áp dụng mô hình Chính phủ điện tử trong việc quản lý du lịch. Xây dựng các website và thư viện điện tử trong việc cung cấp thông tin về du lịch nói chung và về phát triển bền vững nói riêng để nhiều người có thể tham gia cùng một lúc, và nó có thể truyền tải thông tin đến mọi nhà mà không hề bị giới hạn về không gian và thời gian. Thành lập Câu lạc bộ các doanh nghiệp du lịch có sự tham gia của Nhà nước và họp mặt định kỳ nhằm cập nhật thông tin, trao đổi những vướng mắc và cách làm ăn hiệu quả ....để cùng tồn tại, phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh đồng thời đề xuất các giải pháp, các kiến nghị để cấp trên nắm bắt tình hình sâu sát và giải quyết kịp thời. Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong việc bảo quản các di tích và trong việc quản lý hệ thống thông tin lẫn dữ liệu.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Kỹ năng nghiên cứu thị trường vốn là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Khi cần phải đưa ra các quyết định về marketing, các chiến lược, sách lược kinh doanh thì các doanh nghiệp Việt Nam thường làm rất cảm tính, không có thói quen dựa vào kết quả định lượng chính xác từ công tác nghiên cứu thị trường một cách bài bản và khoa học. Để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả, cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp và một hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiệu quả bằng các công cụ khoa học, chính xác.
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị
3.3.1. Đề xuất và kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan
Nhà nước sớm ban hành các hướng dẫn thi hành Luật Du lịch và các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, như chính sách miễn giảm thuế cho các phương tiện vận chuyển hành khách, đầu tư các khu du lịch, trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước cần có lộ trình nhằm tiến đến xoá bỏ độc quyền các