2.5. Đối với Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện
Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin lên quan đến các hoạt động du lịch của từng KDL trên địa bàn huyện để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò là chiếc cầu nối giữa các KDL với UBND huyện, với Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Thường xuyên tổ chức làm việc với các ngành liên quan của huyện, tổ chức gặp mặt các chủ đầu tư để nắm tình hình, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển du lịch huyện nhà.
Phải lập các báo cáo tổng hợp ít nhất hai lần trong năm về tình hình hoạt động, số lượt khách, doanh thu, các sản phẩm nổi bật... của các KDL để trình lên UBND huyện, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Bên cạnh, phải xây dựng được chương trình hành động trong từng thời điểm cụ thể để có các sơ kết và định hướng chỉ đạo cho các địa phương thực hiện.
Tiếp cận để giải thích và thuyết phục CĐĐP tạo điều kiện cho công tác đầu tư phát triển du lịch và DLST.
Tóm lại, DLST là một loại hình du lịch mới đang được quan tâm, ưu tiên trong các chiến lược phát triển du lịch của thế giới, Việt Nam, tỉnh Kiên Giang cũng như huyện Phú Quốc.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng DLST, các định hướng phát triển luôn bám sát các định hướng chiến lược phát triển KT – XH và du lịch của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển KT – XH của huyện. Đồng thời, đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc phát triển DLST.
Để thực hiện các định hướng và mục tiêu đề ra, nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, thông qua các giải pháp khoa học, hợp lý theo từng khu vực, giai đoạn. Các giải pháp xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, về kinh tế - môi trường - xã hội được xác lập ở trên phải được thực hiện đồng bộ mới có thể xây dựng được loại hình DLST thực thụ cho Phú Quốc, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Các Tuyến- Điểm Dlst
- Giải Pháp Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Tiếp Thị, Quảng Bá Dlst
- Giải Pháp Tăng Cường Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Dlst
- Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 16
- Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
1. Trần Thúy Anh (Chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004),
Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
3. Đặng Đình Chấn, Trần Miêu, Trần Anh tuấn (2008), Huyền thoại Phú Quốc, Nxb Lao động-Xã hội.
4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
5. Trần Văn Huấn (1998), Tiềm năng ở đảo Phú Quốc xưa và nay, Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Phạm Hoàng Hộ (1985), Thực vật ở đảo Phú Quốc, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
7. Kreg Lindberg, Donald E. Hawkins (1999), Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lí, Cục Môi trường xuất bản.
8. Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lí môi trường ở các vườn quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 96 -106.
9. Phạm Trung Lương (Chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
10. Luật Du lịch Việt Nam (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.
12. Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ.
13. Nguyễn Trọng Nhân (2001), Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos, Tạp chí khoa học xã hội số 5(153)-2011.
14. Nguyễn Thị Sơn, Bài giảng Môi trường du lịch và du lịch sinh thái, Bài giảng (Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội.
16. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1995), Tài nguyên du lịch, Viện ĐH mở Hà Nội - Khoa Du lịch.
17. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào Tạo.
18. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Thụ - Nguyễn Thụy Anh (2000), Bài giảng Kinh tế du lịch, Trường Đại học Giao thông Vận Tải Hà Nội.
21. Phạm Tứ (2007), Phát triển du lịch Việt Nam: nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá.
WEBSITE: http://www.vietnamtourism.vn/phamtu...
22. UBND huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết Đại hội X và phương hướng nhiệm vụ 2010-2015.
23. Phòng LĐ-TBXH huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết dân cư, lao động năm 2012.
24. UBND huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết năm 2012 và kế hoạch 2013.
25. UBND huyện Phú Quốc (2012), Báo cáo tình hình đầu tư phát triển đảo Phú Quốc.
26. Ban quản lý Đầu tư và phát triển Phú Quốc (2010), Báo cáo tình hình đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng đảo Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang.
27. Cẩm nang du lịch và đặc sản Phú Quốc (2005), Nxb Thế Giới.
28. Cẩm nang du lịch từ Hà Tiên đến Phú Quốc (2003), Nxb Thanh Niên.
29. Quyết định phê duyệt của TTg chính phủ, (số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011),“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
30. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, “Các thảm cỏ chính ở vùng ven bờ đảo Phú Quốc”.
