Một ví dụ về sự thành công nhờ vận dụng hợp lý chính sách cổ tức là công ty cổ phần Thế giới Di động (MWG). Được thành lập từ năm 2004, trong giai đoạn 2004 – 2009, công ty này có mức sinh lời hàng năm rất cao nhưng đã không chi trả cổ tức, ưu tiên tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận cho đầu tư tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần trên một thị trường hàng điện tử đang tăng trưởng nhanh, nhờ đó đã trở thành công ty dẫn đầu ngành và chiếm được thị phần lớn nhất trong ngành.
➢Sử dụng chiến lược tăng cổ tức trong ngắn hạn để ổn định tâm lý nhà đầu tư trong trường hợp xuất hiện thông tin xấu về doanh nghiệp
Nếu hoạt động của doanh nghiệp phát triển, có nguồn vốn dồi dào thì doanh nghiệp nên tăng mức cổ tức chi trả cho cổ đông. Vì tăng mức cổ tức là một tín hiệu tích cực truyền đến các nhà đầu tư về triển vọng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường, tăng giá trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, lý thuyết tín hiệu cổ tức có thể áp dụng trong một số trường hợp không thuận lợi như: thị trường chứng khoán có nhiều biến động hay xuất hiện các tin đồn thất thiệt về tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như tin đồn công ty đang gặp phải khó khăn về tài chính. Khi đó, nếu các nhà quản lý sử dụng chiến lược tăng cổ tức trong ngắn hạn, sẽ giúp ổn định tâm lý của các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường, tránh được phản ứng quá mức của nhà đầu tư. Đặc biệt với tâm lý “đám đông” khá mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các thông tin thất thiệt có thể dẫn đến hiện tượng bán tháo cổ phiếu trên thị trường.
Ví dụ về trường hợp sử dụng chiến lược tăng tổ tức khi xuất hiện thông tin thất thiệt về doanh nghiệp là mã chứng khoán VIC. Nửa đầu năm 2011, thị trường xuất hiện những tin đồn Tập đoàn Vingroup (VIC) gặp khó khăn về vốn, ngay lập tức Tập đoàn đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2010 bằng tiền tỷ lệ 58,8%, với số tiền trả cổ tức 2.300 tỷ đồng. Hai năm trước (năm 2008 và năm 2009) công ty lựa chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu. Họ đã dùng chính sách cổ tức bằng tiền mặt cao để trấn an cổ đông. Tập đoàn Vingroup đã thực hiện một hành động thể hiện dòng tiền của công ty vẫn vững mạnh, do đó giúp ổn định niềm tin của các nhà đầu tư.
Tóm lại, doanh nghiệp nên trả cổ tức linh hoạt, tỷ lệ và hình thức chi trả phù hợp với tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh và chu kỳ vận động của doanh nghiệp. Một chính sách cổ tức tốt không nên đứng biệt lập, mà cần kết hợp với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ, dựa trên dòng tiền dài hạn của công ty và được định hướng nhất quán mang tính dài hạn.
5.2.3. Kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Dạng Phi Tuyến Tính (Mô Hình 4)
- Phân Tích Robust Với Biến Phụ Thuộc Là Thay Đổi Thu Nhập Trên Tổng Tài Sản
- Biến Phụ Thuộc Là Thay Đổi Roa (Roa T – Roa T-1 )
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Hiện nay, chính sách cổ tức được sử dụng như một công cụ để truyền tải thông tin đến thị trường về kết quả kinh doanh, cũng như kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tồn tại được 18 năm, tuy nhiên các kiến thức và sự hiểu biết của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán còn hạn chế. Các công ty có thể sử dụng cổ tức để truyền tải các thông tin không đúng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vì các mục đích riêng hay phục vụ lợi ích của nhóm cổ đông thiểu số. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hành động như: trả cổ tức cao hơn mức lợi nhuận đạt được, không chi trả cổ tức đúng hạn như đã công bố. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sai khi nhìn vào các thông tin từ chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho Chính phủ, bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước như sau:
➢Đưa ra quy định chặt chẽ về công bố thông tin chính sách cổ tức trên các trang thông tin điện tử
Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là thị trường chứng khoán bởi tính thanh khoản cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác động của công bố thông tin đến giá cổ phiếu trên thị trường. Các thông tin về doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư quan tâm gồm: kết quả kinh doanh của công ty, triển vọng đầu tư tương lai, chi trả cổ tức...Tuy nhiên, các nhà đầu tư chưa hài lòng về hoạt động công bố thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo thông tư 155/2015/TT-BTC - thông tư mới nhất quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin về cổ tức được xếp vào thông tin bất thường. Điều 9 của thông tư này về công bố thông tin bất thường quy định: “Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa, ngoại trừ trường hợp phong tỏa theo yêu cầu của chính công ty; tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bổ sung hoặc rút bớt một hoặc một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh; bị đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; quyết định về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức; quyết định tách, gộp cổ phiếu...”