xây dựng thương hiệu du lịch của doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm. Tăng cường thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, công nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh. Kiến nghị với Trung ương có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...). Tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp du lịch để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn (về thủ tục, giao thông, môi trường, an ninh trật tự...)
3.2.7. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác du lịch
3.2.7.1. Giải pháp về tăng cường hiệu quả triển khai hợp tác du lịch
Phối hợp với các tỉnh thành phố trong và ngoài nước, thực hiện nối tuyến du lịch địa phương với tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Cụ thể, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, các địa phương thuộc hai hành lang - một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hợp tác xây dựng các tuyến du lịch liên vùng kết nối Hải Phòng với Hà Nội và các điểm du lịch lân cận. Trước mắt, cần phối hợp hiệu quả với Hà Nội và các địa phương khác trong khu vực đồng bằng Sông Hồng tổ chức thành công Năm du lịch Quốc gia 2013. Ngoài việc phát triển các tua du lịch truyền thống, hai bên sẽ phối hợp mở thêm các tua du lịch mới, trong đó Hà Nội sẽ là đầu mối đưa khách đến Hải Phòng và ngược lại. Bên cạnh đó, Hải Phòng cần phối hợp sớm tổ chức gặp gỡ các công ty du lịch lữ hành trong cả nước để cung cấp thông tin, tạo điều kiện để doanh nghiệp sớm xây dựng và chào bán sản phẩm, thu hút du khách tới tham dự các sự kiện…
Quan tâm hợp tác với các địa phương của Trung Quốc tổ chức các tuyến du lịch giữa hai nước, khai thác có hiệu quả nguồn khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc. Tổ chức các tuyến du lịch quốc tế (cả bằng đường bộ, đường không và đường biển) giữa các địa phương hai nước Việt - Trung; xây dựng tuyến du lịch biển vòng quanh vịnh Bắc Bộ. Chú trọng tuyến đường bộ Hải Phòng - Côn Minh, Hải Phòng - Nam Ninh (Trung Quốc); Hải Phòng - Nghệ An - Lào - Thái Lan. Mở tuyến đường thủy Hải Phòng đi các cảng biển quốc tế trong khu vực.
Phối hợp với các nước ASEAN hình thành các tuyến du lịch liên quốc gia, Hợp tác khai thác nguồn khách du lịch từ các thị trường Đông Bắc Á, Châu Âu và Châu Mỹ đến bằng đường biển. Hợp tác xúc tiến mở các tuyến bay quốc tế từ Hải Phòng đến các địa phương trong khu vực quốc tế; tăng cường xúc tiến thị trường khách trong nước tạo nguồn khách đối ứng nhằm nâng cao hiệu quả các tuyến bay.
3.2.7.2. Giải pháp về đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác du lịch quốc tế
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng
- Nhóm Giải Pháp Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Và Hoàn Thiện Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng
- Nhóm Giải Pháp Đầu Tư Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch
- Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 19
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Mở rộng hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhất là hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Phối hợp tổ chức các sự kiện văn hoá - du lịch, các hội chợ - triển lãm du lịch luân phiên tại mỗi địa phương. Đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết, thu hút nguồn chất xám, tri thức, kinh nghiệm từ nước ngoài thông qua con đường du lịch.
Mở rộng và phát huy triệt để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhằm tăng cường xúc tiến và quảng bá, thu hút khách, thu hút đầu tư nâng tầm vị thế, hình ảnh du lịch Hải Phòng đối với cả nước và khu vực. Mở rộng hợp tác phát triển du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau (tiếp tục trao đổi, thúc đẩy khả năng ký kết các hiệp định, kế hoạch hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động, dự án hợp tác cụ thể thu hút đầu tư phát triển du lịch…) để đạt hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa và giao lưu hội nhập.
Tóm lại, chương 3 tác giả luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giới, dự báo phát triển du lịch Việt Nam, dự báo phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng; thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch của thành phố trong bối cảnh mới.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, định hướng đến năm 2020, du lịch Hải Phòng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đưa Hải Phòng trở thành điểm đến đáng khám phá, đáng lưu trú
- Giải pháp bảo đảm thực hiện phương hướng phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Hải Phòng. Trong nội dung này tác giả tập trung vào 7 nhóm giải pháp là: Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; Hoàn thiện quy hoạch du lịch và hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng; Phát triển sản phẩm du lịch; Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; Huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch; Tăng cường hợp tác du lịch.
KẾT LUẬN
Hiện nay, thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng nói riêng.
