Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 16

- Sông Rạch Tràm: Có chiều dài trên 25 km, gồm 3 nhánh: một nhánh bắt nguồn từ Bãi Thơm, hai nhánh còn lại bắt nguồn từ khu rừng già cây họ dầu thuộc VQG Phú Quốc và chúng gặp nhau tại ngã ba Bắc Cứu. Cũng giống như tất cả những sông suối trên đảo, sông Rạch Tràm cũng chảy về phía Tây. Đây được xem là con sông duy nhất ở đảo hiện còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với HST rất đặc biệt, khó có nơi nào sánh được.

Sông Rạch Tràm có nét rất đặc biệt bởi một bên bờ sông là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao; còn một bên là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Trong khi ở thượng nguồn lại có nhiều dây choại, bòng bong, lau sậy, hoa mua, thù lù, nụ áo, tàu bay, tâm thất, bèo tản nhọn với màu nước đỏ đặc trưng. Hệ thực vật ở đây không khác gì đất liền và đây cũng chính là nét đặc sắc ở các khu rừng tràm trong Vườn quốc gia Phú Quốc. Vào mùa mưa, nước sông Rạch Tràm ngầu đục, còn mùa nắng thì nước xanh biếc. Thấp thoáng ven bờ là những vạt rừng xanh thẳm và dãy núi đá cao ngất, vách dựng thẳng đứng trông như cửa ải trấn giữ cho vùng thượng nguồn. Từ đầu sông cho đến ngã ba Bắc Cứu, càng xuôi dòng, diện tích mặt nước càng trải rộng mênh mông, một tiềm năng lớn để phát triển DLST.

Bên cạnh những tài nguyên đã được đưa vào khai thác, Phú Quốc còn rất nhiều tài nguyên bãi biển, suối, vịnh như bãi Bà Kèo, bãi Dương, bãi Cửa Cạn, suối Mơ, vịnh Đầm, Vũng Bầu...ở dạng tiềm năng chưa khai thác, nhưng đây là những tài nguyên rất được chú ý để đầu tư phát triển du lịch đảo trong thời gian tới.

- Chùa Sùng Hưng Cổ Tự: Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch đến đảo Phú Quốc. Chùa được xây vào những năm đầu của thế kỷ XX. Vùng đất này trước đây là nghĩa địa hoang vắng. Nhân dân đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để làm nơi thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn. Về sau hợp nhất hai chùa lại và lấy tên Sùng Hưng. Chùa Sùng Hưng được nhắc đến trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906) như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện”.

- Đình thần Dương Đông: Tọa lạc trên đường 30 tháng 4, khu phố 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc. Đình được xây dựng từ năm 1959 để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị tiền nhân có công khai làng lập ấp. Hằng năm, hội đình mở lễ hội vào các ngày mồng 10 tháng Giêng và rằm tháng Bảy âm lịch để tưởng nhớ đến họ. Vào những ngày này, nhân dân quy tụ về rất đông để cúng thần và cầu nguyện được thần phù hộ, che chở. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết của cư dân trên đảo và cũng là dịp để du khách phương xa đến chứng kiến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi đình.

- Chùa Sư Muôn: Cách trung tâm Dương Đông 5km, chùa Sư Muôn nằm trên đường đi Hàm Ninh. Qua con đường xi măng vòng vèo lên trên lưng chừng núi, một ngôi chùa lớn nằm giữa rừng cây tĩnh mịch, dưới một bóng cây kơ-nia 300 tuổi. Chùa có tên chữ là Hùng Long Tự, theo phái Tịnh Độ Cư Sĩ được lập bởi nhà tên Nguyễn Kim Muôn vào năm 1932.

Trong chánh điện trang nghiêm thờ một tượng phật Thích ca lớn, phía trước chùa còn có bức tượng Di Lặc với các chú tiểu vây quanh trông rất sống động. Sau chùa là tượng Phật Thích Ca ngồi thiền bên gốc cây bồ đề cạnh vách núi cao rừng rậm rạp.