. Như vậy, các công ty đại chúng phải công bố các thông tin về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức trong thời gian 24 giờ kể từ khi có quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin bất thường theo đúng quy định, vi phạm chủ yếu là chậm công bố thông tin. Theo cổng thông tin của Sở giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh (https://www.hsx.vn ), một số công ty đã bị Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhắc nhở về việc chậm công bố thông tin trả cổ tức năm 2016 như: Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex (VMD), Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ TAICERA (TCR), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh (VRF). Điều này ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán và ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Khắc phục tình trạng chậm công bố thông tin cổ tức như hiện nay và đảm bảo nhà đầu tư có được những thông tin minh bạch về lịch sử chi trả cổ tức làm căn cứ tính toán được biến động cổ tức và đưa ra các dự báo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp là điều các nhà đầu tư mong đợi. Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần đưa ra quy định xử phạt rõ ràng với trường hợp chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để tạo ra sân chơi minh bạch trên thị trường chứng khoán, giúp thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
➢Đưa ra quy định cụ thể hơn về phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức của công ty cổ phần
Nhà nước cũng cần có một khung pháp lý cụ thể quy định định về phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức đối với công ty cổ phần. Việc minh bạch hoá như vậy sẽ tăng cường sự giám sát của cổ đông, kể cả các cổ đông thiểu số. Quy định này góp phần hạn chế việc các doanh nghiệp đánh bóng thương hiệu bằng cổ tức, chia cổ tức chạy theo lợi ích cục bộ của một nhóm cổ đông.
➢Đưa ra chế tài phạt chậm chi trả cổ tức
Khoản 4, Điều 132 Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 quy định: “Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên; Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức; Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức”.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều công ty không thực hiện trả cổ tức cho cổ đông đúng như thông báo và quy định, các công ty đưa ra nhiều lý do trong việc chậm chi trả cổ tức, xin lùi thời hạn trả cổ tức. Theo thông báo của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD, CTCP Xây dựng số 5 đã thay đổi 7 lần ngày thanh toán cổ tức năm 2013 bằng tiền. Nguyên nhân được công ty giải thích là do nguồn tiền về từ các công trình VC5 thi công và các nguồn thu khác không đạt được như dự kiến, cho nên nguồn tiền thanh toán cổ tức cho các cổ đông năm 2013 không thực hiện được đúng kế hoạch. Một trường hợp khác là công ty cổ phần Sông Đà 6 xin hoãn trả 5% cổ tức còn lại của năm 2015 và 5% cổ tức năm 2016 đã có Nghị quyết của hội đồng quản trị. Tuy
nhiên, việc thanh toán cổ tức 2015 tiếp tục bị hoãn lại, cổ tức còn lại của năm 2016 và cổ tức năm 2017 vẫn chưa chắc chắn được thời gian.
Những vấn đề trên đã ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các cổ đông. Ngoài ra, việc chậm chi trả cổ tức và chậm công bố thông tin liên quan còn ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của các nhà đầu tư trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Trong dài hạn, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ cân nhắc đến các quy định pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho họ. Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán cần xem xét bổ xung quy định về chế tài cụ thể xử phạt trong trường hợp hết 6 tháng nhưng công ty chưa trả cổ tức cho cổ đông theo thông báo của Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, quy định cách thức tính lãi phạt quá hạn như thế nào.
➢Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin đối với các công ty cổ phần
Theo quy định khi doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng thì phải có nghĩa vụ công bố thông tin. Từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực ngày 01/01/2007 đến nay, đã có 4 thông tư ra đời nhằm quy định và hướng dẫn công bố thông tin cho các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán gồm: Thông tư 38/2007/TT-BTC, Thông tư 09/2010/TT-BTC, Thông tư 52/2012/TT-BTC và hiện nay là Thông tư 155/2015/TT- BTC. Mặc dù, các quy định về công bố thông tin đã tương đối đầy đủ, nhưng nội dung thông tin cần công bố của các công ty niêm yết còn một số hạn chế như:
Hệ thống các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa theo một mẫu thống nhất, chưa hoàn toàn theo thông lệ quốc tế.