31. Phân Viện điều tra Quy hoạch Rừng II (2001), Dự án đầu tư phát triển vườn quốc gia Phú Quốc và vùng đệm.
32. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, Diện tích rạn san hô và độ che phủ trung bình của san hô ở đảo Phú Quốc.
33. Quyết định 178/2004/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2004 phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
34. Quyết định số 137/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trườnng đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
35. Quyết định 633/QĐ-TTg, “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030”.
36. Quyết định số 441/QĐ-UBND, phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
37. Quyết định 14/2006/QĐ–TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/01/2004, “Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
38. www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newsdetail&newsid...vi
39. www.ecotourismlaos.com
40. www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=3866
41. www.phuquockiengiang.com/phu-quoc
42. www. phuquocconservation.com
43. www.phuquocexplorer.com
44. www. phuquocnews.vn/tiem-nang-phat-trien-du-lich-cua-dao-phu-quoc/
45. www.dulichphuquoc.com.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số thông tin cơ bản về các điểm du lịch phú quốc
- Bãi Sao: nằm phía Nam Đảo, cách Dương Đông 30km. Bãi Sao là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Phú Quốc. Bãi cát hình lưỡi liềm được giới hạn bởi những mũi đá nhô ra biển. Cát trắng mịn tinh khiết, nước biển màu xanh ngọc trong vắt. Trong mùa hè từ tháng 5-10, hầu hết các bãi biển ở Phú Quốc bị sóng to. Bãi Sao thì biển êm, gió lặng do nằm ở vị trí khuất gió Tây Nam. Khu vực này không có nhà cửa, trên bờ quanh bãi là cây bụi. Nước biển trong xanh, tinh sạch, không khí trong lành, là nơi lý tưởng hòa mình với thiên nhiên.
- Bãi Ông Lang:Thuộc Ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, một trong những bãi biển đẹp ở Tây Bắc của đảo. Bãi với cát trắng mịn, ít sóng biển, ven bờ có những mảng đá lớn hình thù kì bí, bên trên là VQG. Vẽ đẹp còn như hoang sơ, một trong những nơi lí tưởng phát triển du lịch tìm về với thiên nhiên.
- Bãi Khem: Bãi Khem Nằm ở phía Nam đảo, cách Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km. Bãi Khem Là bãi tắm đẹp, nổi tiếng cát trắng và mịn. Ở bãi Khem, chen lẫn những bãi cát thỉnh thoảng nhô ra biển là những ghềnh đá nhấp nhô. Bãi Khem mang hình vòng cung với một viền cát trắng nổi bật giữa màu xanh cây rừng và biển khơi lồng lộng. Đây là nơi có thể tắm biển, câu cá, bắt ốc và nổi lửa để thưởng thức các đặc sản tại Bãi Khem.
- Bãi Dài: Bãi biển nằm khu vực Bắc đảo, kéo dài 15 km từ Gành Dầu đến Cửu Cạn. Bãi biển thoai thoải, cát trắng mịn, nước trong xanh vỗ về bên rặng rừng già soi bóng mát. Nơi đây có thể đến tham quan, lặn biển xem san hô, câu cá và thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc.
- Bãi Trường: Nằm ở phía Tây đảo, hấp dẫn nhất trong các bãi cát vàng nằm thoai thoải trên bờ biển Phú Quốc. Gọi Bãi Trường vì bãi chạy dài gần 20km từ Dinh Cậu đến Khóe Tàu Rũ thuộc xã Dương Tơ.
Biển dọc theo bãi, lúc màu xanh lơ, lúc lại ửng hồng, khi màu ngọc thạch, khi lại tím thẫm do độ sâu cạn của biển khác nhau. Chạy dài theo bãi là những rặng dương, những hàng dừa rướn mình đón gió.