Hải Phòng là thành phố cảng có đầu mối giao thông quan trọng với đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và cả đường hàng không, nhất là khi Hải Phòng có sân bay quốc tế lớn ở Tiên Lãng, một trung tâm kinh tế phát triển và là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, Hải Phòng sẽ là chiếc nôi, là bệ phóng để cho ngành Du lịch đi lên. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng để lại cho vùng đất này nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa qua những di sản vật thể và phi vật thể ở khắp nơi là mảnh đất rất mầu mỡ cho du lịch thành phố phát triển. Xuất phát từ những lợi thế trên, trong chủ trương phát triển kinh tế của thành phố, Nghị quyết của Thành ủy đã đặt vị trí “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Thành phố”. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam cũng đã xác định “Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó có khu du lịch Hạ Long - Cát Bà là một trong 4 khu du lịch tổng hợp của quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu trên, để cho du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu du lịch của thành phố thì còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhiều giải pháp phải đặt ra và tổ chức thực hiện.
* Luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:
Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay trên địa bàn thành phố. Chương này có 2 nội dung cơ bản mà tác giả tập trung đề cập, đó là:
- Du lịch và phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp đa ngành và đã xuất hiện lâu đời ở nhiều nước trên thế giới; nhưng trong thực tế các khái niệm, định nghĩa về du lịch là khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các
khái niệm, định nghĩa về du lịch từ trước đến nay và thực tiễn của du lịch Việt Nam; tác giả cho rằng trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu của một quốc gia, một vùng lãnh thổ (địa phương) hay của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu và điều kiện phát triển của nó; trong đó vấn đề hàng đầu là lợi ích, hiệu quả của du lịch đem lại cho một quốc gia hoặc một địa phương, vùng lãnh thổ.
- Tác giả đã làm rõ sự tác động qua lại giữa hội nhập quốc tế và phát triển du lịch. Phát triển du lịch góp phần đáng kể thúc đẩy sự hội nhập giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Mặt khác, hội nhập quốc tế đã tạo ra những tác động tích cực, những cơ hội mới cho ngành du lịch đồng thời cũng đặt ra không ít những bất lợi và thách thức mới.
Chương 2, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển du lịch ở Hải Phòng trong giai đoạn 2001 - 2011, tức là giai đoạn ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng có bước phát triển trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng đã thực sự không ngừng lớn mạnh, dần từng bước đã nâng khả năng hoạt động để thực sự trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. Sự lớn mạnh này, có nhiều nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp, nhưng trong đó nhân tố tác động mạnh mẽ là sự nỗ lực vươn lên, khai thác được nguồn nội lực của địa phương và của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành du lịch Hải Phòng còn bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh, chưa thực sự trở thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Thiếu chiến lược nuôi dưỡng và phát triển các tài nguyên có ảnh hưởng trực tiếp
cho hoạt động và phát triển du lịch một cách hiệu quả; định hướng phát triển du lịch chưa có phân kỳ chọn điểm, lĩnh vực làm đột phá để vươn lên thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chương 3, tác giả luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Bối cảnh và xu hướng du lịch thế giới, dự báo phát triển du lịch Việt Nam, dự báo phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng; thời cơ và thách thức đối với phát triển du lịch của thành phố trong bối cảnh mới.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, định hướng đến năm 2020, du lịch Hải Phòng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đưa Hải Phòng trở thành điểm đến đáng khám phá, đáng lưu trú
- Giải pháp bảo đảm thực hiện phương hướng phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Hải Phòng. Trong nội dung này tác giả tập trung vào 7 nhóm giải pháp là: Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; Hoàn thiện quy hoạch du lịch và hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng; Phát triển sản phẩm du lịch; Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; Huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch; Tăng cường hợp tác du lịch.
* Luận văn đã góp phần giải quyết các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá lý luận du lịch, phát triển du lịch; hội nhập quốc tế; mối quan hệ tác động qua lại giữa hội nhập quốc tế và phát triển du lịch. Đó là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế thời gian qua.
- Trên cơ sở tình hình thực tế, số liệu, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch thành phố Hải Phòng, tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng tình hình thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2001-2011.
- Trên cơ sở dự báo phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du
lịch của Hải Phòng nói chung, từ thực trạng và yêu cầu phát triển của ngành du lịch thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề ra phương hướng, biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
Tuy nhiên do khả năng nghiên cứu có hạn của tác giả nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn, bổ sung của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn, đem lại ý nghĩa thiết thực hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng (2006), Nghị quyết về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020, Hải Phòng.
2. Nguyễn Phú Bình (2004), “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước tạo thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
3. Thái Bình (2006), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội hập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7).
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020, Nxb. Hà Nội.
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị quyết số 45 - CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, Hà Nội.
6. Phạm Quang Duy (2004), “Thương hiệu du lịch Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
7. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Hòa (10/2008), “Phát triển du lịch cộng đồng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
12. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nxb. Khoa học Bắc Kinh.