Tính trung thực của các thông tin công bố chưa cao, vẫn còn sự sai lệch giữa các số liệu tài chính trước và sau kiểm toán.
Một trong những nguyên tắc khi công bố thông tin là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật. Dù vậy, vi phạm về công bố thông tin vẫn phổ biến. Danh sách các công ty vi phạm công bố thông tin được đăng tải trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Theo danh sách này, năm 2016 có 67 công ty vi phạm công bố thông tin, nhưng sang năm 2017 con số này đã lên đến 100 công ty. Từ con số trên có thể thấy số lượng các công ty vi phạm công bố thông tin đã tăng từ năm 2016 sang năm 2017. Tuy nhiên, quy định xử lý vi phạm về công bố thông tin chưa chi tiết. Điều 7, Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định xử lý vi phạm về công bố thông tin như sau: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định pháp luật”. Như vậy, các quy định về công bố thông tin đã đưa ra quy định xử lý trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm, nhưng chưa đưa ra mức xử lý cụ thể, chưa rõ ràng. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần có những hành động cụ thể nhằm hoàn thiện việc công bố thông tin.
5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế. Kết quả hồi quy tìm ra bằng chứng ủng hộ nội dung của lý thuyết tín hiệu cổ tức trên TTCK Việt Nam: Thay đổi mức cổ tức tiền mặt là một thông tin hữu ích cho nhà đầu tư để dự báo khả năng sinh lợi của doanh nghiệp năm tiếp theo. Tuy nhiên, mức độ giải thích của biến độc lập chưa cao, do vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét bổ sung các biến giải thích khác nhằm tăng mức độ giải thích của mô hình.
Luận án đã kiểm định mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam nói chung, đồng thời so sánh mối tương quan trên giữa 2 trường hợp: công ty do nhà nước kiểm soát và công ty không do nhà nước kiểm soát (gọi là công ty do tư nhân kiểm soát). Ngoài ra, cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp còn các hình thức khác: Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của nhà đầu tư tổ chức, sở hữu của cổ đông lớn. Tuy nhiên, luận án mới tập trung vào sở hữu của nhà nước, chưa nghiên cứu các hình thức sở hữu khác. Đây là hạn chế của luận án và là khoảng trống cho nghiên cứu sau.
Luận án thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và thay đổi KNSL 2 năm sau của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017 nói chung, mà chưa kiểm soát mối quan hệ này đối với các nhóm doanh nghiệp có cùng quy mô và mức độ tăng trưởng lợi nhuận. Do đó, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này nhưng có sự kiểm soát về quy mô và mức độ tăng trưởng để làm rõ hơn nội dung tín hiệu cổ tức trong các nghiên cứu sau.
Mẫu nghiên cứu gồm các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Trong giai đoạn 2008-2017, TTCK Việt Nam trải qua các giai đoạn suy giảm, hồi phục. Tuy nhiên, luận án chưa bóc tách thành các giai đoạn khác nhau để so sánh mối tương quan trên trong từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra, dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2008-2017) chưa đủ dài để chia thành nhiều giai đoạn. Luận án khuyến nghị, khi khoảng thời gian nghiên cứu dài và số lượng quan sát lớn, tác giả sẽ chia thành các giai đoạn khác nhau để làm rõ hơn nội dung lý thuyết tín hiệu cổ tức trên TTCK Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Nội dung chương 5 của luận án gồm 3 phần: Thứ nhất, tóm tắt các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cũng như làm rõ mối tương quan trong các trường hợp: giữa các ngành khác nhau; doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát và doanh nghiệp do tư nhân kiểm soát; tín hiệu cổ tức của các doanh nghiệp thay đổi cổ tức và có mua lại cổ phiếu trên thị trường với doanh nghiệp thay đổi cổ tức và không mua lại cổ phiếu trên thị trường. Kết quả cho thấy mối tương quan có sự khác nhau theo ngành, theo cơ cấu sở hữu và khi doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức thì làm giảm tín hiệu về khả năng sinh lợi tương lai.