Bãi Trường gồm nhiều đoạn bãi nhỏ, nối liền nhau bởi những ghềnh đá, cây xanh và làng chài. Ngày nay, Bãi Trường được nhiều người biết, nhưng được quan tâm hơn cả là bãi biển Dương Ðông sau đó là bãi Vườn Dừa (Dương Tơ).Hầu hết Resort biển tại Phú Quốc tập trung dọc biển bãi Trường ngay phía Nam thị trấn Dương Đông. Bãi rất thu hút các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, chơi các môn thể thao biển.
- Bãi Thơm: Là bãi còn nguyên sơ nhất, cảnh vật gần như còn được giữ nguyên vẹn. Hàng dương cằn cỗi đứng trầm ngâm, vài ba cây cao vun vút như muốn thi gan cùng sóng gió. Cuối bãi là hòn Một, cây cối bao phủ xanh tươi. Lúc nước lớn hòn tách rời, khi nước ròng được bãi cát nối liền với đảo. Bãi thích hợp với các hoạt động khám phá, hòa mình với thiên nhiên.
- Bãi Rạch Vẹm: Bãi biển Rạch Vẹm là bãi biển chưa được biết đến, nằm ở phía Bắc đảo. Đây là bãi biển cát trắng mịn, trải dài khoảng 4 km từ làng chài Rạch Vẹm và được nối tiếp bằng 3 km bờ biển gềnh đá muôn hình dáng tới làng chài Rạch Tràm... Được che chắn bởi đất liền (cách bờ Campuchia từ 7 đến 12 km) nên bờ biển Rạch Vẹm, Rạch Tràm, mũi Dương luôn êm ả, mặt biển phẳng lặng như hồ nước trong xanh, làm nổi bật hàng ngàn con sao biển đỏ...
- Suối Đá Bàn: Con suối được thiên nhiên ưu đãi với tổng diện tích gấp 3 lần suối Tranh. Suối Đá Bàn đổ từ thượng nguồn phía Đông Bắc của đảo về hạ nguồn là nơi gần nhất với hồ nước Dương Đông nơi dự trữ nước ngọt cho toàn đảo Phú Quốc. Chạy xuyên qua cánh rừng quốc gia thuộc dãy núi Hàm Ninh, suối Đá Bàn hùng vĩ hơn với mặt bằng là những tản đá lớn phẳng lì như mặt bàn. Dòng nước trong mát vẩn không ngừng tuôn chảy, có đoạn gặp những phiến đá chắn giữa dòng tạo nên những con thác nhỏ trắng xóa thật đẹp. Đường lên thượng nguồn của con suối cũng không khó khăn lắm vì hai bên bờ suối là lối mòn dưới những tán cây Sắn rừng. Cùng với tiếng chim ca ríu rít và tiếng suối chảy róc rách càng làm tăng thêm vẻ
huyền bí của suối. Là địa điểm thích hợp với các hoạt động khám phá, tham quan thắng cảnh, tắm suối.
- Suối Tiên: Thuộc ấp Suối Đá (xã Dương Tơ). Suối Tiên chảy từ trên núi xuống với tổng chiều dài hơn 1km. Giống như suối Đá Bàn, suối Tranh, lòng suối Tiên cũng có những tảng đá to và khá bằng phẳng có thể trở thành những “thạch bàn” cho khách nhàn du nghỉ chân. Suối chảy len lỏi theo núi đá, đoạn dưới suối tạo thành thác nhỏ và một hồ nước khá rộng, quan cảnh thiên nhiên tươi đẹp và còn rất nguyên sơ.
- Suối Đá Ngọn: Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo, gần hồ nước Dương Đông với 7 thác nước tuyệt đẹp chưa được nhiều người biết đến. Đối với Suối Tranh, Suối Đá Bàn du khách phải tham quan vào mùa mưa thì mới có nước, nhưng Suối Đá Ngọn thác vẫn đổ ào ào quanh năm. Suối hùng vĩ và đẹp đến mê hồn thích hợp cho hoạt động khám phá và ưa mạo hiểm.
- Mũi Đất Đỏ: Nằm ở phía Nam đảo, mũi đất với bờ cát trắng rộng hẹp khác nhau theo từng đoạn, nước biển trong xanh cùng với hàng dương đón gió vi vút đẹp lạ thường. Bên dưới ghe thuyền chen chút, nơi đây cũng là làng chài của người dân với cuộc sống hiền hòa, bình dị. Thích hợp với các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa địa phương.