- Dinh Bà: Nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông 7km. Dinh Bà Ông Lang tọa lạc tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc. Nằm trên bãi biển Ông Lang xanh ngắt, bãi cát trắng mịn rất đẹp.

Dinh Bà Ông Lang là sự tín gưỡng của bà con nhân dân trên đảo về Bà Kim Giao (vợ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực), Bà sẽ phù độ mang lại sức khỏe, an lành, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân trên đảo.

Hàng năm cứ vào ngày 18, 19 tháng giêng âm lịch mọi người điều đổ sô về đây thấp hương, hành lễ cầu mong mọi điều tốt lành mưa thuận gió hào, làm ăn được mùa, một số người thì hành hương xin lọc về để làm ăn (theo sự tín gưỡng của nhân dân, bà con đến đây vay cái lọc của Dinh về làm ăn sẽ được may máy, phát đạt) và các cập đôi trai gái đến đây hành hương cầu mong sống chọn đời bên nhau. Du khách đến lễ hội Dinh Bà ngày càng đông để tham quan và cầu tài cầu lộc.


Phụ lục 2: Thảm động, thực vật, HST rừng Vườn Quốc gia Phú Quốc

1. Thực vật

Qua điều tra thống kê được 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi, trong đó có 5 loài khoả tử (ngành hạt trần) thuộc 3 họ và 4 chi). Ngoài ra, còn có 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa được các bệnh hiểm nghèo) và 23 loài Phong lan, trong đó có 1 loài mới được ghi nhận tại Việt Nam (Podochilus tenius). Trong đó:

* Có 12 loài đặc hữu của Phú Quốc như:

- Cù đèn Phú Quốc (Croton phuquocensis Croiz..)

- Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyllanthus phuquocianus Beille..)

- Tam thụ hùng Phú Quốc (Trigonostemon quocensis Gagn..).

- Chóp máu Phú Quốc (Salacia phuquocensis Tard..)

- Gội Phú Quốc (Gội ổi) (Aglaia quocensis Pierre..)

- Táu Phú Quốc (Ximenia americana Willd..)

- Doi Phú Quốc (Archidendron quocense (Pierre) l. Niels..)

- An điền Phú Quốc (Hedyotis quocensis Pierre ex Pit..)

- Trèn Phú Quốc (Tarenna quocense Pierre ex Pit..)

- Xuân tôn Phú Quốc (Xantonnea quocensis Pierre ex Pit..)

- Lốp bốp Phú Quốc (Connarus semidecandrus Jack C. quocensis Pierre).

- Huỳnh đàn Phú Quốc (Dysoxylum cyrtophyllum Miq var. quocensis Pierre)

* 14 loài thực vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ, đang có nguy cơ bị tiêu diệt

(E) cần phải bảo vệ như:

- Trai (Fagraea cochinchinensis)

- Quế quan (Cinnamomum zeynanicum),

- Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis),

- Cây sơn (Gluta laccifera),

- Huyết đằng (Milletia auriculata),

- Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum),

- Thông lông gà (Podocarpus imbricatus),

- Thông tre (Podocarpus neriifolius),

- Hoàng đàn (Dacrydium pierrei),

- Tùng có ngấn (Cupressus torulosa),

- Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum),

- Kim giao Wallich (Nageia wallichiana),

- Trầm hương (Aquilaria crassma),

- Cẩm thị (Diospyros maritima)

* 6 loài thực vật có giá trị ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc như:

- Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeryi),

- Dầu mít (Dipterocarpus costatus),

- Kiền kiền Pierre (Hopea pierrei),

- Sao đen (Hopea odorata),

- Bô bô (Shorea hypochra),

- Tri tân (ổi rừng) (Tristaniopsis merguensis).

2. Động vật

Qua kết quả điều tra bước đầu đã thống kê được 208 loài thuộc 129 chi và 78 họ. Phân theo các lớp như sau:

Lớp Thú: 17 họ, 23 chi, 28 loài.