Thứ hai, từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị: Đối với nhà đầu tư khi dự báo KNSL tương lai của doanh nghiệp từ sự thay đổi cổ tức như sau: Nhà đầu tư có thể dựa vào dấu hiệu thay đổi mức cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp để đưa ra dự báo về KNSL 1 năm sau, nhưng về dài hạn nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu của năm trước để dự báo KNSL của doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố quy mô của doanh nghiệp, cơ hội đầu tư và tốc độ tăng trưởng trong năm thay đổi cổ tức cũng là một yếu tố để nhà đầu tư đưa ra dự báo về biến động khả năng sinh lợi trong năm tiếp theo. Hơn nữa, nhà đầu tư cần tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, xem xét doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát hay tư nhân kiểm soát, doanh nghiệp có hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức không để đưa ra quyết định phù hợp.
Khuyến nghị đối với doanh nghiệp: Cần cân nhắc đến nội dung thông tin của thông báo trả cổ tức; Nên xây dựng CSCT mang tính chiến lược, ổn định; Tránh cắt giảm cổ tức đột ngột do ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư; Xây dựng CSCT phù hợp với chu kỳ vận động của doanh nghiệp; Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược tăng cổ tức trong ngắn hạn để ổn định tâm lý nhà đầu tư trong trường hợp xuất hiện thông tin xấu về doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Đưa ra quy định chặt chẽ về công bố thông tin về CSCT; quy định cụ thể hơn về phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức của công ty cổ phần; Đưa ra chế tài phạt chậm chi trả cổ tức và hoàn thiện các quy định về công bố thông tin đối với các công ty cổ phần
Phần cuối cùng , tác giả đã chỉ ra một số hạn chế của luận án và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trong các thông tin được công bố của công ty cổ phần, cổ tức là một trong những thông tin quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đầu tư vào một cổ phiếu. Khi một doanh nghiệp công bố thông tin về cổ tức, ngoài giá trị cổ tức mà nhà đầu tư nhận được, thì sự thay đổi cổ tức so với năm trước có cho biết thông tin gì về KNSL các năm tiếp theo của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp, nội dung lý thuyết tín hiệu cổ tức, luận án đã nghiên cứu mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết tín hiệu cổ tức trên thế giới đưa ra nhiều kết luận khác nhau, nhưng luận án đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ nhân quả giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 1 năm tiếp theo tại TTCK Việt Nam. Nhìn chung trên TTCK Việt Nam, tăng cổ tức hàm ý rằng khả năng sinh lợi năm sau của doanh nghiệp sẽ tăng, giảm cổ tức hàm ý rằng khả năng sinh lợi năm sau của doanh nghiệp sẽ giảm, nhưng mức lợi nhuận giảm lớn hơn mức lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, lý thuyết tín hiệu không hoàn toàn được khẳng định trong các doanh nghiệp theo ngành nghề khác nhau, khi phân loại theo yếu tố kiểm soát Nhà nước và tư nhân, hoặc doanh nghiệp có hoạt động mua lại/không mua lại cổ phiếu tại năm thay đổi cổ tức. Cụ thể: Các doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát, không ủng hộ lý thuyết tín hiệu cổ tức; Các doanh nghiệp thay đổi cổ tức và đồng thời có hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường, nghiên cứu không tìm thấy minh chứng về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai. Bên cạnh đó, luận án còn chứng minh được, ngoài tín hiệu từ sự thay đổi cổ tức, các nhân tố gồm: khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của năm trước, quy mô doanh nghiệp, cơ hội đầu tư và tốc độ tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến biến động KNSL các năm tiếp theo của doanh nghiệp.
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho nhà đầu tư khi dự báo khả năng sinh lời 2 năm sau của doanh nghiệp; đồng thời đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp nhằm xây dựng chính sách cổ tức phù hợp và hiệu quả hơn; cũng như một số kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ban hành quy định về công bố thông tin cổ tức.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thị Hương Lan, Trương Thị Thu Hương (2017), “Giảm cổ tức và khả năng sinh lời tương lai: Nghiên cứu trường hợp các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 243(II), trang 98-106.
2. Trương Thị Thu Hương (2017), “Trả cổ tức bằng tiền và mua lại cổ phiếu: Thực trạng tại Việt Nam và một số đề xuất”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cơ hội - thách thức và lộ trình thực hiện, trang 649-659.
3. Trương Thị Thu Hương, Lê Thị Hương Lan (2018), “Thay đổi cổ tức vầ lợi nhuận tương lai: Nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 255, trang 52-60.