- Mũi Gành Dầu: Gành Dầu là một mũi đất nằm nhô ra biển ở phía Tây Bắc đảo, thuộc địa bàn xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc. Cách đường nước lịch sử khoảng 1,3 km và cách hòn Nầng Ngoài của Vương quốc Campuchia khoảng 2,5 km. Đây là vùng đất mới được khai phá và đưa vào phục vụ du lịch. Nếu so với khu vực phía Nam thì vùng Bắc đảo thưa dân và nghèo hơn nhiều. Tuy nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên thì lại không hề thua kém. Gành Dầu là một kiệt tác mà thiên nhiên muốn tô điểm cho vùng Bắc đảo để cân bằng với những thắng cảnh ở phía Nam. Có lúc dữ dội và ồn ào, có lúc dịu êm và lặng lẽ. Gành Dầu có bãi tắm hình cánh cung chạy dài hơn 500 m, được che chắn bởi hai quả núi. Đứng tại biển Gành Dầu, có thể nhìn thấy núi Tà Lơn của nước Campuchia. Gành Dầu có rất nhiều rạn, ghềnh đá và các loại cá, đặc biệt là cá mú đỏ.
Biển Gành Dầu yên tĩnh, ghe xuồng đậu nghỉ đông đúc, hải sản có nhiều loại nhưng nhiều nhất vẫn là tôm. Ngoài khơi xa là các hòn như Hòn Bàn và Hòn Thầy Bói có thể khám phá khi đến mũi Gành Dầu.
- Hang Dơi: Một hang núi hiểm trở nằm trên ngọn Suối Tranh. Hang núi âm u, tối như mực, tĩnh lặng như tờ, là vương quốc của loài dơi. Trong hang núi còn có rất nhiều loài trăn, rắn quý, sống hàng chục năm. Thực phẩm chính của chúng là dơi, tuy nhiên những chú dơi không bao giờ chịu rời tổ đi nơi khác. Dù có bay đi kiếm ăn bao xa chúng cũng quay về Hang Dơi để trú ngụ. Muốn đến hang Dơi các phải vượt lên đến đầu nguồn ngọn thác, băng qua những dốc núi cheo leo hiểm trở, đôi khi còn có những vị khách không mời mà đến trăn, rắn, rít…
- Giếng Tiên: Từ trung tâm thị trấn An Thới, vượt qua 2km đường rừng ven biển, một vùng nước trong xanh hiện ra đó là Giếng Tiên. Ở đó có bãi cát trắng trải dài lượn vòng chân núi. Có một ngôi đền thờ nhỏ, trên những tảng đá treo leo. Tại đây còn có dấu viết của một chiếc ghế đá quay lưng ra biển, hướng về cánh đồng bao la, gọi là ngai vua.
Dân gian truyền rằng, trong cơn quẫn bách, không có nước ngọt cho quân, Nguyễn Ánh đã dậm chân chỉ mũi kiếm thần vào lòng đất, làm bắn ra một dòng nước ngọt mà đến nay vẫn còn tuôn chảy, dấu giầy xưa vẫn còn khắc sâu trên đá và nơi ấy được người dân gọi là Giếng Ngự, Giếng Tiên hay Giếng Gia Long.
- Sông Cửa Cạn: Là một trong những con sông nằm phía Tây Bắc của đảo vẫn còn nguyên sơ chưa hề bị khai thác.
Cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km, sông Cửa Cạn hiện ra trước mắt êm đềm, mềm mại. Sông bắt nguồn từ những dãy núi cao phía Đông Bắc của đảo và đổ về hạ nguồn gần hướng Tây Bắc giáp với vịnh Thái Lan. Với tổng chiều dài gần 20km, sông uốn khúc ngoằn ngèo ẩn, hiện giữa những cánh đồng Tràm. Có những đoạn chảy qua những khu rừng thuộc VQG có HST thực vật đa dạng. Gần đến cửa biển khoảng 4km thì hai bên bờ sông mới có dân cư sinh sống. Nhiều mái nhà xen lẫn dưới tán cây đước xanh tươi. Là điểm đến của DLST.