Lớp Chim: 41 họ, 74 chi, 119 loài.

Lớp Bò sát: 16 họ, 25 chi, 47 loài.

Lớp Lưỡng thê: 4 họ, 7 chi, 14 loài.

Mặc dù có thành phần loài của khu hệ động vật ở VQG Phú Quốc không phong phú như các VQG khác trong đất liền, nhưng tại đây có 8 loài thú được xếp trong nhóm động vật quí hiếm đang bị đe doạ diệt vong trong nước hoặc trên

toàn cầu. Trong đó, có 5 loài ghi trong “Sách đỏ Việt Nam” (2000), 6 loài ghi trong Danh lục đỏ của IUCN (2004), và 7 loài ghi trong Danh lục của Nghị Định 48/2002/NĐCP (2002).


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

IUCN

2004

SĐVN

2000

NĐ48

(2002)

1

Cu li lớn

Nycticebus coucang

DD

V

IB

2

Cu li nhỏ

Nycticebus pygmaeus

VU

V

IB

3

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

VU

V

IIB

4

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

LR/nt


IIB

5

Voọc bạc

Semnopithecus cristatus

DD


IB

6

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea

LR/nt

V

IB

7

Mèo rừng

Prionailurus bengalensis



IB

8

Sóc đỏ Phú

Quốc

Callosciurus finlaysoni

harmandi


R


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3. HST rừng

- Rừng nguyên sinh trên núi: Xuất hiện ở độ cao từ 350 đến 603m so với mực nước biển (SVMNB). Kiểu rừng này có sự hiện diện của ba loài thực vật hạt trần là Hoàng đàng giả (Dacrydium peirrei); Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia fleury).

- Rừng nguyên sinh cây họ dầu: Phân bố từ độ cao 100m đến 350m SVMNB. Chiếm ưu thế trong kiểu rừng này là các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).

- Rừng thứ sinh: Có mặt trên phần lớn diện tích của VQG tại các khu vực có địa hình đồi thấp và bằng phẳng (30-100m SVMNB). Đây thường là kiểu rừng tái sinh với mật độ dày đặc sau khai thác gỗ hoặc các tác động khác của con người trước đây.

- Rừng Tràm: Xuất hiện ở độ cao 20-30m SVMNB trong vùng chuyển tiếp giữa núi và thung lũng. Vào mùa mưa, các khu vực này thường bị ngập nước, cá biệt có một số khu vực nước ngập quanh năm.

- Rừng ngập mặn: Phân bố thành các đám ven cửa sông, suối gần biển và dọc bờ biển với sự phân bố của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), là loài thực vật hiếm trong sách đỏ Việt Nam.

- Rú lùn trên các đụn cát: Là kiểu thực vật độc đáo có quá trình tiến hóa thích ứng với điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Kiểu rừng này xuất hiện tại vùng ranh giới giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái cực kì hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ ở một vài khu vực ven biển.

Phụ lục 3: Một số hình ảnh về Phú Quốc

Hình 1: Vẽ đẹp của bãi Sao Phú Quốc


Nguồn Tác giả Hình 2 Lặn ngắm san hô đảo Phú Quốc Nguồn BQL bảo tồn biển 1

Nguồn: Tác giả

Hình 2: Lặn ngắm san hô đảo Phú Quốc


Nguồn BQL bảo tồn biển Phú Quốc Hình 3 Suối Tranh Phú Quốc Nguồn http www 2

Nguồn: BQL bảo tồn biển Phú Quốc

Hình 3: Suối Tranh Phú Quốc



Nguồn http www dulichphuquoc com vn Hình 4 Đình thần Nguyễn Trung Trực Nguồn Tác giả 3

Nguồn: http://www.dulichphuquoc.com.vn/

Hình 4: Đình thần Nguyễn Trung Trực


Nguồn Tác giả 4

Nguồn:Tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023