4. Le Thi Huong Lan, Truong Thi Thu Huong, Le Phong Chau (2018), Effects of ownership structure to dividend signals: research in the Vietnam securities market, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế 1st International Conference Contemporary Issues in ECONOMICS, MANAGEMENT AND BUSINESS (CIEMB), trang 826-839.
5. Lê Thị Hương Lan, Trương Thị Thu Hương (2018), “Lợi nhuận và khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2014 đến nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 12, trang 32-36.
6. Lê Thị Hương Lan, Trương Thị Thu Hương (2018), “Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Cùng doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững, trang 200-206.
7. Trương Thị Thu Hương, Hoàng Minh Hùng (2018), “Tín hiệu cổ tức: Lý thuyết và thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Phát triển tài chính tại Việt Nam sau đổi mới, trang 226-235.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aharony, J. & Dotan, A. (1994), ‘Regular Dividend Announcements and Future Unexpected Earnings: An Empirical Analysis’, Financial Review, 29 (1), pp. 125-151.
2. Aharony, J. & Swary, I. (1980), ‘Quarterly Dividend and Earnings Announcements and Stockholders' Returns: An Empirical Analysis’, The Journal of Finance, 35 (1), pp. 1-12.
3. Akerlof, G. (1970), ‘The market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism’, Quarterly Journal of Economics, 84, pp.448-500.
4. Albrecht Steve W. , Lookabill Larry L. and McKeown James C (1977), ‘The Time-Series Properties of Annual Earnings’, Journal of Accounting Research, 15 (2), pp. 226-244.
5. Al-Malkawi H. N (2007), ‘Determinants of Corporate Dividend Policy in Jordan: An Application of the Tobit Model’, Journal of Economic and Administrative Sciences, 23 (2), pp.44-70.
6. Amidu, M. (2007), ‘How does Dividend Policy affect Performance of the firm on Ghana Stock Exchange?’, Investment Management and Financial Innovations, 4 (2), pp.103-112.
7. Amin, A.S., Dutta, S.., Saadi, S., Vora, P.P. (2015), ‘Institutional shareholding and information content of dividend surprises: Re-examining the dynamics in dividend-reappearance era’, Journal of Corporate Finance, 31, pp.152–170.
8. Anderson, H.D., Chi, J., Ing-aram, C., & Liang, L. (2011), ‘Stock dividend puzzles in China’, Journal of the Asia Pacific Economy, 16 (3), pp.422–447.
9. Baba Naohiko (2009), ‘Increased presence of foreign investors and dividend policy of Japanese firms’, Pacific-Basin Finance Journal, 17, pp.163-174.
10. Balasingham Balachandran & cộng sự (2015), ‘Dividend reductions, the timing of dividend payments and information content’, Journal of Corporate Finance, 18, pp.1232–1247.
11. Ball Ray and Watts Ross (1972), ‘Some Time Series Properties of Accounting Income’, The Journal of Finance, 27, pp.663-681.
12. Baker K. H. & Powell G. E. (2000), ‘Determinants of Corporate Dividend Policy: A Survey of NYSE Firms’, Financial Practice and education, 10(1), pp.29-40.
13. Baltagi, B. H. (2005), Econometric Analysis of Panel Data, John Wiley & Sons
14. Barber, B. M. & Lyon J. D. (1996), ‘Detecting abnormal operating performance: The empirical power and specification of test statistics’, Journal of Financial Economics, 41, pp. 359–399.
15. Benartzi.S, Michaely.R. & Thaler.R. (1997), ‘Do Changes in Dividends Signal the Future or the Past?’, The Journal of Finance, 52(3), pp. 1007-1034.
16. Benavides.J, Berggrun. L, Perafan.H (2016), ‘Dividend payout policies: Evidence from Latin America’, Finance Research Letters, 17, 197–210.
17. Bhattacharya. S (1979), ‘Imperfect Information, Dividend Policy, and ‘The Bird in Hand Fallacy’, Bell Journal of Economics, 10, pp. 259-270.
18. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 38/2007/TT-BTC Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2007.
19. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BTC Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2010.
20. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày ngày 5 tháng 4 năm 2012.
21. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC về việc Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015.
22. Brav, A., Graham, J., Harvey, C., & Michaely, R. (2005), ‘Payout Policy in the 21st Century’, Journal of Financial Economics, 77, pp.483-527.
23. Brealy R.A, Myers S.C, Allen F. (2009), “Principles of Corporate Finance”,
Mcgraw Hill, tenth Editor.
24. Brennan M. J. (1970), ‘Taxes, market valuation and corporate financial policy’,
National Tax Journal, 23, pp. 417-427.
25. Brennan, M.J and Thakor, A., (1990), ‘Shareholder Preferences and Dividend Policy’, Journal of Finance, 45, pp.993-1018.
26. Brooks, L. D., & Buckmaster, D. A. (1976), ‘Further evidence on the time series properties of accounting income’, Journal of Finance, 31, pp.1359–73.
27. Bùi Đức Thọ (2013), Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013, địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh- luan/tong-quan-phat-trien-kinh-te-viet-nam-giai-doan-2011-2013-39451.html
[Truy cập: 22/10/2017].
28. Bùi Ngọc Toản (2016), ‘Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 44, 18-27.
29. Bùi Nguyên Khá và Phan Thị Nhã Trúc (2018), ‘Chính sách cổ tức và những tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản’, Tạp chí Tài chính, Số 680, 97-99.
30. Bùi Thị Hà Linh (2018), ‘Hoàn thiện chính sách cổ tức tại các công ty dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính.
31. Cafef.vn (2018), địa chỉ: http://s.cafef.vn/hose/FPT-cong-ty-co-phan-fpt.chn, [Truy cập: 10/08/2018].
32. Chen, J. & Dhiensiri, N., (2009), ‘Determinants of Dividend Policy: The Evidence from New Zealand’, International Research Journal of Finance and Economics, (34), pp. 18-28.
33. Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2013.
34. Chiou, J., Chen, Y., & Huang, T. (2010), ‘Assets expropriation via cash dividends? Free cash flow or tunneling’, China Journal of Accounting Research, 3(1), pp.71–94.
35. Choi, Y. M., Ju, H. K., & Park, Y. K. (2011), ‘Do dividend changes predict the future profitability of firms?’, Accounting and Finance, 51(4), 869-891.
36. Copeland, T. E., Weston, J. F. & Shastri, K. (2005), Financial theory and corporate policy, Boston, MA, Addison-Wesley.
37. Dann, L., (1981), ‘Common Stock Repurchases: An Analysis of Returns to Bondholders and Stockholders’, Journal of Financial Economics, 9, 113-138.
38. DeAngelo, H., DeAngelo, L., & Skinner, D. (1992), ‘Dividends and Losses’,
Journal of Finance, 47(5), pp.1837–1863.
39. DeAngelo, H., DeAngelo, L., & Skinner, D. (1996), ‘Reversal of fortune: Dividend policy and the disappearance of sustained earnings growth’, Journal of Financial Economics, 40(2), pp 341-371.
40. DeAngelo, H., DeAngelo, L. & Stulz, R.M. (2006), ‘Dividend policy and the earned/contributed capital mix: a test of the life-cycle theory’, Journal of Financial Economics, 81(2), pp. 227-254.
41. Deng, L., Lib, S., & Liao, M. (2017), ‘Dividends and earnings quality: Evidence from China’, International Review of Economics and Finance, 48, pp 255–268.
42. Denis, D.J. & Osobov, I., (2008), ‘Why Do Firms Pay Dividends? International Evidence on the Determinants of Dividend Policy’, Journal of Financial Economics, 89, pp.62-82.
43. Dương Kha (2012), ‘Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường thuế, lạm phát và diễn biến thị trường vốn’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12(2), 43-47.
44. Dương Ngọc (2008), Kinh tế Việt Nam, một năm hai cuộc khủng hoảng, địa chỉ: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/kinh-te-viet-nam-mot-nam-hai-cuoc-khung- hoang-20081219102243113.htm [Truy cập: 24/11/2017].
45. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công ty - Những gợi ý cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Đặng Thị Quỳnh Anh và Phạm Thị Yến Nhi (2015), ‘Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Nghiên cứu & Trao đổi, Số 26, 60-65.
47. Đinh Bảo Ngọc & Nguyễn Chí Cường (2104), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 290, 42-60.
48. Easterbrook, F.H. (1984), ‘Two Agency-Cost Explanations of Dividends’,
American Economic Review, 74, pp.650-659.
49. Elgers, P.T., & Lo, M.H. (1994), ‘Reductions in analysts’ annual earnings forecast errors using information in prior earnings and security returns’, Journal of Accounting Research, 32, pp. 290–303.
50. Fairchild, R., Guney, Y., Thanatawee, Y. (2014), ‘Corporate dividend policy in Thailand: Theory and evidence’, International Review of Financial Analysis, 31, pp.129–151.